Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin quân ta đã vào Phnom Penh, ông Lê Duẩn chỉ ừ rồi ngủ tiếp… Đọc đến đây là tôi vất cuốn truyện qua một bên, không đọc nữa! Vì những tình tiết kiểu như thế nó xuất hiện quá quá nhiều! Tác giả viết giống như thể lúc đó, ông ta đang nằm ở dưới gầm giường của ông Lê Duẩn nên biết được sự việc vậy! Mặc dù một số tình tiết trong truyện tôi cũng muốn tin lắm, nó giống những truyền khẩu dân gian người ta thường kể cho nhau nghe lúc trà dư tửu hậu! Nhưng lịch sử mà viết theo lối “tiểu thuyết dã sử, giả sử” như thế không hề ổn một chút nào!
Lần cuối cùng người ta làm như thế có lẽ là từ thời của Homer (Trường ca Iliad và Odyssey) kia! Mà tất cả những kiểu như Đèn cù, Đêm giữa ban ngày, Bên thắng cuộc, etc… đều cùng một kiểu, cùng một giọng văn, cùng một phong cách: nói giống như là đúng rồi vậy, đưa tin theo kiểu “từ trên trời rơi xuống”, tìm cách nhào nặn những sự thật nhiều người biết, trộn thêm vào đó những tình tiết tưởng tượng theo cảm tính, tìm cách tô màu mức tranh theo ý của mình, hư hư thực thực đan xen vào nhau! Và có cơ sở để tin rằng tất cả những thủ pháp “sáng tác văn chương” như thế đã được đúc kết để dạy thành bài bản!