công đức

Cứ phải “chính danh” như thế, nên làm thành luật, phải gọi đúng tên sự vật và sự việc, phải gọi đúng là “khu du lịch”, chứ không được dùng chữ “chùa”, tương tự cho những thứ như Ba Vàng, Bái Đính, Tam Chúc và vô số những “khu du lịch” khác… Đó là dành cho những người vừa thích đi du lịch, vừa ăn nhậu, vừa “cúng dường”, vừa chụp ảnh khoe Facebook, cứ rõ ràng minh bạch như thế! Còn chùa thật sự, đôi khi chỉ là một thảo đường nhỏ nhoi không ai biết đến, nhưng có lịch sử lâu đời, có học vấn công phu, sản sinh ra nhiều thế hệ cao tăng…

Như chùa Từ Hiếu – Huế vốn là nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa, lịch sử truy về gốc hàng trăm năm! Chứ không phải sáng muốn, chiều đổi ngay hệ phái, thay mặt nạ còn nhanh hơi show – biz lật mặt! Lịch sử chép rằng: Đạt Ma tổ sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc, đến gặp Lương Vũ đế, người vốn rất hâm mộ đạo Phật và đã cho xây vô số chùa chiền, bảo tháp. Lương Vũ đế hỏi: Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay, đã cho xây chùa, chép kinh, không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không? – Bồ đề Đạt ma đáp: Chẳng có công đức gì!

thành trì doanh luỹ

Phim ảnh cuối tuần, phải nói đây là bộ phim… chẳng có gì nổi bật, ngoại trừ việc nó rất chi là “ngôn tình”! Xem phim cũng như đọc sách, cũng là hình thức soi gương, xem để thấy rằng mặt bằng chung “dân trí” Trung Quốc… hoàn toàn khác VN! Phim nói về các ngành nghề khác nhau, người là bác sĩ, người là phóng viên, cảnh sát… tất cả đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa phối hợp với nhau để tạo nên giá trị xã hội! Phim có đoạn cảnh sát truy đuổi tội phạm, 1 cảnh sát + 1 tội phạm bị thương, cả 2 được đưa vào bệnh viện, bác sĩ quyết định cùng lúc cấp cứu cả 2! Đám cảnh sát nhao nhao phản đối: chúng tôi đổ máu phục vụ nhân dân không phải bị đối xử như thế! Bác sĩ thì có cái lý của họ: quyết định ai đúng, ai sai là việc quan toà, cứu người là việc của bác sĩ, không phải chỗ để nói lý!

Phải nói là phim ảnh TQ rất có tính giáo dục, không chỉ tái hiện những vấn đề, tình huống điển hình ngoài xã hội, họ còn đề ra những “kịch bản” khiến khán giả phải suy nghĩ, nghĩ về vai trò, giá trị của từng cá nhân trong cộng đồng! Nhìn lại phim ảnh và xã hội Việt mà thấy nản, vừa “không chịu lớn” đã đành, lao nhao với những trò giật gân, hạ cấp! Khi “giáo dục” bị “đánh” thì cả hội nhao nhao: giáo dục là như thế (chứ tôi không như thế), khi “y tế” bị đánh thì cả hội cũng nhao nhao: y tế là như thế (với hàm ý rằng: chứ tôi thì không như thế). Đến khi không còn ai để “đổ lỗi” nữa thì đám đông vẫn không thôi lao nhao về sự “cao cấp, thượng đẳng và đúng đắn” của “cái tôi”. Chỉ là “ngôn tình” thôi, nhưng ít ra họ vẽ lên được một không gian, một xã hội có tình người và đáng sống!

ne zhaley

Các anh phải dùng máu để rửa sạch tội lỗi của mình, để trả giá cho những sai lầm đã mắc phải, để trả món nợ đối với đất nước sinh ra các anh! Văn hoá & tính cách Nga, là nó cứ thẳng thừng và mạnh bạo và khắc nghiệt như thế!

…Ne zhaley ni sebya, ni vragov…

tuoitre.vn – Tập đoàn Wagner: Nga ân xá 5.000 tội phạm sau khi đến tham chiến ở Ukraine

chính Bắc

Báo với chả chí… bắt đầu từ đám “lá cải và tin giả” phương Tây, sau đó được đám “thiểu năng và trì độn” VN dịch lại, tạo nên một đống nhảm nhí. Đương nhiên, không loại trừ khả năng con người làm thay đổi trục nghiêng của trái đất, nhưng phải lập luận chứng minh một cách thuyết phục, chứ không thể đơn giản dựa vào Bắc Đẩu. Việc Bắc Đẩu xoay quanh trục trái đất, một cách biểu kiến và không luôn luôn chỉ đúng hướng Bắc, việc này người ta đã biết từ cả ngàn năm trước. Nhà khoa học đời Tống, Thẩm Quát – 沈括 đã phát hiện và lý giải được điều này!

Chính xác thì quả đất không phải chỉ chuyển động quay tròn mà còn “lắc nhẹ”, trục trái đất vẽ nên hình nón, đi hết vòng này chu kỳ khoảng 26 ngàn năm. Điều này dẫn đến hướng của Bắc Đẩu thay đổi nhỏ, chậm và tuần hoàn theo thời gian, hiện tại Bắc Đẩu đang lệch trục khoảng 2/3 độ, nhưng đã có thời, nó thực sự chỉ đúng hướng Bắc. Cụ thể là thời Đường, nhà sư Nhất Hạnh (không nên nhầm với thiền sư VN đương đại cùng tên) đã xác định Bắc Đẩu nằm ở hướng chính Bắc, nhưng sang thời Tống, Thẩm Quát đo đạc lại và phát hiện ra độ sai lệch!

Việc phát hiện ra Bắc Đẩu (Polaris) không thực sự đúng hướng Bắc đã góp phần dẫn đến… một phen đấu đá chính trị ở triều đình nhà Tống! Phe “cải cách – tân pháp” do Vương An Thạch cầm đầu, có nhà khoa học Thẩm Quát “chống lưng”, và phe “bảo thủ – cựu pháp” do Tư Mã Quang cầm đầu, có nhà thiên văn Tô Tụng – 蘇頌 làm công tác “bảo đảm toán học”! Tại sao vấn đề chính Bắc lại quan trọng đến như vậy? Vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán lịch, sai một ly là đi một dặm! Lịch ngày xưa do triều đình làm ra và “ban xuống” cho người dân dùng!

Với kinh tế nông nghiệp thì xác định đúng thời & tiết rất quan trọng cho việc canh tác! Ở một thời mà trình độ KHKT phát triển cao như triều Tống, có thể nói là trước phương Tây đương thời hơn 500 năm, thì “thiên văn” chỉ là cái cớ, là “phát súng mở màn” của đấu đá chính trị. Các phe phái, dù chủ trương cải cách hay bảo thủ, dù quan điểm khác biệt nhau, nhưng đều coi trọng khoa học kỹ thuật! Cái đối đầu “tân pháp – cựu pháp”, Vương An Thạch và Tư Mã Quang ấy, xứng đáng được phân tích để trở thành một bài học phát triển cho những xứ Á Đông!

Cả hai nhân vật, họ Vương và họ Tư Mã kia, đều là những chính nhân quân tử đích thực, học thức và tài năng của họ được toàn xã hội nể trọng! Nhưng “cựu pháp” ôm khư khư những thể chế xưa cũ không chịu thay đổi. Còn “tân pháp”, tuy đề ra những giải pháp hết sức thực tế và đúng đắn, như phép “thanh miêu”, phép “bảo mã”, .v.v. nhưng khi thực hiện lại sử dụng toàn một đám tham quan, ô lại chỉ biết lợi dụng, lũng đoạn chính sách và sách nhiễu dân chúng, cải cách sớm thất bại từ trong trứng nước! Vấn đề muôn thủa ở đây chính là… “dân trí”!

không chịu lớn, 2

Qua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình là chẳng ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện mạng xã hội, chỉ mượn câu chuyện để nói về những “cái tôi không chịu lớn” của người Việt! Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn!

Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó! Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

trít học

Giờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi các phong trào khai phóng bùng nổ! Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao!

Một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và luôn luôn là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu! Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!

chuyện tử tế

Viết nhân trò chuyện với một vài đứa bạn… Nói về ngôn ngữ thể hiện của điện ảnh, đó là một dạng vừa phản ánh hiện tại, vừa ước mơ tương lai, như người Nhật trước đây làm phim, toàn thấy gái mắt to chân dài, vì thực tế họ mắt hí chân ngắn, Hàn làm phim tình cảm sướt mượt, lãng mạn, vì thực tế người Hàn nam giới đa số khá là cục súc, bạo lực! Thiếu cái gì là… họ mơ ước có cái đó! Như phim Trung Quốc mấy chục năm qua, nhất là các phim thanh xuân vườn trường, là cổ suý cho những sự tử tế bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày.

Vì xã hội họ thiếu cái đó, và họ ý thức, họ mong muốn hướng tới điều đó. Còn phim Nhật hiện đại đã hoàn toàn vắng bóng sự “thể hiện tử tế lương thiện”, vì mặt bằng chung xã hội Nhật đã đạt đến đó rồi, trong mỗi công việc, mỗi người hàng ngày của xã hội Nhật đều đã có sự tử tế, tận tâm, họ chẳng cần phải mơ ước nữa! Đến tận giờ, xã hội và điện ảnh Việt vẫn ngơ ngác nhìn nhau, tử tế là cái gì, tử tế ở đâu ra, “ai cho tôi tử tế”, loay hoay mãi mà vẫn chưa biết được! Ấy đơn giản là vì người ta không thể hiểu cái người ta, bên trong, không có!

chatgpt

Nhân chuyện ChatGPT và các thể loại AI xôn xao dư luận gần đây. Có nhiều cách nhận định khác nhau, đương nhiên không nên đánh giá thấp vai trò của trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó, nhưng bảo máy móc có trí tuệ thì chắc chắn là không! Nói ngắn gọn thế này: sáng tạo là đặc quyền của con người (hay đúng hơn là của một số người), là khả năng đi vào những vùng chưa biết, những lỗ đen kiến thức, khai phá, lập thuyết, chứng minh, etc… Chừng nào mà AI nó chứng minh được Bổ đề cơ bản, ví dụ như thế, thì tôi mới tin là máy có trí tuệ. Còn lại, máy nó chỉ lặp lại những kiến thức thu thập được, càng ngày càng nhiều, dùng khả năng siêu tốc độ của mình để xử lý, tối ưu, và trình bày ra dưới một dạng khôn khéo mà thôi! Mấy ông già “biết tuốt” VN chắc khoái con ChatGPT này lắm, cái gì cũng biết…

Có người đưa các ví dụ AI có thể tối ưu hoá những đoạn code, rồi vẽ ra viễn cảnh máy có thể code được! Chuyện này theo tôi vẫn còn xa, xa lắm! Máy nó chỉ lặp lại một số “bài” được học thôi, vì học quá nhiều nên đôi khi còn có vẻ “giỏi” hơn cả coder – con người! Và thực ra cũng có một số coder giống như thế (giống máy): rất giỏi logic, test IQ, giỏi xử lý các “câu đố” được đưa ra, nhưng kỳ lạ thay, không code được, hoặc code nhưng không giỏi, tại sao thế? Tại vì cái anh chàng “thông minh” đó thực ra chỉ “thuộc bài”, phỏng vấn các vòng đều rất ấn tượng, và cũng đôi khi là “thông minh” thật, giỏi “làm tính, giỏi logic”! Nhưng code, hiểu theo nghĩa rộng, là đi giải một bài toán thực tế, mà giải quyết vấn đề thực tế thì đôi khi “thông minh” chưa đủ, như trên đã nói, “phát minh, sáng tạo” là đặc quyền của con người.

Việc lặp lại “như vẹt” một số kiến thức đã biết chỉ tạo ra được sự “thông minh”, hay “có vẻ thông minh”, chứ không tạo ra được “phát minh, sáng kiến”, không tìm ra hướng đi mới, cách tiếp cận đúng, tìm ra giải pháp hữu ích giữa những cái “hỗn mang, vô tri, bất định”. Cuộc đời của mỗi con người đều giống như “Miếng da lừa” (tiểu thuyết của Honoré de Balzac), có bao nhiêu sinh lực dành để nhớ những kiến thức không thực sự cần thiết, những thông tin vụn vặt cốt chỉ để “loè người” hay để theo đuổi những mục đích “bất chính, bất thiện” thì đương nhiên không còn năng lực để theo đuổi những tri thức hữu ích đích thực. Thông tin thì càng ngày càng nhiều, “Hằng hà sa số” như thế, làm sao mà nhớ hết nổi?! Chuyện học “nhồi nhét kiến thức” đã nói rồi, chuyện “trọc phú tri thức” cũng bàn rồi…

Nhưng tiếc thay, lại sa đà vào mớ trừu tượng “kiến thức nguyên bản” một cách vô bổ, không đưa ra được kết luận gì hữu ích. Nhưng không ai nói cho rõ “kiến thức thật sự, kiến thức có thể sáng tạo” nó là như thế nào, bắt nguồn từ đâu, làm sao để có. Tôi cũng không hiểu lắm, nhưng cho rằng nó liên quan mật thiết đến cảm hứng sống, đến động cơ, mục đích của con người, đến sự can đảm đối diện với bản thân, và có lẽ là, từ trong sâu thẳm, liên quan đến bản chất “hướng thiện” của mỗi người! Trở lại chuyện ứng dụng ChatGPT, chuyện chẳng có gì to tát, các bác cứ làm quá lên! Chỉ là một cỗ máy thuộc bài, lặp lại như vẹt mà thôi! Nói cho đúng là một phần lớn báo chí và cư dân MXH VN về dân trí cũng cỡ đó, như cái thùng rỗng vọng lại những thứ người ta dội vào, viết tiếng Việt thì trúc trắc đọc không được…

Dịch tiếng Anh thì ngô nghê, tối nghĩa, trình ngôn ngữ e là chưa bằng máy! Và chính vì dân trí đang là như thế… nên ChatGPT rồi cũng là công cụ như Wikipedia mà thôi, ý tôi tức là một công cụ… nô dịch tư tưởng! Ví như đám lưu manh trên mạng, mỗi lần có tranh cãi gì là chăm chăm đi sửa Wiki theo hướng có lợi cho mình! Không thể phủ nhận Wiki cũng là nguồn thông tin hữu ích, nhưng nó cũng chỉ là “cái chợ” của con người, có đủ thứ “thượng vàng hạ cám” ở trên đó. ChatGPT rồi cũng sẽ được dùng như một công cụ “nô dịch tư tưởng”, dùng cho những loại óc “bã đậu”, chuyển giao “thông tin” dưới dạng “mì ăn liền”, cái “thông tin” đó được nguỵ trang là “kiến thức”, “tri thức”, là “chân lý”. Nếu có sợ là sợ cho những thành phần dân trí quá thấp, nói gì cũng nghe, chứ ai lại đi sợ cái máy!?

Ai cũng biết, sự học thuộc lòng (dù nhồi nhét) chính là điểm khởi đầu của giáo dục, trẻ con đâu có biết gì nên cứ phải ép nó học thuộc một số “nguyên liệu thô” ban đầu, kiểu như: Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận… ChatGPT, tôi xem như đứa trẻ 3, 4 tuổi, bắt đầu bi bô những kiến thức đầu tiên. Và kệ mịa nó nói gì, lớn lên rồi thì nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý là: Nhân chi sơ, tính bản ác! Trở lại với ChatGPT, tôi vẫn xem nó là “con vẹt” học tiếng người, thấy con chuột đến giả tiếng mèo để đuổi chuột đi, thấy con mèo tới giả tiếng người nạt nộ để đuổi mèo đi. Nếu là vẹt thì người ta kêu là nó thông minh, nhưng nếu là người, mà suốt ngày lặp lại mãi một số ngôn từ vay mượn, máy móc, vô nghĩa, chả có tí nội hàm, nội tâm nào, cứ mãi “giả tiếng”… thì người ta kêu bằng: “thiểu năng trí tuệ”.

var

Một mùa World Cup hấp dẫn đã qua đi, lịch sử đi một vòng lớn 3 giáp để đưa Argentina vô địch trở lại! Ai còn nhớ Mehico 86, mùa bóng của Maradona, say mê đến độ đám con nít xóm tôi đặt thành lời hát nghêu ngao: Mehico 86 vừa chấm dứt xong, Đội Argentina thành công, Em có biết không?… Lúc đó, phát thanh viên truyền hình vẫn phát âm theo kiểu Liên Xô: Mê-hi-cô thay vì Mê-xi-cô, Ác-hen-ti-na thay vì Ác-gen-ti-na!

Mùa World Cup này, dù chỉ coi được vài trận cuối, nhưng toàn là những trận siêu hay! Nói gì thì nói, công nghệ trợ giúp trọng tài đưa ra những quyết định không cảm tính giống con người, nhưng lại vô cùng… chính xác! Như ngày xưa, anh em xem bóng đá hay nói đùa: Ronaldo (R9, Brazil, biệt danh “Rô-vẩu”) bị bắt việt vị chính vì cái miệng hô của mình, nếu anh ta móm đi chỉ vài milimet thì đã không việt vị! Ngày nay, thực tế… đúng là như thế!

phim ảnh

Ngứa mồm nói chơi, hơn 30 năm nay không xem TV, gần như không biết gì về phim ảnh nước nhà! Nhưng những lần hiếm hoi có xem thì thấy kiểu: camera lia qua nhân vật thứ nhất, rồi người này nói một câu, camera lia qua nhân vật thứ hai, người này nói tiếp một câu, rồi camera quay trở lại nhân vật một, nói tiếp câu nữa… Cứ thế, cảnh quay máy móc, từng khung giật cục, chả có sáng tạo gì, cứ như là đọc từng dòng trực tiếp từ kịch bản ra vậy! Mà xem 10 phim là đã hết 9 như thế, các bạn mở TV lên kiểm tra xem có đúng thế không nhé?! Một cảnh quay “sống động” phải cho thấy không gian có nhiều nhân vật, hoạt động và lời thoại, có khi là chồng lấn, tiếp diễn, và tương tác phức tạp, không phải phân khúc đơ cứng, máy móc như thế!

Ngày xưa lúc trẻ thì nghĩ, ah, là do trình mình kém, chưa theo kịp người ta, chưa có kỹ thuật làm phim tốt! Nhưng già rồi thì ngộ ra một điều, là do “văn hoá, tâm hồn, sự tự nhận thức” mà thôi! Họ nhận thức về thế giới như thế nào thì họ làm phim như thế, điện ảnh chính là cái gương phản ánh cuộc sống, toàn những con người đơ cứng, không thấy được cái gì khác ngoài cái “tâm” “trống hoác”, “nghèo nàn” và “máy móc” của chính bản thân! Nên trước có đọc một bài báo nói rất đúng: hãy cứ sống thực đi, rồi mới mong có giáo dục thực chất, hãy có một tâm hồn phong phú, thấu hiểu đi, rồi mới mong có điện ảnh hay! Con người thì như thế, nhưng những trò lưu manh lặt vặt, tài lanh, “ta đây biết rồi” thì lại rất rất nhanh, đúng là quái lạ!

tề bạch thạch

Khoảng 25 năm trước, các tiệm chép đĩa CD là nơi bán đủ thứ thập cẩm: phần mềm, crack, game, nhạc, thậm chí là cả… hội hoạ! Nhớ có lần ghé tiệm đĩa CD quen thuộc, tình cờ nhặt về một cái đĩa chứa những bức tranh ngựa của Từ Bi Hồng, tranh tôm của Tề Bạch Thạch, tranh hoa của Ngô Xương Thạc… Cái thời đói “văn hoá”, cái gì cũng xem, cái gì cũng đọc.

Xem những con tôm, cá, nét vẽ hồn nhiên như trẻ nhỏ, không hiểu lắm, thích lối “công bút” cổ điển hơn. Thoáng chốc 25 năm, TQ trở mình một cái, giá tranh thành ngoài trăm triệu, đến giờ vẫn gãi đầu, không hiểu vì sao… Vẽ tranh vi diệu ở chỗ vừa giống vừa không giống, nếu quá giống tức là chiều theo thế tục, mà không giống thì là nhạo báng nhân gian…

thời xa vắng

Lâu lắm rồi mới cầm lại cuốn sách này, tác giả của nó vừa mới ra đi hôm qua. Phải lật cẩn thận, vì sách đã rất cũ, cuốn này xuất bản năm 1986, giấy vừa đen vừa xấu, các trang sách như muốn rời vụn ra từng mảnh. Nói chung, sức đọc của em khá là lớn, và cũng từng thích đọc rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng giờ có tuổi chút rồi, ai mà nói đến chuyện “đọc sách” là em cứ “chửi phủ đầu” cái đã, mọi người thông cảm…

Nói cho ngay, sách vở không phải là thứ gì “tốt đẹp”! Em từng chứng kiến vô số người “tẩu hoả nhập ma” vì sách, huyên thuyên một mớ từ ngữ tào lao, vô nghĩa, sáo rỗng mà lại cứ cho rằng mình hay. Ở một khía cạnh khác, tất cả những thứ thuộc về thức ăn tinh thần, âm nhạc, sách vở, etc… là chuyện rất cá nhân, người ta lẳng lặng đọc, lẳng lặng nghe, éo có cái học thức nào oang oang như “bolero” và ầm ĩ như mạng xã hội!

bolero và danh hài

Em thường chả muốn nói mấy chuyện này cho bẩn miệng, nhưng xã hội đảo điên nhiều khi vẫn cứ phải nói! Trước, mấy chú “dân chủ cuội” bênh vực ông Vân dữ lắm mà, lấy cớ bị “đàn áp tôn giáo” các kiểu! Em chả cần biết đúng sai thế nào…

Cứ thấy “bolero” với “danh hài” thì em biết tỏng là loại dân trí lè tè ngọn cỏ! Đã ngu dốt mà còn lu loa, to mồm thì chỉ có thể là loại lưu manh, bịp bợm, lừa gạt, hoặc tệ hơn thế! Giờ thì ai cũng biết rõ là cả một đống c… bên trong rồi nhé!

ăn ở

Là do “ăn ở” thôi, 100 triệu dân, chỉ riêng vấn đề “ăn” với “ở” không là đủ: 坐食山崩。 toạ thực sơn băng – ngồi ăn núi lở !!! Xem mấy cái không ảnh, làm đường khoét núi như thế, đến khi mưa xuống không trôi hết mọi thứ mới lạ, mà từ thuỷ điện cho đến hạ tầng, cái gì cũng đúng chuẩn! Nói ngắn gọn, chung quy cũng chỉ là do “ăn ở”!

sup

Trong tình huống này, ván chèo đứng SUP vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu người chèo có kinh nghiệm thì có thể trở thành: nguy hiểm được kiểm soát! Chèo SUP có rất nhiều điều vui, cơ bản là tư thế đứng thoải mái, và từ vị trí cao thì các bức ảnh chụp cũng đẹp hơn! Nhưng chèo kayak có vô số lợi thế hơn hẳn SUP. Ổn định theo phương ngang, ổn định hướng đi, mái chèo đôi có thể gia lực nhanh và đều, vị trí ngồi thấp bớt cản gió, nếu xuồng lật có thể nhanh chóng lật ngược lại được! Nói cho cùng vẫn phụ thuộc kinh nghiệm, khả năng đọc hiểu tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý, cộng với ý chí “lì lợm” chiến đấu với điều kiện bất lợi!

Những môn “chạy bằng cơm”, dùng sức người thì không có cái hiểu biết nào lớn hơn là sự tự hiểu về bản thân, hiểu về sóng gió, dòng chảy, chứ nước 4 ~ 6 knots, gió 25 ~ 30 knots thì không cách nào sức người mà thắng được! Hiểu khi nào có thể “make progress”, khi nào phải “stay safety”, khi nào cần tiết kiệm sức lực, khi nào cần phải bung sức hợp lý! Với ván SUP, nếu tư thế đứng chèo mà cảm thấy không an toàn thì có thể quỳ chèo để ván ổn định hơn! Nếu sóng gió còn to hơn nữa thì nằm sát ván, chèo bằng 2 tay như lướt sóng! Còn nếu chèo bằng 2 tay cũng không ăn thua, thì chỉ còn cách ôm ván chịu trận và kêu cứu (qua bộ đàm hàng hải) mà thôi!

Thường văn hoá phương Tây hiện đại, đối với những chuyện như thế này, sẽ tránh phê phán trực tiếp cá nhân, nhưng vẫn phải rút ra bài học gì đó, chơi phải có hiểu biết chứ không chỉ có liều mạng được, phải có quá trình rèn luyện, học hỏi từ từ, chứ đừng chết chỉ vì mấy shot ảnh lảm nhảm post lên Facebook! Ở hướng ngược lại, không phải vì thiếu an toàn, vì sự nguy hiểm mà cấm, rồi nằm nhà ngủ hết cả lũ, mãi không buồn vận động gì, thế rồi lại ngồi “tán láo, đĩ miệng” với nhau: “chúng ta là quốc gia biển đảo, là dân tộc bên bờ sóng”! Tổ sư Đạt Ma còn vượt qua sông Dương Tử chỉ bằng một cọng lau được mà, nên cứ phải khuyến khích đi ra sông, biển!

head transplant

Putin, trong một lần đi thăm một bệnh viện đang xây và đã trễ tiến độ nhiều năm: thế nào, có cần phải làm phẫu thuật ghép đầu (head – transplant) không? Tôi sẽ cho cắt đầu cũ và ghép đầu mới vào!? Nói nhỏ nhẹ thế thôi, đương nhiên, sau đó công việc bảo đảm tiến hành nhanh chóng!

Có nhiều cách để đẩy con tàu đi về phía trước: có khi là lợi ích, là lòng tham, có khi phải đánh vào sự sợ hãi và truy cứu trách nhiệm, chứ “đạo đức” chung chung, haiza… chỉ dùng được với thành phần có lương tri thôi, ở cái nơi dân trí lè tè ngọn cỏ như xứ Vịt thì khó lắm, khó lắm…

rabota

Giờ thời đại thông tin mở, nên mọi người còn biết đôi chút về chúng, những thành phố Nga bí mật, các trung tâm luyện kim, sản xuất thép, xe tăng, các thành phố chuyên nghiên cứu, chế tạo vũ khí, tên lửa, năng lượng hạt nhân. Đến tận 2017, họ mới bắt đầu có internet và mới được đi nghỉ hè ở nơi khác, còn trước đó là những địa chỉ không tồn tại trên bản đồ, tất cả chỉ là một con số, số hộp thư bưu điện! Dĩ nhiên đổi lại sự biệt lập đó là khá nhiều ưu đãi về lương, thưởng! Cần internet làm gì, khi mà với chừng đó chất xám, họ tự tạo ra được sự khác biệt?!

Khi con người ta đã tạo được những giá trị tự thân thì họ đâu có bị tiêm nhiễm bởi ba cái tào lao xịp bợp trên net!? Từng có hơn 100 thành phố bí mật, an ninh ra vào kiểm soát nghiêm nhặt, ngày nay, nước Nga vẫn duy trì khoảng hơn 40 thành phố như thế, nhưng đương nhiên, tương đối cởi mở hơn trước! Có một thời, và đến tận bây giờ vẫn vậy, người Nga cứ mở miệng ra là: Работа – Rabota – làm việc, làm việc, làm việc! Một dân tộc lớn, cái lớn đầu tiên là ý thức, phẩm chất của mỗi con người, tự mình tạo dựng nên giá trị, thay đổi cuộc sống, thay đổi lịch sử!

the law of club and fang

Cho đến hiện tại ngay cả phương Tây cũng phải thừa nhận những gì Nga làm đúng luật và thông lệ Quốc tế hơn hẳn, dù chúng ta thừa biết cuối cùng cũng chỉ có luật của kẻ mạnh, nói theo ngôn ngữ thấm nhuần trong văn học Mỹ sơ kỳ, đó chính là “the law of club and fang” – luật của dùi cui và răng nanh (Chương 2 – Tiếng gọi nơi hoang dã – Jack London). Những chiến binh nước ngoài chiến đấu cho phía Nga đều phải nhập quốc tịch Nga!

Như vậy về mặt kỹ thuật, Nga không có “lính đánh thuê” tại Donbass, những học trò của thầy Anatoly Sobchak tại trường luật St. Petersburg như Putin, Medvedev hiểu rất rõ những bước loằng ngoằng lách luật! Nhưng dĩ nhiên luật cũng có giá trị của nó, không phải “chiến binh quốc tế” nào cũng có “lý tưởng”, một số đơn thuần chỉ là những kẻ giết người bệnh hoạn, nếu không có “tư cách công dân” thì làm sao truy cứu về sau!?

toán cao cấp

Bài hay, ít nhất cũng nên nói cho đám ngu biết nó ngu chỗ nào, qua đó cũng cho thấy sự thảm hại, vô phương của giáo dục VN hiện tại! Nhớ hồi hơn 20 năm trước, lúc nào đạp xe đi học về cũng ghé quầy sách ngoại văn của Fahasa góc gần Sở thú Sài Gòn, tìm mua mấy cuốn Vi tích phân, và sách Tin học, sách tiếng Anh, bán sale… đồng giá 50K / quyển! Kiến thức thì cũng tương tự Toán cao cấp như ở Việt Nam thôi! Nhưng rất khác ở chỗ: sách có hàng ngàn ví dụ về cách áp dụng thực tế, rất sinh động, trực quan, kèm theo rất nhiều hình vẽ, ảnh minh hoạ đẹp!

Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn cảm thấy niềm vui khi hiểu được những ví dụ thực tế trình bày trong những cuốn đó! Một ví dụ: trong nội chiến nước Mỹ, đã dùng khẩu súng cối cỡ nòng 330 mm (chèn cái hình thực của khẩu súng, gián tiếp học Lịch sử), lực bắn như thế này, khối lượng đạn chừng đó, tính khoảng cách bắn xa nhất (áp dụng thực tế của phương trình parabol). Nghĩ mà buồn cho “kinh tế” Việt, toàn “đầu cơ, lướt sóng”, buôn “nước bọt” và “vịt giời” chứ có nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gì đâu, nên cảm thấy Toán nó thừa!

xe điện

Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya,
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…

Trước là người Pháp xây những tuyến tàu điện (tram) đầu tiên, những toa xe chạy bằng điện trên đường ray sắt cố định, sau là xe điện (trolleybus), cũng chạy bằng điện nhưng chạy trực tiếp trên đường nhựa, không cần ray, xây dựng theo mô hình của Liên Xô! Mà thực ra hầu hết các đô thị lớn ở châu Âu, từ cả trăm năm trước đều phổ biến cả 2 loại: tram & trolleybus. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng, tại sao lại dùng điện, hơn trăm năm trước vấn đề môi trường đâu có cấp thiết như bây giờ!? Công nghệ điện được chọn, đơn giản vì nó… vừa kinh tế, vừa bền!

Xe điện có chi phí bảo trì thấp hơn xe động cơ nổ nhiều lần, và cũng bền hơn nhiều lần! Chính những rung động của động cơ nổ làm xe kém bền, như một chiếc buýt ở SG chạy 4, 5 năm là xe đã muốn nát (vì chạy cả chục tiếng mỗi ngày, liên tục không có mấy ngày nghỉ), còn nếu là xe điện, cộng với bảo trì tốt thì có thể bền đến vài chục năm! Từ xưa, rất ít nước chọn làm hệ thống xe buýt động cơ nổ trên quy mô lớn! Ngày nay, về khoản pin vẫn cần phải cải tiến, chứ xu thế xe điện là tất yếu!