ne zhaley ni sebya, ni vragov

ác anh phải dùng máu để rửa sạch tội lỗi của mình, để trả giá cho những sai lầm đã mắc phải, để trả món nợ đối với đất nước sinh ra các anh! Văn hoá & tính cách Nga, là nó cứ thẳng thừng và mạnh bạo và khắc nghiệt như thế! 🙂

…Ne zhaley ni sebya, ni vragov…

tuoitre.vn – Tập đoàn Wagner: Nga ân xá 5.000 tội phạm sau khi đến tham chiến ở Ukraine

chính Bắc

áo với chả chí… bắt đầu từ đám “lá cải và tin giả” phương Tây, sau đó được đám “thiểu năng và trì độn” VN dịch lại, tạo nên một đống nhảm nhí. Đương nhiên, không loại trừ khả năng con người làm thay đổi trục nghiêng của trái đất, nhưng phải lập luận chứng minh một cách thuyết phục, chứ không thể đơn giản dựa vào Bắc Đẩu. Việc Bắc Đẩu xoay quanh trục trái đất, một cách biểu kiến và không luôn luôn chỉ đúng hướng Bắc, việc này người ta đã biết từ cả ngàn năm trước. Nhà khoa học đời Tống, Thẩm Quát – 沈括 đã phát hiện và lý giải được điều này!

Chính xác thì quả đất không phải chỉ chuyển động quay tròn mà còn “lắc nhẹ”, khiến trục trái đất vẽ nên vòng tròn, đi hết vòng này chu kỳ khoảng 26 ngàn năm. Điều này dẫn đến phương hướng của Bắc Đẩu thay đổi rất nhỏ, rất chậm và tuần hoàn theo thời gian, hiện tại Bắc Đẩu đang lệch trục khoảng 2/3 độ, nhưng đã có thời, nó thực sự chỉ đúng hướng Bắc. Cụ thể là thời Đường, nhà sư Nhất Hạnh (không nên nhầm với thiền sư VN đương đại cùng tên) đã xác định Bắc Đẩu nằm ở hướng chính Bắc, nhưng sang thời Tống, Thẩm Quát đo đạc lại và phát hiện ra độ sai lệch!

Việc phát hiện ra Bắc Đẩu (Polaris) không thực sự đúng hướng Bắc đã góp phần dẫn đến… một phen đấu đá chính trị kinh hoàng ở triều đình nhà Tống! Phe “cải cách – tân pháp” do Vương An Thạch cầm đầu, có nhà khoa học Thẩm Quát “chống lưng”, và phe “bảo thủ – cựu pháp” do Tư Mã Quang cầm đầu, có nhà thiên văn Tô Tụng – 蘇頌 làm công tác “bảo đảm toán học” 🙂! Tại sao vấn đề hướng chính Bắc lại quan trọng đến như vậy? Vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán lịch, sai một ly là đi một dặm! Lịch ngày xưa là do triều đình làm ra và “ban xuống” cho người dân dùng!

Với nền kinh tế nông nghiệp thì xác định đúng thời & tiết rất quan trọng cho việc canh tác! Ở một thời mà trình độ KHKT phát triển cao như triều Tống, có thể nói là trước phương Tây đương thời hơn 500 năm, thì “thiên văn” chỉ là cái cớ, là “phát súng mở màn” của đấu đá chính trị. Các phe phái, dù chủ trương cải cách hay bảo thủ, dù quan điểm rất khác biệt nhau, nhưng đều coi trọng khoa học kỹ thuật! Cái đối đầu “tân pháp – cựu pháp”, Vương An Thạch và Tư Mã Quang ấy, xứng đáng được phân tích để trở thành một bài học phát triển cho những xứ Á Đông!

Cả hai nhân vật, họ Vương và họ Tư Mã kia, đều là những chính nhân quân tử đích thực, học thức và tài năng của họ được toàn xã hội nể trọng! Nhưng “cựu pháp” ôm khư khư những thể chế xưa cũ mà không chịu thay đổi. Còn “tân pháp”, tuy đề ra những giải pháp hết sức thực tế và khá đúng đắn, như phép “thanh miêu”, phép “bảo mã”, .v.v. nhưng đến khi thực hiện lại sử dụng toàn một đám tham quan, ô lại chỉ biết lợi dụng, lũng đoạn chính sách và sách nhiễu dân chúng, dẫn đến cải cách sớm thất bại từ trong trứng nước! Vấn đề muôn thủa ở đây chính là… “dân trí”!

không chịu lớn, 2

ua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình chả ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện MXH, chỉ mượn câu chuyện để nói về cái “không lớn” của người Việt!

Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn! Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó!

Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

trít học

iờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi mở ra kỷ nguyên Ánh sáng, các phong trào khai phóng bùng nổ!

Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao, một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và thường là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu!

Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!

chuyện tử tế

iết nhân trò chuyện với một vài đứa bạn… Nói về ngôn ngữ thể hiện của điện ảnh, đó là một dạng vừa phản ánh hiện tại, vừa ước mơ tương lai, như người Nhật trước đây làm phim, toàn thấy gái mắt to chân dài, vì thực tế họ mắt hí chân ngắn, Hàn làm phim tình cảm sướt mượt, lãng mạn, vì thực tế người Hàn nam giới đa số khá là cục súc, bạo lực! Thiếu cái gì là… họ mơ ước có cái đó! Như phim Trung Quốc mấy chục năm qua, nhất là các phim thanh xuân vườn trường, là cổ suý cho những sự tử tế bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày.

Vì xã hội họ thiếu cái đó, và họ ý thức, họ mong muốn hướng tới điều đó. Còn phim Nhật hiện đại đã hoàn toàn vắng bóng sự “thể hiện tử tế lương thiện”, vì mặt bằng chung xã hội Nhật đã đạt đến đó rồi, trong mỗi công việc, mỗi người hàng ngày của xã hội Nhật đều đã có sự tử tế, tận tâm, họ chẳng cần phải mơ ước nữa! Đến tận giờ, xã hội và điện ảnh Việt vẫn ngơ ngác nhìn nhau, tử tế là cái gì, tử tế ở đâu ra, “ai cho tôi tử tế”, loay hoay mãi mà vẫn chưa biết được! Ấy đơn giản là vì người ta không thể hiểu cái người ta, bên trong, không có! 🙁

chatgpt

hân chuyện ChatGPT và các thể loại AI xôn xao dư luận gần đây. Có nhiều cách nhận định khác nhau, đương nhiên không nên đánh giá thấp vai trò của trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó, nhưng bảo máy móc có trí tuệ thì chắc chắn là không! Nói ngắn gọn thế này: sáng tạo là đặc quyền của con người (hay đúng hơn là của một số người), là khả năng đi vào những vùng chưa biết, những lỗ đen kiến thức, khai phá, lập thuyết, chứng minh, etc… Chừng nào mà AI nó chứng minh được Bổ đề cơ bản, ví dụ như thế, thì tôi mới tin là máy có trí tuệ. Còn lại, máy nó chỉ lặp lại những kiến thức thu thập được, càng ngày càng nhiều, dùng khả năng siêu tốc độ của mình để xử lý, tối ưu, và trình bày ra dưới một dạng khôn khéo mà thôi! Mấy ông già “biết tuốt” VN chắc khoái con ChatGPT này lắm, cái gì cũng biết…

Có người đưa các ví dụ AI có thể tối ưu hoá những đoạn code, rồi vẽ ra viễn cảnh máy có thể code được! Chuyện này theo tôi vẫn còn xa, xa lắm! Máy nó chỉ lặp lại một số “bài” được học thôi, vì học quá nhiều nên đôi khi còn có vẻ “giỏi” hơn cả coder – con người! Và thực ra cũng có một số coder giống như thế (giống máy): rất giỏi logic, test IQ, giỏi xử lý các “câu đố” được đưa ra, nhưng kỳ lạ thay, không code được, hoặc code nhưng không giỏi, tại sao thế? Tại vì cái anh chàng “thông minh” đó thực ra chỉ “thuộc bài”, phỏng vấn các vòng đều rất ấn tượng, và cũng đôi khi là “thông minh” thật, giỏi “làm tính, giỏi logic”! Nhưng code, hiểu theo nghĩa rộng, là đi giải một bài toán thực tế, mà giải quyết vấn đề thực tế thì đôi khi “thông minh” chưa đủ, như trên đã nói, “phát minh, sáng tạo” là đặc quyền của con người.

Việc lặp lại “như vẹt” một số kiến thức đã biết chỉ tạo ra được sự “thông minh”, hay “có vẻ thông minh”, chứ không tạo ra được “phát minh, sáng kiến”, không tìm ra hướng đi mới, cách tiếp cận đúng, tìm ra giải pháp hữu ích giữa những cái “hỗn mang, vô tri, bất định”. Cuộc đời của mỗi con người đều giống như “Miếng da lừa” (tiểu thuyết của Honoré de Balzac), có bao nhiêu sinh lực dành để nhớ những kiến thức không thực sự cần thiết, những thông tin vụn vặt cốt chỉ để “loè người” hay để theo đuổi những mục đích “bất chính, bất thiện” thì đương nhiên không còn năng lực để theo đuổi những tri thức hữu ích đích thực. Thông tin thì càng ngày càng nhiều, “Hằng hà sa số” như thế, làm sao mà nhớ hết nổi?! Chuyện học “nhồi nhét kiến thức” đã nói rồi, chuyện “trọc phú tri thức” cũng bàn rồi…

Nhưng tiếc thay, lại sa đà vào mớ trừu tượng “kiến thức nguyên bản” một cách vô bổ, không đưa ra được kết luận gì hữu ích. Nhưng không ai nói cho rõ “kiến thức thật sự, kiến thức có thể sáng tạo” nó là như thế nào, bắt nguồn từ đâu, làm sao để có. Tôi cũng không hiểu lắm, nhưng cho rằng nó liên quan mật thiết đến cảm hứng sống, đến động cơ, mục đích của con người, đến sự can đảm đối diện với bản thân, và có lẽ là, từ trong sâu thẳm, liên quan đến bản chất “hướng thiện” của mỗi người! Trở lại chuyện ứng dụng ChatGPT, chuyện chẳng có gì to tát, các bác cứ làm quá lên! Chỉ là một cỗ máy thuộc bài, lặp lại như vẹt mà thôi! Nói cho đúng là một phần lớn báo chí và cư dân MXH VN về dân trí cũng cỡ đó, như cái thùng rỗng vọng lại những thứ người ta dội vào, viết tiếng Việt thì trúc trắc đọc không được…

Dịch tiếng Anh thì ngô nghê, tối nghĩa, trình ngôn ngữ e là chưa bằng máy! Và chính vì dân trí đang là như thế… nên ChatGPT rồi cũng là công cụ như Wikipedia mà thôi, ý tôi tức là một công cụ… nô dịch tư tưởng! Ví như đám lưu manh trên mạng, mỗi lần có tranh cãi gì là chăm chăm đi sửa Wiki theo hướng có lợi cho mình! Không thể phủ nhận Wiki cũng là nguồn thông tin hữu ích, nhưng nó cũng chỉ là “cái chợ” của con người, có đủ thứ “thượng vàng hạ cám” ở trên đó. ChatGPT rồi cũng sẽ được dùng như một công cụ “nô dịch tư tưởng”, dùng cho những loại óc “bã đậu”, chuyển giao “thông tin” dưới dạng “mì ăn liền”, cái “thông tin” đó được nguỵ trang là “kiến thức”, “tri thức”, là “chân lý”. Nếu có sợ là sợ cho những thành phần dân trí quá thấp, nói gì cũng nghe, chứ ai lại đi sợ cái máy!?

Ai cũng biết, sự học thuộc lòng (dù nhồi nhét) chính là điểm khởi đầu của giáo dục, trẻ con đâu có biết gì nên cứ phải ép nó học thuộc một số “nguyên liệu thô” ban đầu, kiểu như: Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận… ChatGPT, tôi xem như đứa trẻ 3, 4 tuổi, bắt đầu bi bô những kiến thức đầu tiên. Và kệ mịa nó nói gì, lớn lên rồi thì nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý là: Nhân chi sơ, tính bản ác! Trở lại với ChatGPT, tôi vẫn xem nó là “con vẹt” học tiếng người, thấy con chuột đến giả tiếng mèo để đuổi chuột đi, thấy con mèo tới giả tiếng người nạt nộ để đuổi mèo đi. Nếu là vẹt thì người ta kêu là nó thông minh, nhưng nếu là người, mà suốt ngày lặp lại mãi một số ngôn từ vay mượn, máy móc, vô nghĩa, chả có tí nội hàm, nội tâm nào, cứ mãi “giả tiếng”… thì người ta kêu bằng: “thiểu năng trí tuệ”.

var

ột mùa World Cup hấp dẫn đã qua đi, lịch sử đi một vòng lớn 3 giáp để đưa Argentina vô địch trở lại! Ai còn nhớ Mehico 86, mùa bóng của Maradona, say mê đến độ đám con nít xóm tôi đặt thành lời hát nghêu ngao: Mehico 86 vừa chấm dứt xong, Đội Argentina thành công, Em có biết không?… Lúc đó, phát thanh viên truyền hình vẫn phát âm theo kiểu Liên Xô: Mê-hi-cô thay vì Mê-xi-cô, Ác-hen-ti-na thay vì Ác-gen-ti-na!

Mùa World Cup này, dù chỉ coi được vài trận cuối, nhưng toàn là những trận siêu hay! Nói gì thì nói, công nghệ trợ giúp trọng tài đưa ra những quyết định không cảm tính giống con người, nhưng lại vô cùng… chính xác! Như ngày xưa, anh em xem bóng đá hay nói đùa: Ronaldo (R9, Brazil, biệt danh “Rô-vẩu”) bị bắt việt vị chính vì cái miệng hô của mình, nếu anh ta móm đi chỉ vài milimet thì đã không việt vị! Ngày nay, thực tế… đúng là như thế! 😃

phim ảnh

gứa mồm nói chơi, hơn 30 năm nay không xem TV, gần như không biết gì về phim ảnh nước nhà! Nhưng những lần hiếm hoi có xem thì thấy kiểu: camera lia qua nhân vật thứ nhất, người này nói một câu, rồi camera lia qua nhân vật thứ hai, người này nói tiếp một câu, rồi camera quay trở lại nhân vật một, nói tiếp câu nữa… Cứ thế, cảnh quay máy móc, từng khung giật cục, chả có sáng tạo gì, cứ như là đọc từng dòng từ kịch bản ra vậy! Mà xem 10 phim là đã hết 9 như thế, các bạn mở TV lên kiểm tra xem có đúng thế không nhé?! Một cảnh quay “sống động” phải cho thấy không gian có nhiều nhân vật, hoạt động và lời thoại, có khi là chồng lấn, tiếp diễn, và tương tác phức tạp, không phải phân khúc đơ cứng, máy móc như thế!

Ngày xưa lúc trẻ thì nghĩ là, ah, là do trình mình kém, chưa theo kịp người ta, chưa có kỹ thuật làm phim tốt! Nhưng già rồi thì ngộ ra một điều, là do “văn hoá, tâm hồn, sự tự nhận thức” của con người mà thôi! Họ nhận thức về thế giới như thế nào thì họ làm phim như thế, điện ảnh chính là cái gương phản ánh cuộc sống, toàn những con người đơ cứng, cạn cợt, không thấy được cái gì khác ngoài cái “tâm” “trống hoác”, “nghèo nàn” và “máy móc” của họ! Nên trước có đọc một bài báo nói rất đúng: hãy cứ sống thực đi, rồi mới mong có giáo dục thực chất, hãy có một tâm hồn phong phú, thấu hiểu đi, rồi mới mong có điện ảnh hay! Con người thì như thế, nhưng những trò lưu manh lặt vặt, tài lanh, “ta đây biết rồi” thì lại rất rất nhanh, đúng là quái lạ!

tề bạch thạch

hoảng 25 năm trước, các tiệm chép đĩa CD là nơi bán đủ thứ thập cẩm: phần mềm, crack, game, nhạc, thậm chí là cả… hội hoạ! Nhớ có lần ghé tiệm đĩa CD quen thuộc, tình cờ nhặt về một cái đĩa chứa những bức tranh ngựa của Từ Bi Hồng, tranh tôm của Tề Bạch Thạch, tranh hoa của Ngô Xương Thạc… Cái thời đói “văn hoá”, cái gì cũng xem, cái gì cũng đọc.

Xem những con tôm, cá, nét vẽ hồn nhiên như trẻ nhỏ, không hiểu lắm, thích lối “công bút” cổ điển hơn. Thoáng chốc 25 năm có dư, Trung Quốc trở mình một cái, giá tranh trở thành ngoài trăm triệu, đến giờ vẫn gãi đầu, gãi tai không hiểu vì sao… Vẽ tranh vi diệu ở chỗ vừa giống vừa không giống, nếu quá giống tức là chiều theo thế tục, mà không giống thì là nhạo báng nhân gian…

thời xa vắng

âu lắm rồi mới cầm lại cuốn sách này, tác giả của nó vừa mới ra đi hôm qua. Phải lật cẩn thận, vì sách đã rất cũ, cuốn này xuất bản năm 1986, giấy vừa đen vừa xấu, các trang sách như muốn rời vụn ra từng mảnh. Nói chung, sức đọc của em khá là lớn, và cũng từng thích đọc rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng giờ có tuổi chút rồi, ai mà nói đến chuyện “đọc sách” là em cứ “chửi phủ đầu” cái đã 😃 mọi người thông cảm…

Nói cho ngay, sách vở không phải là thứ gì “tốt đẹp”!!! Em đã từng chứng kiến vô số người “tẩu hoả nhập ma” vì sách, huyên thuyên một mớ từ ngữ tào lao, vô nghĩa, sáo rỗng mà lại cứ cho rằng mình hay. Ở một khía cạnh khác, tất cả những thứ thuộc về thức ăn tinh thần, âm nhạc, sách vở, etc… là chuyện rất cá nhân, người ta lẳng lặng đọc, lẳng lặng nghe, éo có cái học thức nào oang oang như “bolero” và ầm ĩ như mạng xã hội!