vô môn quan

無門關

gôn ngữ, đó là cái vỏ của tư duy, ngày trước nghe nói như thế, nhưng vẫn chưa hiểu lắm! Thật ra, người ta dùng từ rất chính xác, “cái vỏ”, giống như cái vỏ của các loài giáp xác (tôm, cua…) vậy, vừa là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường xung quanh, vừa là cái khung cấu trúc để cho cơ thể bên trong được phát triển! Người có suy nghĩ chính chắn, vững vàng không dễ gì bị tác động của môi trường xung quanh, kẻ không có tư duy gì đáng kể thì… ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! Tuy tác dụng là vậy, nhưng phát triển đến một mức độ nào đó, cái vỏ này lại trở thành vật cản trở, vì cơ thể có nhu cầu phải trở nên lớn hơn, mà cái vỏ không lớn hơn được, do đó phải trãi qua… rất nhiều chu kỳ lột xác!

Nhiều người học đâu đó vài ngôn từ lảm nhảm, cũng tự tạo nên cái vỏ như thế, họ hài lòng với cái vỏ be bé ấy, rồi đóng khung cứng luôn trong đó! Họ không hiểu “cái vỏ ngôn từ” có hai mặt, phải thay đổi, nếu không sẽ trở thành tù nhân của cái vỏ do chính mình tạo ra! Dĩ nhiên, thay đổi có tính cấu trúc và kế thừa, còn những loại “ốc mượn hồn” thì không cần kể đến! Cứ như thế phát triển từng bước, đến cảnh giới dùng “Vô Ngôn Thông” (thông hiểu không cần… ngôn từ) để bước qua “Vô Môn Quan” (cửa không có… cổng) thì chắc lúc đó về với chư Phật rồi! Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn mỗi ngày tự gọi: “Ông chủ!”, rồi tự trả lời: “Dạ”, lại tiếp: “Tỉnh táo nhé!” – “Dạ” – “Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!” – “Dạ, dạ!” 😃