maiana

ệ thống AIS (nhận diện “đối phương” tự động) cho tàu thuyền MAIANA, mã nguồn mở GPLV3, chọn giấy phép này là để khó bị các công ty thương mại thâu tóm và biến thành close-source! Nhỏ gọn, cái ống trong hình đường kính cỡ 1 inch, dài dưới 10 inch, điện tiêu thụ cỡ 2W (0.1666 amp với hệ thống 12V)… hoàn toàn phù hợp để lắp trên 1 chiếc xuồng kayak!

Trong một con người luôn luôn có một vài cái mâu thuẫn, em là em vẫn thích một chiếc thuyền mà bước lên chỉ cần nói: “Hey, boat (not Hey Siri), prepare to sail !” … nhưng đó thực ra chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề thôi! Mặt lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều là làm sao đi ra ngoài kia, nhúng nước cho nó ướt từ đầu đến cuối, theo cách đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất!

lockdown… lifted

ừng quả đầu mới cắt sau… 4 tháng, chắc là nhẹ đi được gần 2kg! Cắt tóc xong, đi về lắc lư như con lật đật, vì trên nhẹ mà dưới nặng! 😅 Mừng đại dịch có lẽ là sắp qua đi! Xin lỗi nếu làm ai đó sợ vì bị nhát ma, em là cứ thích rõ ràng chân phương, cứ thích “nhà tranh” như thế, chứ sáng bóng loà loà thì “nhà ngói chả lại như nhà tranh”! 😅

ethanol

gười trong clip này chế lại chiếc Honda từ dùng xăng chuyển sang cồn (ethanol E100). Chỉ cần đổi cái đầu van phun trong carburetor, làm cái lỗ to hơn một tý! Xe chạy như cũ, công suất cao hơn trước! Đây là lý do tại sao xe đua hiện đại đều dùng cồn, tuy mật độ năng lượng thấp hơn xăng, nhưng cồn có chỉ số octane cao hơn, cháy hết, cháy sạch hơn xăng, nên cuối cùng công suất lại cao hơn! Điều quan trọng nhất với động cơ dùng cồn là nó rất sạch, sau vài tháng, khi thay nhớt, bạn sẽ thấy nhớt vẫn trong chứ không đen kịt như động cơ dùng xăng!

Dù vậy, cồn vẫn có một số “nhược điểm”: tốn nhiều nhiên liệu hơn cỡ 30% tính theo số lít (thể tích) cho cùng một quãng đường (tính theo khối lượng thì chưa biết), động cơ khó khởi động hơn trong thời tiết lạnh, và có khả năng bị quá nhiệt do công sinh ra lớn! Nói gì thì nói, em vẫn thích một chiếc xe chạy cồn, ngửi cái mùi nó sạch sẽ, khác hẳn! 🙂 Báo động về tình trạng dùng methanol thay ethanol sát khuẩn trong thời dịch! Methanol, độc, không sát khuẩn, không mùi! Còn ethanol, cồn y tế, sát khuẩn và có mùi nồng giống rượu, nên ngửi có mùi thì hẵng mua!

Fischer-Tropsch process

ace nhắc ngày này năm trước… lần lại lịch sử, trước khi có dầu mỏ và khí đốt, thì các đô thị châu Âu phần lớn sử dụng coal – gas, thứ khí có được khi nung, hầm than đá ở nhiệt độ cao trong lò kín khí, sau đó phân phối qua hệ thống đường ống tới từng hộ gia đình làm nhiên liệu nấu ăn, thắp sáng, sưởi ấm! Đến khi người ta khai thác được khí thiên nhiên trong các mỏ xăng dầu thì việc dùng coal-gas mới chấm dứt (những năm 60, 70), cái tên “natural gas” có từ đó, vì đó là loại khí – gas lấy từ thiên nhiên chứ không phải chế biến nhân tạo từ than đá!

Dù là dầu hay than thì đều là hydro-carbon. Nước Đức trong WW2 bị cắt đứt các nguồn dầu, đã tổng hợp nhân tạo phần lớn xăng, dầu, nhớt bôi trơn, etc… từ duy nhất một nguồn than đá! Con người vẫn còn tiếp tục phải sử dụng nhiên liệu hoá thạch một thời gian dài nữa, có khi là chỉ giảm chứ không chấm dứt hoàn toàn được! Cũng giống như nước Anh đã đốn đến cái cây, cánh rừng cuối cùng để đóng tàu vậy, lượng nhiên liệu hoá thạch cuối cùng, chắn chắn là sử dụng cho những con tàu vũ trụ đưa loài người rời khỏi nơi không còn sinh sống được là trái đất! 😢

Cái quy trình tổng hợp Fischer–Tropsch mà người Đức dùng trong WW2, sản xuất ra các loại nhiên liệu lỏng có cấu tạo CnH2n+2 giống xăng, dùng cho xe tăng, máy bay, trực tiếp từ than đá. Gần đây cái quy trình này và các biến thể của nó, nhận được rất nhiều sự chú ý, vì giả sử như có một nguồn điện giá rẻ nào đó (e.g: điện hạt nhân, mặt trời) thì có thể tổng hợp các loại nhiên-liệu giống xăng từ… nước và CO2, với carbon dioxide lấy trực tiếp từ khí quyển, quy trình này được xem là carbon-neutral, hiểu theo nghĩa không phải khai thác các loại nhiên liệu hoá thạch nữa!

giãn cách, 25

ho dù công nghệ phát triển tới cỡ nào đi nữa, thì các sân chơi mạng xã hội (MXH) như hiện tại, hiện nguyên hình như cõi hồng hoang, nguyên thuỷ, như thời còn là vượn người vậy! Trong các vấn đề nó đẻ ra, thì big-data, thao túng dữ liệu người dùng vẫn là chuyện nhỏ, những chuyện lớn hơn như tính chính danh, tin giả, bắt nạt xã hội, quảng cáo, lừa đảo mới là những vấn đề lớn! Ở tầm vĩ mô, có thể ví dụ vài cá nhân nào đó đưa tin giả, được hỗ trợ bởi một số cty ở VN, các cty này có cty mẹ ở Hồng Kông, đến lượt cty mẹ này do Hoa Nam tình báo giật dây! Một ví dụ khác, một tay ‘oligarch’ Nga, thông qua mạng lưới chân rết chằng chịt, chi tiền tạo quảng cáo và tin giả để tìm cách ảnh hưởng kết quả bầu cử Mỹ! Nói chuyện vĩ mô nó xa xôi quá, giờ quay lại chuyện vi mô ở ngay Việt Nam.

Hiện có khá nhiều nhóm lưu manh giang hồ (thường là cho vay nặng lãi, hay lô đề) cũng lập nhóm “Từ thiện” trên MXH, cũng đi phát vài tạ gạo, vài chục thùng mì (có bao nhiêu tiền đâu), tạo ra cái vỏ bọc lương thiện, tử tế như thế! Bà con chỉ biết ảo thôi, chứ có hiểu éo cuộc sống thực chúng nó toàn những thứ đầu trộm đuôi cướp thế nào đâu, có tới tận nơi xem tận mặt, hiểu rõ sự việc thế nào đâu?! Chính MXH đã dạy chúng nó những chiêu trò như thế. Kinh nhất hiện nay là các nhóm tự xưng “hiệp sĩ”, luôn rình mò, luôn “biết rồi”, luôn ra vẻ ta đây vì “việc nghĩa”, can thiệp chuyện “bao đồng”, trên Face vẽ bao nhiêu chuyện “tốt đẹp”, thực chất, chúng nó sống bằng cách tống tiền cá nhân & doanh nghiệp! MXH giúp cho tội phạm xây dựng thêm vài bộ mặt, trong số muôn ngàn khuôn mặt của chúng!

Làm nhớ đến một công án Thiền tông kinh điển: Nếu như cái xe bò không chạy, thì ông đánh cái xe, hay đánh con bò!? 😅

Nên xã hội càng phát triển, mà bản chất mông muội của con người chỉ càng trầm trọng thêm mà thôi! Ngày xưa thời của báo in, giấy viết, tin giả cũng có nhưng ít, và hạn chế, toà báo mà đưa tin sai, người ta còn biết chỗ mà đến ném cà chua, trứng thối để phản đối! Giờ một thằng ku lưu manh bá vơ, núp đâu trên núi, không ai biết nó là ai, mà vẫn có thể tác động đến con người và xã hội được! Nên chuyện này (sự vụ của Facebook), tôi đoán mới chỉ là khởi đầu mà thôi! Công bằng mà nói, Face chỉ là cái chợ để người ta buôn dưa lê, cái xấu của MXH là cái xấu chung của con người, chả của riêng gì Face! Rồi phương Tây cũng sẽ nhận ra, “tự do ngôn luận” vẫn có quá nhiều mặt trái, vấn đề căn bản đầu tiên là tính “chính danh” trên MXH, giải quyết được chuyện đó rồi thì mới tính tiếp những chuyện khác được!

Nói túm lại, MXH khiến cho đa số quần chúng trở thành “một con người khác”, riết rồi không ai quan tâm thực chất là như thế nào nữa, đó mới là cái nguy hại lớn nhất của MXH! Một cái ổ “nhảm nhí”, “dối trá”, “giả danh”, “ảo hoá”… mà chuyện đó chưa quan trọng, quan trọng là con người ta quên mất mình là ai, cái gì là thực, cái gì làm mình hạnh phúc, cái gì có lợi cho sức khoẻ và tâm hồn. Nhất là khi vô số cộng đồng, hội nhóm, tổ chức lưu manh nó ảnh hưởng, phụ thuộc, tác động lẫn nhau, tạo nên một cái “hệ sinh thái – eco-system”, tự nó nuôi sống bằng chính những cái “ảo giác” phản ánh qua lại giữa những “não trạng bệnh lý” giống nhau đó! Khi con người không còn biết mình là ai, không có mục đích xây dựng cá nhân gì, không còn khả năng “hướng thiện”, thì tất cả những điều khác xảy ra chỉ là hệ quả tất yếu!

hms dreadnought

ó rất nhiều thứ để nói về con tàu Dreadnought này, được xem là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải toàn thế giới. Đầu tiên là cái tên Dreadnought, hiểu nôm na trong tiếng Việt là “éo ngán thằng nào, chả sợ cái gì” 😅 Dreadnought tích hợp trong nó quá nhiều công nghệ tiên tiến thời đó, đến mức lịch sử thiết kế tàu chiến chia làm 2 giai đoạn: tiền – Dreadnought và hậu – Dreadnought. Dreadnought tàu chiến hạm lớn đầu tiên chạy bằng động cơ turbine hơi nước, tốc độ đạt đến hơn 40 kmph, đủ cho tất cả chiến hạm khác thời đó “ngửi khói”.

Dreadnought là tàu đầu tiên chạy than kết hợp với dầu mỏ! Hệ thống súng lớn bắn xa đến hơn 17 km, hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu từ xa (đây là một dạng máy tính cơ-điện đầu tiên). Đáng kể là Anh quốc hoàn thành Dreadnought trong thời gian kỷ lục 4 tháng, một kiểu phô trương sức mạnh công nghiệp! Dù vậy, sự nghiệp chinh chiến của Dreadnought không có gì đáng kể, thời gian WW1 thì con tàu đang sửa chữa nên bỏ lỡ hầu hết sự kiện. Dreadnought bị loại biên sau chưa đến 20 năm phục vụ, vì công nghệ tiến bộ không ngừng đẻ ra nhiều thế hệ tàu chiến mới!

ivermectin

ái vụ Ivermectin đứng từ góc độ “kỹ thuật tin giả”, có nhiều điểm rất đáng phân tích! Phải gọi là “kỹ thuật tin giả” vì nó đã được “lý luận hoá” thành bài bản, làm sao để kích động đám đông một cách hiệu quả! Điều đầu tiên phải nói là Covid-19 là một chứng bệnh rất phù hợp với tin giả, nhiều trường hợp tự hồi phục mà không cần thuốc men gì! Trong cái bối cảnh ấy, quăng bất kỳ thứ thuốc gì ra cũng “trị được bệnh” cả! Điều đầu tiên là nó đánh vào tâm lý đám đông, “gán nhãn thuộc tính”, à, ta biết rồi, thằng A là như thế này, sự việc B là có tính chất kia!

Ở một thời đại mà thông tin tuôn ào ạt từng giây từng phút như thế, chỉ cần có dòng chảy thông tin thôi, chẳng cần chứng cứ, cũng có thể điều khiển đám đông! Mà thông tin đúng, ví dụ như thuốc trị bệnh, thì cần nhiều tháng, nhiều năm mới đi đến một kết luận đơn giản và chính xác được, còn tin giả thì nó tuôn ra từ giờ này sang giờ khác! Quần chúng nó có cái nhu cầu “tha thiết, ngắt ngoải” phải thoả mãn, luôn luôn đánh giá, luôn luôn xếp hạng, luôn luôn phải “gán nhãn thuộc tính”, luôn luôn “ta biết”, không có mấy người giữ được cái tâm “KHÔNG”.

Nên đám tạo tin giả lâu lâu nó sẽ quăng ra một cái tin bá vơ, không ai có thể chứng minh được, cũng như không ai có thể phản bác được ngay lập tức! Cụ thể như trong trường hợp Ivermectin, nó xài “dữ liệu” từ một “bài báo khoa học” đã được xếp loại là “data-manipulation, thao túng, chỉnh sửa dữ liệu” và đã bị rút không cho đăng nữa! Chỉ cần một khởi đầu như thế thôi, là đã có thể nghi ngờ, bác bỏ toàn bộ những bước tiếp theo rồi! Mà xem xét những bước tiếp theo, toàn là những “chứng cứ” tham chiếu lòng vòng, tự nó “chứng minh, hỗ trợ” cho nhau!

Cái tâm thức đám đông, nó đã bị đào luyện bởi luồng thông tin, bởi mạng xã hội! Vì họ đã bị biến thành những người tiêu thụ – consumer thông tin! Và đám tung tin giả là đám lướt sóng cái nhu cầu này! Làm sao phải sản xuất ra càng nhiều sản phẩm thông tin càng tốt, thật giả không quan trọng, cứ phải nóng hổi, sốt dẻo là được! Đặt tít phải kích động cho người này ghen ghét người kia, như thế mới dễ tạo sóng gió! Phải kêu gọi thuộc tính bầy đàn, đánh vào cái tôi, người SG là như thế này, VN là như thế kia, cho họ một cái đám đông để bám víu vào đó!

Nên nói thật, nói mang tiếng ác, em mong dịch bệnh kéo dài thêm, để mà bà con đóng cửa sám hối. Mà em cũng thừa biết là chừng đó hoàn toàn không đủ để thay đổi được gì, bẵng đi vài tuần đâu lại vào đấy! Và em từng thấy, nhiều ông già 60, 70 tuổi, nhiều vị học hành Tiến sư, Giáo sĩ cao vòi vọi, vẫn bị một thằng ku lưu manh bá vơ kích động, lừa gạt như thường! Mà thằng ku lưu manh này nó học hành đâu chỉ lớp 2, lớp 3, lại nghiện hàng đá, thế mới đau! Nói tới nói lui, “cái-tôi vô-minh” là điều rất rất khó thay đổi, trong trường hợp VN xem như vô vọng!

hms viper

iper là chiếc tàu dùng động cơ turbine hơi nước đầu tiên của Hải quân Hoàng gia, thử nghiệm đã đạt đến tốc độ 57 kmph. Nhưng trước hết, phải nói về chiếc Turbinia, con tàu nhỏ được đóng bởi Charles Algernon Parsons để thử nghiệm động cơ do ông chế tạo. Kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng Victoria, một lễ duyệt binh Hải quân được tổ chức, 1897. Chiếc Turbinia xuất hiện tại lễ duyệt binh này, chạy qua chạy về mấy vòng. Hải quân đưa vài chiếc tàu ra đuổi bắt, nhưng không ai có thể theo được cái tốc độ kinh hoàng 34.5 kn (gần 65 kmph) của nó.

Catch me if you can! 🙂 Lúc đó, Turbinia là con tàu nhanh nhất thế giới. Chừng đó là đủ để con tàu “xấc xược” này lọt vào mắt xanh của Bộ Hải quân, và họ quyết định đóng Viper và Cobra để thử nghiệm về công nghệ turbine. Đến 1905 thì quyết định toàn bộ tàu chiến Hải quân tương lai sẽ được trang bị động cơ turbine. Nhân nói về gas-turbine và steam-turbine, đọc báo chí VN 10 bài thì hết 9 không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại này, dịch thuật thì làm ơn đầu tư học hỏi chút xíu đi, kiến thức cơ bản hơn 120 năm trước mà mơ hồ như đi trên mây!

hms magpie

agpie là con tàu khảo sát ven bờ của Hải quân Hoàng gia, lượng giãn nước… 37 tấn, là con tàu nhỏ nhất vẫn có cái prefix HMS, tức nó là “ship” chứ không phải là “boat”. Theo cách hiểu thông thường, phải trên 500, thậm chí trên 1000 tấn thì mới gọi là “ship”, đặc biệt trong một số lực lượng Hải quân, 1500 tấn vẫn chỉ là boat, nên boat hay ship, đó chỉ là quy ước chung chung mà thôi.

Thực tế có khá nhiều tàu nhỏ xíu mà vẫn được gọi là “ship”, vậy “ship” lớn hơn “boat” ở chỗ nào? Lớn hơn là ở cái role & mission – vai trò và sứ mệnh, và lớn hơn ở hàm lượng chất xám đổ vào trong đó, chứ không đơn thuần lớn ở kích thước! Hải quân Hoàng gia ngày nay về “lượng” chỉ có rất ít, 75 chiếc so với thời cao điểm của nó (Thế chiến 2, trên 2300 tàu), nhưng về “chất” thì đều là hạng nhất!

hms victoria

ictoria, 1887 là con tàu hơn 11.000 tấn hiện đại, là tàu chiến đầu tiên được trang bị động cơ hơi nước giãn nở 3 kỳ (triple expansion steam engine), cũng là tàu đầu tiên có động cơ turbine để chạy máy phát điện sơ khai. Victoria là soái hạm của phó đô đốc George Tryon, người đã chết cùng với hơn 350 thuỷ thủ trong một tai nạn kỳ lạ và ngớ ngẩn. Tryon nổi tiếng trong Hải quân Hoàng gia là người có nhiều ý tưởng sáng tạo, nhưng đôi khi kỳ cục, một người mềm mỏng, nhưng xa cách với cấp dưới, các sĩ quan dưới quyền rất ít khi dám chất vấn! Rất nhiều tai nạn trong hải quân Anh, Mỹ là do kiểu cá tính này gây ra! Tháng 6, 1893, ở Địa trung hải, con tàu đang hành tiến trong đội hình 2 hàng dọc song song với nhau, một hàng dẫn đầu bởi Victoria, một hàng dẫn đầu bởi HMS Camperdown!

Phó đô đốc Tryon ra lệnh 2 hàng ôm cua, hàng trái cua phải và hàng phải cua trái, đảo ngược hướng đi! Lệnh đưa ra rất rõ, nhưng các sĩ quan cảm thấy không ổn… Bán kính ôm cua của mỗi đội tàu là lớn hơn 700m, trong khi khoảng cách giữa 2 hàng chỉ có 1100m. HMS Camperdown trì hoãn thi hành lệnh vì thấy rõ nó không ổn, Tryon thúc dục bằng lệnh cờ semaphore: “còn đợi gì nữa”! Sự việc sau đó là Victoria và Camperdown đâm vào nhau. Camperdown ngập nhiều nước nhưng vẫn cứu được. Tryon lúc này vẫn chủ quan, lệnh đâm thuyền vào bờ, cách hơn 8km để giữ nó khỏi chìm và ra hiệu các xuồng cứu hộ xung quanh lui ra. Nhưng diễn biến sau đó quá nhanh, Victoria chìm sau 13 phút, các sĩ quan phớt lờ lệnh xông vào cứu người nhưng chỉ cứu được 1/2 thuỷ thủ đoàn, Tryon chết cùng 1/2 còn lại!