kayak techniques, roll, 2

hời tiết những ngày sau Tết bắt đầu viêm nhiệt, tốt nhất là ra sông chơi trò “con sứa” 😀! Những lần full – roll đầu tiên, giờ thì đã bảo đảm roll 100% thành công, có điều, động tác vẫn có gì đó chưa thuần thục!

Chắc chắn một điều là người như mình không làm nghề phi công được, vẫn có chỗ “lấn cấn” khi xoay 360 độ, một khi “thế giới đảo ngược” là nhất thời không phân biệt được trái phải, không định hướng được hành động… 😢

nhị cú tam niên

ứ như thế, càng năm càng rơi rụng đi, rồi dần dần chỉ còn đám ngu dốt đến mức nhảm nhí kiểu bolero mà thôi! Người như Nguyễn Tài Tuệ thì… “nhị cú tam niên đắc – 二句三年得 – hai câu làm mất ba năm” là chuyện bình thường, cả một đời chỉ đề lại hơn chục bài, nhất là khí nhạc, chứ về thanh nhạc lại thấy không nổi trội bằng…

chấn hoa

oi nhiều đến phát nhàm, những kiểu mẫu phổ biến, con nhà người ta: cấp 3 là học trường Chấn Hoa (chữ ‘chấn’ trong chấn chỉnh, chấn hưng), lên Đại học là vào Thanh Hoa (chữ ‘thanh’ với 3 chấm thuỷ, nghĩa là trong sạch, thanh cao), ra trường là tham gia kiến thiết doanh nghiệp kiểu như Hoa Vi (Huawei, chữ ‘vi’ tức là: vì, bởi, do, cho…)

Trung Quốc mà, nhất là những vùng phía đông bắc, làm cái gì cũng có bài bản, có tư tưởng nhất quán ở đằng sau, nói theo kiểu ngày xưa tức là…. “tu, tề, trị, bình” !!! 🙂 Tuy có phần khuôn mẫu, nhàm chán, thậm chí giáo điều, nhưng phim thanh xuân Trung Quốc truyền đi những thông điệp, những ví dụ, những bài học làm người một cách rất rõ ràng và tươi đẹp!

02/02/2022

acebook nhắc ngày này năm trước, mới đó mà đã 2 năm, thời gian như bóng câu qua cửa. Mới Canh Tý 02/02/2020, thoắt cái đã Nhâm Dần 02/02/2022… Cảm giác thời gian trôi đi mất, chưa níu kéo lại được! 😢

Ai bày Tết nhất làm chi?
Lo quần, lo áo, lo đi chạy tiền.
Người người vui Tết liên miên,
Riêng tôi nghĩ Tết mà điên cái đầu!
Lo nhiều đến nỗi mọc râu,
Năm cùng tháng tận qua cầu xổ xui.
Cũng liều xăng-xít đít-đuôi,
Để ba ngày Tết vui cười no say.
Rồi sang năm ta lại kéo cày…😀

kayak techniques: brace, 4

ó những lúc vấp ngã trong cuộc đời, tôi… vịn cái mái chèo để đứng dậy! 😀 Cuối năm cũ, đầu năm mới, tập lại kỹ thuật kayak bracing, rõ ràng là trước đây chưa nắm được “yếu quyết” của nó, nên “phương trình thành công” phụ thuộc quá nhiều biến số như vậy! Thực ra chỉ có một vài nguyên tắc, nếu vì lý do gì mà tay không đủ mạnh (e.g: thời gian dài dịch bệnh ít tập luyện), thì phải tăng chiều dài cánh tay đòn… Happy Lunar new year everyone !!! 😃

pháp môn

ột thời gian rất dài, ảnh hưởng dịch bệnh, và nhiều việc khác, không tiện xuống nước… Cảm giác thật sung sướng vì thấy mọi thứ không hề thay đổi, có lẽ sức chèo bền có giảm tí chút do lâu không tập luyện, nhưng cảm giác trên mặt nước, cảm giác thăng bằng, điều khiển vẫn thế, thậm chí có thể còn tốt hơn trước…

Trong 8 vạn 4 ngàn (84 000) pháp môn mà đức Phật nhắc đến, cái “pháp môn” của tôi có lẽ chính là chèo thuyền… 😃 Từ lâu đã làm một cách vô thức, đã lờ mờ cảm nhận thấy như thế, khó có phương pháp “thực hành chánh niệm” nào tốt hơn chèo thuyền, đúng là như vậy, nói một cách vừa hài hước, lẫn nghiêm chỉnh!

chánh niệm

ể tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

từ nguyên: ảo não

ừ nguyên: ảo não – 懊惱 – âm Hán Việt: áo não, chỉ tâm trạng buồn bực, rầu rĩ. Cuồn cuộn – 混混 – âm HV: cổn cổn, một âm khác là “cút” (không rõ du nhập vào Việt Nam tại thời điểm nào, có nghĩa là: lặn, biến đi). Lao đao, lảo đảo – 潦倒 – âm HV: lạo đảo. Rất nhiều lúc chợt nhận ra, hoá ra chữ Hán, tiếng Hoa thâm nhập vào ngôn ngữ Việt sâu đến như vậy, rất nhiều từ nghĩ chắc chắn là “thuần Việt” nhưng hoá ra là gốc Hán tự.

Chỉ đọc một bài Đăng cao – Đỗ Phủ là đã thấy mấy chữ rồi: Bất tận trường giang cổn cổn lai… Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Cảm giác tiếng Việt như cái thùng rỗng, chỉ được cái kêu to thôi, chứ nội dung trống hoác, cái gì cũng phải đi vay, mượn! Về mặt ngôn ngữ học, có nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, những từ đó thâm nhập lúc nào, bằng những cách thức nào? Vì thường văn viết không thể có ảnh hưởng đến văn ngôn nhiều đến như thế!

mùa hè của hương bạc hà

hủ pháp “kịch” trong phim ảnh TQ… Chàng trai hẹn bạn gái, bạn gái khóc ướt vai áo, về nhà ku em hỏi sao áo lại ướt, thằng anh trả lời: do chó con nó liếm! Thằng em 10 tuổi lém lỉnh đáp: chắc con chó dễ thương lắm! 😃 Cách làm phim “tăng tuổi, tăng độ trưởng thành” cho nhân vật như thế rất phổ biến trong phim ảnh TQ, lâu lâu lại xuất hiện một nhân vật, một giây phút xuất thần, trở thành người khác, tách biệt ra khỏi bối cảnh! Hay hay dở, giỏi hay vụng, thì cũng là một “thủ pháp”, cứ phải “tăng tuổi” cho nhân vật để giúp truyền tải một thông điệp, đạo lý nào đó…

Phim thanh xuân là một hình thức phản tỉnh, người ta nhớ lại những tháng ngày xưa ấy, “nhớ lại và suy nghĩ”, tìm cách diễn đạt, hình dung lại sự việc, cho nó một cái nhìn có tính toàn diện hơn, đồng thời cũng mang tính giáo dục hơn! Phim TQ là trùm những “thủ pháp” như thế, làm phim kiểu như vậy chính là cách để giáo dục, uốn nắn thế hệ trẻ. Đương nhiên lạm dụng “thủ pháp” sẽ khiến phim đơ cứng, thiếu tự nhiên. Suy cho cùng, đó là những điều xảy ra một cách tự nhiên ở lứa tuổi đó, còn “lý tính” chỉ là cái mà chúng ta áp đặt cho nó mãi về sau này mà thôi…

Thanh xuân

hời gian cuối năm rảnh rỗi, xem vài bộ phim thanh xuân giải trí! Phim này đúng là có khác biệt với những thể loại “thanh xuân ngôn tình” khác, ít “trai xinh gái đẹp”, ít “tiểu thịt tươi” và các màn diễn đơ cứng, công thức, đầy tính “phẫu thuật thẩm mĩ”, thay vào đó, phim tập trung nhiều vào những chi tiết thật của cuộc sống, đôi khi thực đến mức “lầy lội”. Xem qua vài tập, thấy vài lần trích dẫn những loại “cổ văn” mà tôi không biết là đã thấy hơi giật mình! Thường thì phim thương mại TQ hiện đại nếu có trích dẫn “cổ văn” thì đa số vẫn chỉ là những câu tương đối phổ thông, vì trình độ “biên kịch” chỉ đến thế mà thôi! Còn trích dẫn sâu xa hơn thì đương nhiên là phải ở một trình khác, chính vì như thế mà có hứng xem tiếp!

Trong một trích đoạn, 2 vị phụ huynh nói chuyện với nhau: “Bao giờ thì con gái chúng ta lớn?” Đáp: “Có tập phim nào mà ông không hỏi câu đó, mãi vẫn chưa lớn đấy thôi”! Trong một trích đoạn khác, hỏi: “Cậu có biết Cẩu-ca thích cậu hay không?” Nữ chính đáp: “Lâu như vậy rồi mà mình còn không biết, thì khán giả xem phim toàn quốc chửi cho ngập mặt à?” 😃 Xem tiếp thấy rõ tính “kịch” của phim này, những đoạn thực và giả cứ hoán đổi cho nhau! Dĩ nhiên là một thủ pháp nghệ thuật tốt nếu dùng đúng lúc! Nhạc phim khá, nhiều đoạn cứ đem “vòng quãng 5 cổ điển” (kiểu như Pachelbel canon) ra đánh là tạo cảm giác êm đềm, hạnh phúc ngay, tuy hơi lạm dụng nhưng dù sao cũng có đầu tư, tốt hơn nhiều so với các phim thương mại!