Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅

When We Were Young

ầu phim là cảnh 2 nữ sinh nắm tóc, đánh nhau long trời lở đất, lăn từ trên cầu thang xuống (phút 7:00), thanh xuân quả thật có nhiều chuyện để nhớ! 😃 Cũng đánh nhau mẻ đầu sứt trán, mà tại sao phim của người ta vẫn mang tính giáo dục rất cao!? Vì ngoài phản ánh thực tế, vẫn truyền tải rất nhiều giá trị khác! Không như phim VN, ngoài mấy cái bắt chước thô thiển, nhìn lại thấy một khoảng trống rỗng trong tâm hồn!

Phim đầy tính hình mẫu, sử dụng khá nhiều cổ văn, thành ngữ, Đường thi, Tống từ. Cũng bởi khối lượng văn học cổ đồ sộ như vậy, để học được 2, 3 ngàn chữ phổ thông mất rất nhiều năm, tốn khá nhiều “công phu”, thế nên thói “đĩ miệng”, những kiểu suy nghĩ và phát ngôn tuỳ tiện tự nhiên, tự dưng mà biến mất! Ai cũng “biết” muốn phát triển lâu dài cần nền tảng văn hoá, nhưng ai cũng loay hoay éo biết “văn hoá” là cái gì, bắt đầu từ đâu!? 😢

Vì nhà không có TV và cũng không có thói quen xem TV, nên lâu lâu, lại cứ phải xem vài bộ để cập nhật tình hình! Xem phim phụ đề này có nhiều cái hay, có thể sử dụng cùng lúc 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hoa, lâu lâu xem thêm tiếng Anh để xem họ dịch (diễn đạt, chuyển ngữ) như thế nào! Tiếng Hoa quả nhiên là một thứ tương đối “kỳ cục”, rút cuộc trở thành một không gian văn hoá riêng biệt mà người ngoài khó hiểu hết được!

Một kiểu chữ viết rất khó khăn và bất tiện! Không thật phù hợp để diễn đạt những vấn đề kỹ thuật chính xác, nhưng lại mang công năng giao tiếp xã hội vô cùng đa dạng và phong phú! Suy cho cùng, văn hoá không dừng lại ở tầng đầu tiên là ngôn từ (textual), nó đi xa hơn thế rất nhiều! Nên bảo ngôn ngữ chỉ là cái vỏ của tư duy là như thế! Bao giờ các “con ranh” VN mới hết loay hoay ở tầng ngôn từ thô thiển mà hiểu sang những tầng cao hơn!

senility, 2

Bước chân ra khỏi cửa Hàn,
Nước mây man mác muôn ngàn dặm khơi.
Gánh tình nặng lắm ai ơi…

hìn lại chiếc Serenity này toàn thấy những chỗ thi công chưa đạt, tuy về thiết kế vẫn là chiếc cảm thấy hài lòng nhất cho đến hiện tại. Thợ kiểu gì mà vẫn “sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó…” Đang suy nghĩ chiếc kế tiếp sẽ đặt tên gì, là Senility hay là Salinity?! 😀


cướp, hiếp, giết

hải chấm dứt thời báo chí ‘cướp giết hiếp’… chấm dứt thế éo nào được, đám báo chí cặn bã vẫn tiếp tục giật tít, vẽ chuyện đánh vào thị hiếu rẻ tiền của đám đông đó thôi, có cầu tất có cung. Nói đâu xa, trong các mục “Tâm sự”, chúng nó vẫn tiếp tục ngồi “sáng tác” ra những chuyện hoang đường, vớ vẩn: mẹ chồng-nàng dâu, bố chồng-nàng dâu, tại anh tại ả, vẽ ra những chuyện mang đầy chất đĩ điếm, lưu manh, kích động, ghen ghét vặt vãnh, những chuyện mang hơi hướm “vẽ đường cho hưu chạy”…

Theo em, để xử lý loại này, cần quán triệt một nguyên tắc: chuyện không xác minh được, không được đưa lên “công báo”! Hiểu như thế thì… tất cả chuyên mục “tâm sự” phải bị loại bỏ, không thể cứ vin vào một vài cái tên “vô danh” nào đó để tiếp tục ngồi sáng tác, vẽ chuyện tưởng tượng được! Tin đưa ra phải xác minh được, nếu không sẽ bị phạt, phải có cơ chế chế tài, đơn giản như thế! Những kiểu “nguồn tin nội bộ”, “nguồn tin dấu tên” cũng phải “cấm chỉ” luôn, cái gì cũng phải có tính “chính danh” rõ ràng!

Trường hợp cần thay đổi tên “nạn nhân” vì các lý do nhân đạo, “bảo vệ nhân chứng”, etc… cần phải ký một bản ghi nhận thông tin với cơ quan có thẩm quyền, mục đích là bảo đảm tính xác thực, và để truy cứu những ai cố tình đưa tin sai lệch! Cam kết này cần được “số hoá” để thuận tiện cho việc thao tác! Nói không xa, phương Tây là nơi đầu tiên chủ trương “tự do ngôn luận”, nhưng sớm hay muộn, chính họ cũng sẽ thực hiện nhu cầu “chính danh”, bởi sự “cuồng vọng” của con người là không có giới hạn!

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, hà cớ gì phải như thế, đẩy đến chỗ “trong sự thật không có tin thức, trong tin tức không có sự thật” có chắc sẽ tốt hơn không? Nhưng thời buổi suy đồi đành phải như thế! Mất Đạo mới cần tới Đức, mất Đức mới cần tới Nhân, mất Nhân mới cần tới Nghĩa, mất Nghĩa mới cần tới Lễ, mất Lễ mới cần tới Trí, mất cả Trí thì chỉ còn có “Tín”, quay về sau cùng, “Tín” ở đây không phải là niềm tin chung chung mà “Tín” được thể hiện ra dưới dạng pháp độ, luật lệ, bản ghi, cam kết rõ ràng!

Nhớ lại câu chuyện hài ngày xưa thời báo giấy, thằng bé ôm xấp báo trong tay, đi khắp phố và rao: “Tin sốt dẻo đây, 49 người bị lừa trong một thương vụ đây!” Rồi nó tiếp tục rao: “Tin sốt dẻo đây, 50 người bị lừa trong một thương vụ đây!” sau khi bán được thêm một tờ báo cho người thứ 50! Thời đại báo điện tử cũng y như thế, chả khác gì, mục đích là bán tin, còn tin như thế nào không quan trọng, mục tiêu là câu view, tạo sóng dư luận, còn “lương tâm đạo đức” vất cho chó ăn cũng được, chả ai quan tâm!

đương gia chủ mẫu

当家主母

rung Quốc, từ hàng chục năm qua, đã tạo ra nhiều thế hệ văn hoá điện ảnh có bề dày đáng nể: phim thanh xuân vườn trường, phim xã hội mới, phim cổ trang lịch sử .v.v… Tuy loại lảm nhảm không ít, nhưng loại có giá trị nghệ thuật vẫn không thiếu! Cuối tuần tranh thủ coi vài tập phim, coi để thấy cái vốn văn hoá, tư tưởng, kinh tế, kiến thiết, doanh nghiệp… kinh hoàng của họ! Phim nói về nghề dệt cổ truyền Tô Châu, ít nhất cũng đã thành công trên 2 phương diện, một là: kể lại ngày xưa “ông cha” đã xây dựng doanh nghiệp thế nào, hai là: qua đó cũng truyền tải một vài thông điệp đạo đức, mà cái thông điệp ấy, điện ảnh TQ lặp đi lặp lại mãi không chán: có nợ trả nợ, có ơn báo ơn, sống có trước sau, sống vì con người!

Nên tuy cũng có lúc, có chỗ giả tạo, nhưng ít ra phim ảnh TQ cũng đã tương đối thành công trong việc tạo ra một chuẩn mực đạo đức nhất định cho xã hội, chứ không như ở VN, đã lưu manh là bất chấp, không cần biết xuống thấp đến cỡ nào! Thấp đến độ tìm mọi phương cách đê tiện, cốt chỉ để hạ thấp, mưu hại người khác, đi đến tận cùng chính là tự mình làm hại chính mình, là tự cắt đường sống của chính mình! Sở dĩ nói sống “vì con người” là như thế, không phải chỉ có cái văn hoá “cố chấp cùng cực” và “bất chấp thủ đoạn”. Suy cho cùng, mưu hại người khác chỉ khiến cho bản thân “bất an”, tâm lý “bất ổn”, tâm hồn “bất thiện”, cái “nghiệp” ấy tuy đến rất chậm, nhưng rất chắc chắn, không thể che giấu, càng không thể tránh né!

Quay trở lại phim ảnh… thứ nhất: với điện ảnh Trung Quốc, lâu lâu lại xuất hiện tài năng, sáng tạo thật sự, đủ sức thay đổi thị hiếu, thị trường, đủ khả năng giáo hoá con người, chứ không phải chỉ toàn những thể loại bất tài, chỉ biết chạy theo thị hiếu rẻ tiền, hạ cấp. Thứ hai: thỉnh thoảng “Quan gia” lại ban lệnh từ trên xuống, cứ lại phải “chỉnh huấn”! Nên nói một chữ “thị trường” nhưng có nhiều cách hiểu, đành rằng phim ảnh thành công phần lớn theo tiêu chuẩn “kinh tế”, nhưng hàm lượng sáng tạo, lý tưởng cũng có vai trò quyết định! Và đành rằng “Quan gia” có quyền lực vô cùng lớn, nhưng bản thân con người cũng phải “hướng thiện”, cũng phải tự biết cái gì là tốt xấu! Xã hội “hưng” hay là “phế” cũng chỉ do những lý do tự thân như thế!

đồng đen, 2

ọc câu chuyện “cười ra nước mắt” này nhiều năm về trước, một nhóm lưu manh đem cục sắt nửa kg giả làm “đồng đen”, đem lừa bán với giá một triệu đô… Một nhóm tội phạm khác, chuyên làm tiền giả, đem chục kg tiền giả đi mua cục “đồng đen” đó, “mạt cưa mướp đắng” gặp nhau, công an tóm cả hai! Chuyện tưởng chỉ có trong tiểu thuyết giả tưởng này, thực ra hiện diện hàng ngày trong xã hội VN hiện tại, đâu đâu cũng thấy có!

Từ loại bình dân ít học cho đến anh tri thức bằng cấp, cũng toàn thể loại “kẻ cắp, bà già” như thế! Haiza, tại sao phim ảnh TQ phong phú như vậy, đơn giản vì họ nhìn cuộc sống, nhìn xã hội đủ sinh động, đủ sâu xa, chi tiết. VN muốn làm phim cũng thiếu gì đề tài, chỉ có đủ can đảm nhìn vào hiện thực XH hay không mà thôi! Nhưng không, người Việt mà, ngồi trong đống cxx tự tạo ra, vẫn tìm cách tự huyễn hoặc, tự “bốc thơm” cho được mới thôi! 😢

all music

hiều năm trước, đã nghĩ về những chuyện này, nhưng bẵng qua 1 thời gian rồi quên mất, hôm nay note lại ở đây! Chuyện “đạo nhạc”, vô tình hay cố ý, không phải chỉ “nóng” những năm gần đây, mà đã có từ xa xưa, những cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu từ trước cả thời của Rolling Stones và Led Zeppelin! Trong số đó, nhiều vụ đã được khẳng định rõ là “đạo nhạc”, nhưng khá nhiều vụ không thể có kết luận rõ ràng được, tại sao như vậy!?

Trong link dưới đây, tác giả dùng máy tính để phát sinh tất cả những giai điệu 12-notes, có khoảng 68 tỷ giai điệu như vậy (nhạc Việt ngắn hơn rất nhiều, thường chỉ 5, 6 notes). Nhưng đó thuần tuý là con số toán học, số những giai điệu nghe “thuận tai” ít hơn con số 68 tỷ đó nhiều lần! Thực tế là hàng ngàn năm phát triển của con người, của âm nhạc đã bắt đầu… xài hết “kho giai điệu” đó, nên trùng lặp sẽ là chuyện ngày càng nhiều!

Tác giả đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, nhiều cơ sở luật pháp hiện tại không được hợp lý cho lắm, sớm muộn gì cũng sẽ bị thay đổi, bãi bỏ! Ở đây không nói quá sâu về khía cạnh pháp lý, chỉ đặt ra câu hỏi là: nếu “kho giai điệu” cạn kiệt thì các nhạc sĩ sẽ phải làm sao!? Đương nhiên có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, nhưng con đường rộng nhất, nhiều đất sáng tạo nhất… là đi vào microtone!

Phải bỏ qua các hình thức quen thuộc 5, 7 hay 12 notes (pentatonic, heptatonic, chromatic…) mà dùng các đơn vị nhỏ hơn, chia một quãng thành 16, 32… quãng con. Sử dụng những đơn vị “nhỏ li ti” như vậy là siêu khó, phải có… “bản năng” về văn hoá, vốn sống, về đặc trưng thẩm mĩ vùng miền và sắc tộc, đương nhiên đó là một dạng tài năng rất lớn, mà “tài năng” thì… chúng nó, đám “nhạt sĩ” tào lao (99% chúng nó) làm éo gì có! 😃

thu rơi từng cánh

Mùa thu hoa cúc lại tàn,
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không,
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương…

ơn giản như Nguyễn Bính, không phải là thứ đơn giản mà ai cũng học đòi được, bắt chước chỉ đẻ ra được kiểu tào lao như “Hoa sứ nhà nàng”, “Nỗi buồn hoa phượng” mà thôi! Mở đầu 4 câu như thế, tiếp theo câu thứ 5 là thay không gian, đổi thời gian ngay lập tức: “Có người cung nữ họ Vương…” Tình hình dịch bệnh có vẻ tạm ổn, cái xưởng mộc đóng một lớp bụi dày, “tẩy trần” sạch sẽ cho chiếc xuồng chuẩn bị lại xuống nước! 😃

đếm chữ

oi phim thanh-xuân Trung Quốc cũng thấy y như vậy, họ có truyền thống “đếm chữ”, và chữ nghĩa của họ thì siêu nhiều! Ví dụ như học sinh phổ thông phạm lỗi kỷ luật gì đó là phải về nhà viết bản kiểm điểm “1 ngàn chữ”, nếu lỗi nặng hơn nữa thì sẽ phải viết kiểm điểm “2 ngàn chữ”… Điều này đã từng thấy áp dụng cho cả quan chức chính trị cỡ bự, kỷ luật là cũng phải viết kiểm điểm “5 ngàn chữ”, “1 vạn chữ”, mà chữ TQ thì rất dễ đếm! 😃

Phải công nhận giáo dục phổ thông TQ kỹ hơn VN nhiều, học sinh được học nhiều về văn học, lịch sử… tất cả tạo nên một “corpus”, các từ vựng, hành văn, diễn đạt, tư tưởng cơ bản. Không như VN, loay hoay vài ba năm, “đọc viết thông thạo” coi như xong, cùng lắm chỉ đạt đến trình ngôn ngữ báo chí cấp thấp! Nên mới đẻ ra những loại không biết cái gì, loay hoay với những ngôn từ “ngáo ngáo, thiểu năng” mà vẫn tự cho mình hay, mình giỏi! 😢

bác sĩ Khoa

ụ này có vẻ “chìm xuồng”, bởi nếu làm rõ ra, khả năng là dính tới nguyên một đám “báo chí bẩn”, chính đám báo chí ba-xu là người nuôi những loại như “Bác sĩ Khoa” chứ không ai khác! Cần phải nói rõ ra để bà con “nhận mặt” đám lưu manh bây giờ, thực tế chúng nó chính là những loại giang hồ mạng thời hiện đại, chuyên sống bằng cách tống tiền, khủng bố cá nhân & doanh nghiệp! Vì bản chất như thế, nên một cách tự nhiên, chúng nó sẽ tìm cách che đậy bằng các thể loại chuyện “cảm động, lấy nước mắt”, sẽ tìm cách tô vẽ bằng các thứ “đạo lý, lương tâm giả cầy”, thậm chí còn tìm cách đóng vai “lương thiện, chính nghĩa” nữa kia!

Đám báo-chí-bẩn kiêm giang-hồ-mạng này, nghiệp chướng chúng nó không quá xa đâu, người thế nào thì sẽ gặp được loại y chang như thế, từ đám này xuống tới đám đĩ điếm, ma-cô, tội phạm thật sự chả xa mấy… vì thực ra về bản chất, chúng nó cũng một kiểu người giống hệt nhau mà thôi, éo có khác cái gì: ưa hơn người bằng cách đĩ miệng, kiểu học đòi, loay hoay với 3 cái thói vẽ chuyện hư ảo (và trình vẽ đạt đến mức siêu hạng), chỉ thích ăn cướp và phá hoại chứ không thích làm! Nên nói “nồi nào úp vung nấy”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là như thế! Thời buổi đảo điên, thật giả lẫn lộn, mọi người phải nhìn thật kỹ để nhận diện rõ bản mặt chúng nó!

Có người hỏi: nhà báo ăn tiền doanh nghiệp cũng là chuyện thường, nhà báo cũng phải sống chứ! Em trả lời: “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”, em không cực đoan đến mức bắt bẻ mọi thứ! Nhưng riêng đám lưu manh này là rất không bình thường, có lẽ chúng nó đã làm quá nhiều chuyện xấu, đã quen vẽ chuyện để che dấu bộ mặt thật! Như kiểu truyện Harry Potter, mỗi khi làm chuyện cực ác là tâm hồn con người bị “chẻ làm 2” ấy! Bản năng thôi thúc, không thể cưỡng lại, phải “vừa là lưu manh, vừa là chính nghĩa”, “vừa ăn cướp, vừa la làng”, “vừa là đĩ điếm, vừa là thánh nữ” mới chịu! Chúng nó có thể chạy thoát nhiều thứ, nhưng không thể chạy thoát “nghiệp”!