văn

ình trạng đáng báo động về giáo dục, viết một câu đơn giản không làm được, chưa nói đến việc viết một đoạn ngắn cho có ý tưởng trôi chảy! Từ trong “tuyệt vọng sâu thẳm” về diễn đạt đó, họ vớ lấy những câu từ sáo rỗng, vô nghĩa, và nghĩ rằng đó là “nội dung”! Nó dẫn đến một tình trạng… “éo biết phải nói thế nào”, vì có tự nhận thức được yếu, thiếu chỗ nào đâu, là một khoảng không trống hoác như thế! Nên bất kỳ nội dung bá láp, vớ vẩn nào lấp vào cái khoảng trống đó cũng trở nên “đúng đắn”, bất kỳ thứ gì có thể giúp thể hiện được “cái tôi”!

Văn không nhất thiết, không cần thiết là kỹ năng duy nhất của con người, nhưng đó là cái đầu tiên, là thể hiện cái khả năng cơ bản: tự phán ánh bản thân và thể hiện suy nghĩ về thế giới xung quanh! Trống rỗng và ngây ngô như thế đúng là siêu nguy hiểm: ai xúi gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, cái gì cũng có vẻ đúng, chỉ là bên trong bản thân… không tự biết được cái gì là đúng! Thế rồi, vì số đông như thế nên dần hình thành nên khủng hoảng giá trị xã hội: những cái tôi bầy đàn không chịu lớn, suốt ngày vin vào câu chữ lảm nhảm: tôi thế này, anh thế kia!

Khủng hoảng giá trị xã hội là điều rất thật, đã bắt đầu từ rất lâu rồi, và không biết bao giờ mới hết! Đến lúc phải nhận thức rõ ràng về những chuyện như vậy! Mãi lảm nhảm những câu chữ vô nghĩa, không phát triển được cá nhân đã đành, mà còn phá luôn những giá trị cộng đồng! Và phải bắt đầu từ đâu!? Tất cả những luận bàn về kinh tế, chính trị, xã hội… “lú thuyết này, trít học kia”, chừng nào còn chưa quay về những điều căn bản: tư cách và phẩm chất của con người, giá trị và luật lệ của cộng đồng… thì cũng chỉ xem như là hoa ngôn xảo ngữ, nói cho vui mà thôi!

định luật Ohm

ật lý cấp 2 đơn giản, thế mà phải mất một số thời gian, cộng với một số tranh cãi với thằng bạn, mới nhớ lại được! Hình dung tương đối bằng định luật Ohm: P = V x I, công suất P bằng hiệu điện thế V nhân cho cường độ dòng điện I. Nên cùng một công suất, mà V càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại! Với điện xoay chiều AC, thế thường lớn (100~250V), và dòng nhỏ hơn!

Còn với điện một chiều DC thì ngược lại, điện thế thường nhỏ, phần lớn các trường hợp chỉ 12 ~ 24V nên dòng rất lớn! Điện xoay chiều mà đi dây nhỏ, hơi kém chất lượng một tí thường cũng không thành vấn đề! Nhưng dây dẫn cho điện một chiều là phải to, xịn… nếu không sẽ mau nóng, cháy! Mà dây to, xịn thì… mắc tiền! Nên mua xe máy, ô-tô điện là… cứ phải xem cọng dây trước đã!

nói phủi

hi giảng giải một việc gì, người ta thường có thói quen “làm tròn”, đơn giản hoá vấn đề về những khái niệm gần hơn để người nghe có thể dể dàng hiểu được! Nhưng rất nhiều khi, sự “làm tròn” đó… lại chính là cố tình bóp méo, bẻ cong, nôm na ta hay gọi là “nói phủi”! Kiểu như các ông già xưa hay nói vầy: Ah, người Hoa do buôn bán giỏi nên họ giàu! Đâu phải chỉ là buôn bán!? Là thu mua, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, quảng cáo, hậu mãi.. vô số công đoạn, và cho đến ngày nay là vô số máy móc, công nghệ được áp dụng, rất nhiều chuyện phức tạp trong đó! Nhưng vẫn chỉ muốn quy về “buôn bán”, đơn giản quá mức như thế thực ra là có cái ý lươn lẹo rằng: ah, chẳng qua là buôn gian bán lận mà giàu!

Một ví dụ khác là bài này: bàn về tính nhẫn nại của người TQ…. đâu phải là nhẫn nại!? Đằng sau là cả một nền đạo đức cộng đồng thâm hậu, biết người biết ta, chịu khó tìm hiểu cặn kẽ mọi việc, chịu khó dung hoà những điểm khác biệt, nhìn nhận giá trị của người khác để góp phần xây dựng nên giá trị cộng đồng! Không lưu manh vặt, không suốt ngày làm trò ném đá giấu tay, những cái tôi bé xíu mãi loay hoay không chịu lớn!!? Bao giờ thì mới dám tự nhìn vào bản thân cho nó đúng đắn, rốt ráo!? Nhưng cái can đảm đó éo có, thế nên vẫn cứ mãi tiếp tục “nhận định” về thế giới xung quanh theo kiểu “làm tròn”, “tối giản”, luôn tìm cách bóp méo, bẻ cong, hạ thấp mọi thứ xuống để cho “cái tôi” được phỉnh nịnh, được trở thành “một cái gì đó”…

redsvn.net– Bàn về tính nhẫn nại của người Trung Quốc

Chán khi báo chí toàn những bài kiểu vậy, không cho thấy được cái gì khác ngoài cái tôi nông cạn, huyễn hoặc, không có khả năng tự nhận thức, tự phản ánh!

m113

uy luật muôn đời là thủ dễ hơn công nhiều, công cần phải có tối thiểu gấp 3 lần lực lượng của đối phương nếu muốn thành công (đây là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ)! Nên bí quyết luôn là nằm trong chữ “phản”, là trò chơi tâm lý, phải làm cho đối phương nghĩ rằng họ mạnh, đánh vào cái ý muốn chiến thắng nhanh chóng của họ, để đẩy họ vào thế công, công trong cái địa bàn và kế hoạch mình đã chuẩn bị sẵn. Ví dụ như trận Kursk, WW2, chính là cái lý tính lạnh lùng của Zhukov đã thắng cái nóng nảy của Stalin. Phải làm cho người Đức nghĩ rằng họ mạnh, tự nôn nóng muốn chiến thắng thì cũng chính là tự chuốc lấy tai hoạ. Nên Nato ép Ukraine phải phản công bằng mọi giá, con chuột đi công con voi, không thất bại mới là chuyện lạ! Nếu đây là chiến tranh tổng lực kiểu cổ điển thì Nga sẽ tổng phản công sau vài tháng nữa…

Tức là… sẽ không còn nước Ukraine. Nhưng có lẽ Putin sẽ bằng lòng với những mục tiêu khiêm tốn hơn đã đặt ra! Những điều này, tướng tá Nato không phải là không hiểu, nhưng có phải máu họ đổ xuống đâu mà biết xót. Thường thì khi bắt đầu, người ta sẽ ném vào 1/3 lực lượng, 1/3 tiếp theo dùng để khai thác, phát triển tình huống, 1/3 còn lại là dự bị và thu dọn tàn cuộc! Đến hiện tại đã tiêu hao hơn 1/3 rồi mà không đạt được gì, chiếm được vài mảnh đất chưa đủ rộng để xây nghĩa trang mới! Ukraine sẽ phải quay về thủ, nhường thế chủ động cho Nga! Thực tế, Nga đã bắt đầu thử nghiệm tấn công một số vị trí! Tình hình này dự là sẽ có biến động chính trị, có thể là Nato sẽ… “thay ngựa giữa dòng”, và có lẽ cũng sẽ tìm cách thay khéo léo chứ không thẳng thừng dùng xe thiết giáp M113 như mấy chục năm về trước… 😀

khủng bố

aka, nói thẳng éo nể nang gì luôn: là tổ chức khủng bố có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh (của ai?) xâm nhập VN! Ngay từ đầu em đã nhận định, đây là động thái “trả đũa”, vì VN đã bỏ phiếu trắng, không tỏ thái độ chống Nga. Mọi người nhớ lại, vài ngày sau cuộc chiến Ukraine, Mỹ triệu tập đủ 10 nước Asean, yêu cầu bỏ phiếu chống Nga, nhưng VN không nghe theo, nói rõ ràng là: không chọn phe!

Đương nhiên, theo định luật 2 Newton thì mọi hành động đều sẽ có hành động ngược lại, nên… chuyện này biết ngay chả có gì lạ! Thời buổi thông tin nhiễu nhương, nhưng đôi khi cũng thú vị là có nhiều sự ngã bài trắng trợn, nhiều sự thật nó cứ “lồ lộ” ra đó. “Dân chủ” gì chúng nó, là chiêu bài giả hiệu thôi, thực tế là tài trợ, tổ chức, âm mưu, xúi giục, kích động, gây ra bất ổn, đấu đá khắp toàn cầu!

Homo Sovieticus

akaka, bài vui vui, những giả định về chiến tranh tương lai, khi phần lớn con người đã trở thành zombie – xác sống, rút cáp mạng là chết phần hồn, cắt wifi là thành thực vật. Nói không xa, tại các đô thị Việt Nam, những thành phần “xác sống” nhiều vô số, suốt ngày tranh cãi ngôn từ hình thức lảm nhảm, ai nói gì cũng tin, chỉ cần đánh vào “cái tôi” là chuyện gì cũng làm! Nguy hiểm hơn cả là họ trở thành vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của chính mình, của cái “tâm” vọng động, hoang tưởng!

Cuộc sống của những thể loại cosplay, chỉ có cái mã ngoài chứ nội tâm bên trong trống hoác! Theo em, cứ bắt hết mấy thể loại này cho vào gulag, đem đi cải tạo lao động cưỡng bức, đem trở lại với thực tế! Thế giới chưa bao giờ là “phẳng” cả… Dự là sau vụ này, Liên bang Nga sẽ thành lập nước Nga xanh (Siniy rus), bên cạnh nước Nga trắng (Bela rus) và nước Nga vốn có (chính là nước Nga đỏ – Krasno rus) cho đủ với 3 màu trên lá cờ! Rồi sau đó sẽ tạo ra một giống loài mới gọi là Homo Sovieticus… 😀😀

apps

on đường đau khổ sẽ còn dài dài… cứ trậm trầy trậm trật thế này, nhiều năm không giải quyết được, cuối cùng có khi phải bỏ đi làm app khác, rồi vẫn tiếp tục lặp lại vết xe đổ như thế! Nguyên nhân từ đâu ra? Làm trong ngành CNTT nên em là em cứ nói thẳng: nguyên nhân từ cấp 2, cấp 3 đọc nhưng không hiểu chữ, hoặc có hiểu nhưng hiểu không sâu, chỉ lơ mơ những ngôn từ bề mặt! Lên đại học, những khái niệm cơ bản đọc mãi không thông, toán đơn giản như vector, ma trận làm không được, học thiết kế CSDL cũng y vậy, viết câu lệnh SELECT 3 cấp lồng nhau vô tư…

Không biết “INNER JOIN” là cái gì, làm sao tạo “VIEW”… Không nói quá đâu vì đã thấy nhiều rồi, tất cả đều quay về cơ bản mà thôi! Nên đừng trách, em mà bắt bẻ cái gì là bẻ từng từ một! Nói thì hay lắm, lúc nào cũng Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Khai khoáng dữ liệu này kia, trên mây không à, nhưng coding căn bản không làm được, sợ có khi cài đặt thuật toán QuickSort còn không được! Nên kiểu giống như học võ ngày xưa các ông thầy bắt tấn “mã bộ” suốt mấy tháng là có lý do! Vẫn phải quay về những điều căn bản nhất, mà căn bản nhất của giáo dục chính là… làm người! 🙁

dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂

bơi

ào lao hết sức, đây không phải là phát triển thể thao, càng không phải là vấn đề huy động nguồn lực xã hội, các bác cứ “nâng tầm quan điểm”, chuyện “nhỏ” thôi, là chuyện thay đổi tâm tính người Việt, mọi chuyện bắt đầu từ “tâm” mà! Cứ muốn “vận động” mà “tâm” không đổi, làm thế nào được!?

Vẫn lên mạng livestream nói xấu người khác, vẫn hóng hớt vạn chuyện tào lao xã hội, vẫn cạnh khoé và ghen ăn tức ở vặt vãnh, vẫn luôn rình mò, ta đây biết rồi, ta đây hiểu chuyện, vẫn suốt ngày lên Tiktok nhìn mông và vú, rồi quay sang mắng trẻ nhỏ: mày không vận động, mày lười biếng, các kiểu… 😃

PKC

ôm na về mã hoá khoá công khai (public-key cryptography) cho nhiều người dễ hiểu, cái này chỉ cần toán cấp 2, 3 thôi! Ta lấy hai số nguyên tố rất lớn: p1 và p2 nhân với nhau, kết quả được một số nguyên siêu lớn: n = p1 x p2, n được gọi là khoá công khai (public key), còn bộ (p1, p2) được gọi là khoá bí mật (private key)! Đây cũng giống như hai mặt của một đồng xu, nếu biết trước (p1, p2) thì tính ra n rất dễ (chỉ là một phép nhân), nhưng ngược lại, khai triển luỹ thừa, từ n lần ngược trở lại (p1, p2) là siêu khó, ngay cả siêu máy tính cũng có thể mất nhiều triệu năm mới giải mã được! Về bản chất toán học, vấn đề chỉ đơn giản là như thế!

Đi sâu vào sẽ có nhiều điều phức tạp hơn! Nếu anh X được cấp bộ 2 khoá, thứ nhất là khoá công khai: n, và thứ nhì là khoá bí mật: (p1, p2), anh ta sẽ bỏ cái khoá công khai n đó lên internet hay ở nơi nào đó để ai cũng đọc được, và đương nhiên, giữ bí mật cặp (p1, p2). Nếu Y muốn gởi mật thư cho X, Y sẽ mã hoá dùng khoá công khai n (của X), và thông điệp đã mã hoá đó chỉ có thể được giải bằng (p1, p2) mà thôi! Điều ngược lại cũng đúng, nếu X gởi đi một thông điệp có thể giải mã thành công nhờ khoá n, thì điều đó có nghĩa là: chắc chắn nó đã được mã hoá bằng (p1, p2), xác nhận được gởi đúng từ anh X, đây chính là cách xác thực chữ ký số!

Ưu điểm của mã hoá khoá công khai chính là… nó công khai, không mất công phân phối, chuyển giao “khoá” như các phương pháp khác, và khoá bí mật chỉ giữ riêng cho chủ nhân của nó! Ưu điểm cũng là khuyết điểm, cần có một tổ chức đứng ra xác thực khoá công khai này đúng là thuộc về ai đó! Ngoài ra, mã hoá khoá công khai có thể được dùng để bổ trợ cho mã hoá khoá bí mật (như các phương pháp dùng trong quân sự), chính là dùng phương pháp công khai để truyền tải khoá bí mật, rồi dùng khoá bí mật để mã hoá / giải mã tài liệu, như thế có thể đổi khoá bí mật định kỳ, thường xuyên một cách dễ dàng, nhanh chóng mà vẫn an toàn!

Quốc phòng vẫn chuộng sử dụng các phương pháp mã hoá khoá bí mật, đơn giản là vì tốc độ xử lý! Khoá công khai dùng những số nguyên cực lớn nên tính toán tương đối mất thời gian, nhất là với dữ liệu lớn như âm thanh, hình ảnh! Có người lo ngại những thế hệ máy tính lượng tử mới có thể giải các loại khoá này, điều đó là có thật, nhất là với các khoá đã dùng, có sẵn! Nhưng nếu ta tăng p1 & p2 lên, dùng những số nguyên tố lớn hơn, thì tính toán lượng tử cũng sẽ bó tay! Năng lực “lượng tử” dùng để phá mã đó thực ra cũng có thể được dùng để tìm ra những số nguyên tố lớn hơn, “ma cao một thước thì đạo vẫn có thể cao lên một trượng”! 🙂