khỉ & chuối

gười ta làm thí nghiệm như thế này: nhốt 4 chú khỉ vào chuồng, và có trái chuối làm mồi nhử. Hể con nào động vào quả chuối thì nó kích hoạt vòi nước phun nước. Không lâu sau đó hình thành phản xạ có điều kiện, cứ con khỉ nào động vào quả chuối là bị 3 con kia xúm lại đánh, vì đứa nào cũng thích chuối, nhưng đứa nào cũng sợ bị ướt. Sau đó người ta lấy bớt một chú khỉ ra, thay bằng một chú khỉ khác. Nhưng lần này, người ta đổi cơ chế, động vào quả chuối thì nước không phun ra nữa. Chú khỉ mới chưa biết luật, động vào quả chuối, thế là bị oánh. Dù nước không phun ra nữa nhưng kinh nghiệm bị ướt của 3 con khỉ kia đủ mạnh để oánh bất cứ kẻ nào động vào quả chuối.

Lặp lại như thế, lôi một chú khỉ ra, thay vào bằng một con mới, lần lượt từng con, cho đến khi toàn bộ khỉ trong chuồng đều mới! Nhưng cái phản xạ kia được duy trì. Cứ ai động vào quả chuối là bị oánh, dù cả 4 con khỉ, không con nào từng trãi qua cái kinh nghiệm bị nước phun ướt, vì cả 4 con đều được thay vào lần lượt như đã nói ở trên. Cứ như thế cái bài học bị nước phun kia nó đi vào tiềm thức, lan truyền trong cộng đồng, đây gọi là “ký ức xã hội”, dù nguy cơ bị nước phun ướt từ lâu không còn hiện hữu. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy xã hội VN cũng thế, nhiều vấn đề lịch sử, chính trị… đã vĩnh viễn qua đi, không còn thường trực đe doạ, nhưng cứ ai… động vào quả chuối là bị oánh! 😀

vong quốc chi ca

亡國之歌

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào. (Tuân Tử – Nhạc ký)

ề Bolero VN, nói chung âm nhạc là một quá trình giáo dục và cảm nhận, nó gồm nhiều năm trãi nghiệm nên thường ai nghe gì đó là việc của họ, tôi không có ý kiến. Và biết rằng nói ra sẽ mất lòng một số người… Nhưng nhận xét về Bolero Việt Nam nói chung, tôi nghĩ thứ nhạc đó xứng đáng được gọi bằng cái tên: Vong quốc chi ca亡國之歌, loại âm nhạc mất nước! Những dân tộc ưa chuộng vận động và tiến bộ phải có thể loại nhạc sáng tạo và sinh động, không phải như Bolero VN ngồi nhai đi nhai lại mãi một mớ nhảm nhí, chẳng đại diện cho ai cả, ngoài cái tâm trạng xấu xí của họ. Chính xác theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Bolero VN là loại vong quốc chi ca, một loại âm nhạc mất nước! Vì quyết không sai, đây chính là âm nhạc của một quốc gia đã mất, và mất vì cứ mãi lải nhải từ năm này sang tháng khác một thứ nhạc kém đến như thế! Kém không phải vì loại nhạc đó sầu não uỷ mị, mà vì nó không có sự sáng tạo, cứ sử dụng mãi những giai điệu na ná từa tựa nhau, nghe 100 bài như 1, đến tác giả còn lười biếng, không chịu tìm tòi cái mới, làm theo kiểu mỳ ăn liền…

Nghe câu đầu là đã đoán được câu sau, làm gì có tí giá trị âm nhạc mới mẻ nào!? Và những người cứ mãi lải nhải loại nhạc ấy cũng không có hy vọng gì có thể mở mang đầu óc mà tiếp thu cái mới! Như Tuân Tử có nói, đến một đất nước nào, chỉ cần nghe qua âm nhạc của nước đó cũng sẽ biết ngay là “Hưng” hay là “Phế”! Rất nhiều người không phân biệt được đâu là dân ca, và đâu là Bolero. Thực ra, từ ngay chính cái tên Bolero cũng đã chẳng có nội hàm, ý nghĩa gì, và cũng như cái tên tự nó gọi đó, Bolero chẳng có dính dáng gì đến dân ca cả, mặc dù cũng đã cố gắng vay mượn, đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen. Đó cũng là tiểu xảo và mục đích của cộng đồng Bolero, đánh đồng tất cả tốt xấu, hay dở, đánh lên một vũng nước đục, gạt bỏ tất cả những thành tựu khác để tự xem mình là một cái gì đó. Bolero VN thực ra chỉ là một quái thai của thời đại nó: âm nhạc thì copy dân ca một cách thô thiển, ca từ thì chả đâu vào đâu, chủ đề thì nhảm nhí… tất cả nói thẳng ra là một công cụ “phá hôi” để phục vụ cho các mục đích xã hội và chính trị, khởi đầu chẳng có gì rồi kết thúc cũng chẳng có gì!

杜牧 – 泊秦淮

煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

Bris Sextant

hát minh bởi Sven Yrvind, sử dụng như kính lục phân dự phòng, cho độ chính xác tương đương kính truyền thống, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay (kích thước 21×11 mm), có thể đem theo trong… cái móc chìa khoá! Cũng chưa hoàn toàn hiểu cái thiết bị này hoạt động như thế nào…

Một số ưu điểm: rẻ hơn nhiều so với kính lục phân truyền thống đắt tiền. Phù hợp với các con thuyền nhỏ, siêu nhỏ (micro, picro cruiser), Hand-free: không cần dùng tay để điều chỉnh, có thể gắn lên mắt kính, 2 tay rảnh có thể ghi chú thời gian từ đồng hồ chính xác hơn…

Olympic

uy chương vàng Olympic đầu tiên (tức là duy nhất) trong lịch sử thể thao VN, chẳng lẻ chúng ta kém đến thế!? Không phải, chẳng qua VN không giỏi những môn người khác hay chơi, còn những môn VN rất giỏi thì thiên hạ ít chơi, ví dụ như: Cưỡi ngựa xem hoa, qua cầu rút ván, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay, ăn cháo đá bát, thọc gậy bánh xe…

Mượn gió bẻ măng, tát nước theo mưa, theo đóm ăn tàn, bắt cá hai tay, đá cá lăn dưa, đâm heo thuốc chó, bới lông tìm vết, múa gậy vườn hoang, ba que xỏ lá, lừa thầy phản bạn, vắt chanh bỏ vỏ, ếch ngồi đáy giếng, cãi chày cãi cối, rung cây nhát khỉ, tham ván bán thuyền, etc… còn nhiều lắm… Đấy, IOC mà tổ chức hết những môn đó chắc chắn VN sẽ đứng đầu bảng tổng sắp… 😥

serene – 2, part 3

pent a considerable amount of time on optimizing the hull and deck lines. Some little more rocker at the bow, and less (almost square) at the stern. The hull is now a bit finer (less full), hence reducing Cp (prismatic coefficient) further into the [0.48 ~ 0.5] range, quite low indeed. Primary stability is also reduced a bit, with Kmt (transverse metacentric height) at about 21 cm, but the boat is sufficiently stable already.

Cb (block coefficient) is now reduced to 0.33, stepping outside the normal range of [0.35 ~ 0.45]. That is, the boat wouldn’t be very efficient at lighter load, e.g: with the paddler alone. But that would be fine anyhow, since the hull is optimized toward its full displacement, beyond 115 kg. And as confirmed with experiences in my previous kayak Serene – 1, the boat would feel a bit heavier, but more comfortable at full load.

Some other design considerations still need to be done, but they won’t be reflected into the 3D modeling, for the sake of simplicity: the cockpit size and shape, the size and position of the hatches, the rudder and rudder control, etc… Serene – 2 will have a 3rd hatch, or usually called: the day hatch, which locates right behind the cockpit, to store food for lunch and other frequently – accessed things during a paddling day.

2nd image below: the stability curves for various loads: 85, 95, 105, 115 and 125 kg. The curves look exceptionally fine in my eyes, they won’t decrease until 50 degree of heeling angle, and the shapes of the curves closely resemble each other, showing a predictable behavior in hull’s stabilities. Almost done with the designing, I think, next is finding some free times to build the boat in the upcoming months.

serene – 2, part 2

ntil this second design, I’ve been able to “read through” the hull designing parameters: Cp, Cb, Cm, Kmt, S, LCB, LCF, etc… interpret them correctly and know quite well what they do mean in real – world boat characteristics and performance. Many days out there paddling in various conditions and many hours spent on the whiteboard (a.k.a the Free!Ship software) make me feel very confident with my designing process.

The hull is shortened to 17 feet, reducing wetted surface area, but with minimum rockers, the waterline length is unchanged, also the designed – displacement is slightly increased to 120 kg, as 110 kg of maximum load is a bit under desire as pointed out in my last 9 days trip. Beam is slightly reduced from 45 cm to 44 cm, but both primary and secondary stabilities is significantly improved. I feel very pleased with this design so far!

Unlike my previous boat, the new one would have a curved deck. It is more difficult to build a round, curved deck, it is also harder to build hatches, compass cup, bungee cord anchor points and other parts… onto it. But with a curved deck, the boat will look nicer, less windage, and weigh less overall. Looking from above, it shapes exactly like a bullet, should I engrave a motto onto it: built like a gun, runs like a bullet !? 😀

The most important design decision is to increase the amount of deadrise. In my experiences with Serene – 1, the kayak has excellent sea – keeping abilities in rough conditions, something I didn’t feel with all my previous boats (e.g: the Hello World -3, which has a much flatter bottom). I would attribute that ability to the deeper V – hull, which offers quite a low primary stability, but should let you at ease in waves & turbulences.

serene – 2, part 1

‘ve been thinking a lot about the design of my next build. Serene – 1 is a good kayak, she has proved that during my last 9 days trip crossing all mouths of the Mekong river. The boat shows her excellent abilities in various conditions, big waves, strong winds and turbulences, even when overloaded a bit above her designed displacement, she gave me a kind of confidence that I’ve never felt with any of my previously – built boats.

In the quest for an ideal kayak that perfectly fits me, I proceed to designing my next boat, Serene – 2. Some lessons learnt from my last trip are immediately applied: first is a transom – mount rudder. I’ve been into conditions of strong wind blowing whole day, and without a rudder to help adjusting the bearing, corrective paddling would be extremely fatigue. This will have an influential effect to all other designing considerations.

LOA is reduced to 17 feet, approximately 3 times the height of my body. Since maneuverability is entrusted all to the rudder, the boat would have a very full waterline length, very little rockers at two ends. I decide to reduce prismatic coefficient – Cp further to around 0.5; my sustainable speed in reality (paddling at sea with full load) is only around [3 ~ 3.5] knot. There is no reason to waste energy for a higher speed that I can not sustain.

Block coefficient – Cb is reduced to 0.35, this would improve directional stability a lot. In Serene – 1, this value is 0.45, which explains the boat directional un – stability on long distance. Transverse metacentric height – Kmt increased to 21 ~ 22 cm, roughly equal to most popular Greenland sea kayaks, and hence greatly improve primary stability. With Serene – 1, this value is 17 cm, enough to frighten any novice paddlers.

tây cống nhật báo

ồi đó mới vô SG có quen chú người Hoa Chợ Lớn, một thư pháp gia chữ Hán loại siêu, nói tiếng Quảng Đông, tiếng Việt chưa sỏi lắm, sáng sáng cafe đọc Tây Cống nhật báo (tức báo Sài Gòn giải phóng bản tiếng Hoa), và đặc biệt là rất mê nhạc Dương Thụ. Haizza, nói là “hoà nhi bất đồng”, thế mà có nhiều người Việt ghét nhau vì cái giọng nói khác có chút xíu…

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue

Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.

hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng: Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh… 😀

FAQ

âu hỏi thường gặp: mày chèo cái xuồng đó đến đây à!? Mọi người nghĩ sao nếu đang đỗ xe vào bãi giữ xe của siêu thị hay quán cafe và được hỏi: thế mày lái cái xe đó tới đây à !? (Ba Động, Duyên Hải, Trà Vinh, June 2016) 😃