Kinzhal & Shaska

inzhal và Shaska… về công năng cũng giống như cặp đôi Wakizashi và Katana của người Nhật vậy, nhưng về cấu tạo và cách sử dụng vẫn có chỗ khác biệt! Shaska là trường đao (dài, cong, một lưỡi).

Shaska luôn được trực tiếp treo bên yên ngựa, còn Kinzhal là đoản kiếm (ngắn, thẳng, hai lưỡi) thường thấy mang bên hông người sử dụng, một phụ kiện không thể thiếu trong bộ trang phục Cossack!

bạo hành gia đình

ương nhiên, sự việc mới dừng lại ở mức tạm gọi là “chấp cổ, nệ cổ” mà thôi, nhưng có thể nhiều người ở đây không biết, ở nhiều làng quê, nhiều gia đình, đi ra đi vào, đóng cái cửa, bật tắt cái bóng đèn, bày biện lư hương, hoa quả trên bàn thờ, những việc lặt vặt như vậy cũng trở thành cái cớ để chì chiết, mạt sát nhau, tình trạng căng thẳng kéo dài hàng chục năm. Rồi các đám hội, các ông già khăn đóng áo dài ngồi cãi nhau: anh học ở đâu cái “lễ” đó, phải như tôi mới là đúng nè…

Chuyện như thế phải gọi chính xác bằng cái tên “bạo hành gia đình”, dai dẳng đến mức trở thành “tâm thần”, chả ai sống được! Có vô số hình thức, có thể công khai, rõ ràng, cũng có thể là nhiều kiểu kín đáo, xảo trá khác, dù thế nào thì cũng chỉ là những “cái tôi” bé như hạt cát chuyên dở trò lưu manh vặt! Nếu thực sự là vì tinh thần Trần Hưng Đạo thì nghiên cứu tư liệu, điền dã khảo cổ tìm lại văn bản “Binh thư yếu lược” (đã thất truyền) đi, ví dụ như thế, đừng cãi chuyện cái lư hương mãi! 😢

whataboutism

ư duy hình thức: những ai đọc blog của tôi sẽ thấy tôi dùng cụm “ngôn từ hình thức” rất nhiều lần! Đó là sự lầm lạc trong suy nghĩ vốn chỉ dựa trên hình thức nhị nguyên trắng đen, càng phụ thuộc vào hình thức càng xa rời sự thật! Những người phụ thuộc vào tư duy hình thức thường đơn giản, phiến diện, thường chả có suy nghĩ gì sâu xa! Một ví dụ gần đây là chữ “whataboutism”. “Whataboutism” đơn giản là một sự so sánh, liên tưởng, vội vàng chụp mũ nó là “nguỵ biện” e rằng không được đúng! Mọi so sánh, liên tưởng luôn luôn chứa đựng một đạo lý đằng sau nó!

Đương nhiên so sánh chính xác tới mức nào vẫn còn tuỳ vào tình huống! Ngược lại, bác bỏ “whataboutism” mới chính là nguỵ biện! Một đằng khẳng định phải có nguyên tắc phổ quát đứng sau mọi việc, một đằng phủ nhận điều này, cũng là trá hình cho “tiêu chuẩn kép – double standard”, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không cần lý do! Chỉ những môi trường văn hoá kém mới liên tục phải vướng vào kiểu tư duy hình thức này, nó thể hiện một điều: con người bị vướng vào cái tôi nhỏ nhoi, lúc nào cũng: tôi đúng, anh sai, liên tục cần có lý luận trắng đen để bám víu!

Nhìn qua xứ bạn, thấy được những điều khác hẳn! Đọc đề thi văn Cao khảo của Trung Quốc những năm gần đây là thấy, học sinh trung học của họ đã ở một trình độ khá cao, đã biết vượt qua các kiểu tư duy hình thức mà nhìn mọi việc một cách toàn diện hơn! Thú thật là tôi rất thích đọc đề thi ngữ văn TQ, cao hơn hẳn một bậc so với VN, ví dụ như đề văn Thiên Tân: Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đề văn Thượng Hải: Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên. Đề văn Chiết Giang: cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ với chủ đề này. Đề văn Bắc Kinh, thật sự xuất sắc: bàn về sự bền vững của nền văn minh, thí sinh cần phân tích sự bền vững trong nền văn minh Trung Quốc đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ gian khó và xây dựng lại đất nước như thế nào.

Phim thanh xuân Trung Quốc thường đặt nặng tính giáo dục, không chỉ đưa ra ví dụ điển hình, họ rất quan tâm việc phổ cập, giảng giải các vấn đề tâm lý xã hội: chuyện thường gặp của các lứa tuổi, các cách vấp ngã và trưởng thành, các kiểu hiểu lầm phổ biến thường xảy ra giữa con người với nhau, các mẫu tâm lý bất thường, bệnh hoạn thường gặp, các vấn nạn xã hội như đa cấp, lừa đảo, các mánh khoé thị phi xảo trá của mạng xã hội cũng được phân tích kỹ! Nếu đã đạt đến trình độ cỡ các đề thi cao khảo thì hầu như sẽ không còn vướng vào các “lý luận hình thức” trắng đen nữa!

Kinh nghiệm của riêng tôi về những người “lú luận hình thức” là… họ không có khả năng phân biệt âm nhạc hay và dở, vì mãi tìm kiếm lý lẽ, ngôn từ khả dĩ có thể chứng minh “tôi đúng”, vì chỉ “nói” mà không “nghe”, vì không thể để tâm mà lắng nghe cho nó thấu đáo, để cảm nhận nó hay dở, thô mộc tinh tế như thế nào, suốt ngày lên mạng tìm đọc tài liệu, xem cái gì khả dĩ có thể có lợi về lý luận ngôn từ, mà không biết cách “phản tỉnh”, nhìn vào cái tâm của chính mình cho nó rốt ráo! Họ không hiểu rằng ngôn từ kiểu trắng/đen vẫn có sự giới hạn, khiếm khuyết rất rõ ràng của nó!

Au bord des pleurs

es yeux Lara, revoient toujours ce train, ce dernier train, partant vers le chagrin. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà l’horizon brûlait. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà le canon tonnait. Cette chanson, que chantaient les soldats. C’était si bon, serré entre tes bras. Au bord des pleurs, tu souriais Lara, oubliant l’heure, la guerre, la peur, le froid. Un jour Lara, quand tournera le vent…

dialect

iếng Ukraine là một phương ngữ (dialect) của tiếng Nga hay là một ngôn ngữ (language) độc lập, tranh cãi này vốn đã loanh quanh suốt mấy trăm năm nay! Người Nga thì vẫn luôn cho rằng tiếng Ukraine chỉ là một phương ngữ của tiếng Nga, còn người Ukraine thì dĩ nhiên có quan điểm ngược lại! Ngay cả trong giới ngôn ngữ học cũng không có một định nghĩa chính xác phân định rạch ròi giữa “dialect” và “language”! Có người thậm chí còn nói thẳng ra rằng: một phương ngữ sẽ trở thành ngôn ngữ độc lập khi nó có… hải, lục, không quân đủ mạnh! 😅

Tôi thực sự không quan tâm ai đúng sai, thắng thua, chỉ nhìn từ góc độ văn hoá! Khi mà hầu hết nội dung, suy nghĩ đều phải đi vay mượn, bản thân trống hoác! Lúc nào cũng muốn “vỗ ngực xưng tên”, cứ như thế, vì thực tế không giống như tưởng tượng nên dần dần ngã về phía các kiểu lưu manh lặt vặt, các biện pháp cực đoan! Vì thiếu vắng nội lực nên “ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm”! Về điều này, anh U giống hệt một số không nhỏ người Việt, đầu óc kiểu “con nít lên 3” nhưng lúc nào cũng “hoang tưởng” mình là “một cái gì đó”, lúc nào cũng “anh thế này, tôi thế kia”!

Servant of the people

hật đúng là khó định nghĩa thế nào là bản sắc quốc gia, dân tộc! Ở một nơi mà số lượng người dùng tiếng Nga và tiếng U ngang nhau (cỡ 45%), nhưng có xu hướng nghiêng về tiếng Nga (gần 70% người U nói thành thạo tiếng Nga). Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hoá, âm nhạc, truyền hình, báo chí… thì 70 ~ 80% dùng tiếng Nga. Về nhà có khi còn xài tiếng U đôi chút, chứ ra ngoài bàn chuyện làm ăn, nói chuyện văn hoá, chính trị, bàn các vấn đề hàn lâm, học thuật, các đề tài pháp luật, khoa học, kỹ thuật… thì đều phải xài tiếng Nga! Thậm chí chửi nhau đến hồi căng thẳng cũng phải văng tiếng Nga ra cho nó được “sang chảnh”! 🙂

Tình hình cũng tương tự như vậy ở Belarus, các nội dung nghiêm chỉnh, mang tính hàn lâm, học thuật là đều phải xài tiếng Nga! Khác chăng là người Belarus chấp nhận chuyện đó một cách tự nhiên, còn người U phản kháng một cách “bản năng” mà không hiểu rằng “ngôn ngữ” chính là “tâm hồn”, phản kháng lại chẳng qua là một cách tự mâu thuẫn chính mình, chính là “vấn đề” của bản thân mà không ý thức được, không giải quyết được, nên mới thành ra như thế! Như series truyền hình hài Đầy tớ của nhân dân – Servant of the people, loạt phim truyền hình nổi tiếng đã góp phần đưa Zelenskyy từ tổng thống giả trong phim trở thành tổng thống thật ngoài đời, phim cũng được quay bằng tiếng Nga, rồi mới lồng tiếng U vào sau!

địa nhiệt

ịa nhiệt, các dạng năng lượng hạt nhân an toàn mới, quang điện (sử dụng các tấm gương tập trung nhiệt dùng molten-salt làm vật liệu lưu nhiệt, bảo đảm phát điện 24/7 mà không phụ thuộc quá nhiều vào mặt trời! Rất nhiều hình thức thu hoạch năng lượng khác phối hợp lại sẽ hoàn toàn thay thế nhiên liệu hoá thạch trong tương lai không xa!

Máy móc nhỏ dùng pin lưu điện, máy móc lớn thì dùng động cơ hydro – xanh (hydro có được do điện phân nước, quá trình này cũng cần đến điện năng)! E chỉ có các thiết bị, máy móc quân sự là vẫn sẽ còn dùng xăng dầu! Nên trào lưu điện mặt trời rầm rộ ở Việt Nam thời gian mấy năm qua, tôi nghĩ cũng chỉ là một hình thức mua rác thải công nghệ lạc hậu mà thôi! 😢

taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, viết bằng tiếng Nga về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!

Катюша

ài hát không thể phổ biến hơn, kỹ thuật hạ tone, thay vì lên tone ở những đoạn cao trào! Cũng là một chút mới lạ vì thực ra, hạ tone khó hơn lên tone! Đừng vì bài ca phổ biến mà vội cho là văn công, văn nghệ!

Âm nhạc của riêng Elena Vaenga thực sự siêu phức tạp, rất nhiều variation – improvision tinh tế, nhưng đôi khi quá phức tạp khiến cho một người nghe “kiên nhẫn” như tôi cũng thấy mệt, bị “lạc” trong cái không gian biến ảo đó!

Ukraine

ghĩ mà ngán ngẩm cho anh U, đương nhiên quốc gia nào cũng có quyền “dân tộc chủ nghĩa”, “vỗ ngực xưng tên” một tí, nhưng người ta mô tả anh U bằng từ: “Nga nhỏ”, với hàm ý “khôn ngoan lặt vặt”! Quân đội quốc gia thì không xây dựng được, phải dựa vào các “private army” được tài trợ bởi các ông trùm, mà các tiểu đoàn dân quân này bản chất cực hữu, neo-Nazi, như “Azov battalion” là trưng bày biểu tượng Phát-xít công khai! Về phương pháp thì dùng các biện pháp khủng bố như tạt axit, ném bột thuỷ tinh vào mắt, bắn về cả 2 phía trong đoàn biểu tình.

Một quốc gia, dân tộc đương nhiên có quyền độc lập, có quyền tự hào về bản sắc của riêng mình, nhưng trước hết phải trưởng thành về tư cách, cá tính, về phương diện đạo đức cộng đồng và luật pháp căn bản đã! Cứ mãi “không chịu lớn”, toàn dựa vào các biện pháp cực đoan, gian vặt, lưu manh, đĩ miệng, toàn ba láp trên trời dưới đất! Chả trách để cho NATO giật dây xỏ mũi! Tôi chỉ ủng hộ Nga về mặt văn hoá thôi, chứ cũng không cho rằng Nga về chính trị là cái gì siêu việt mà người ta phải nghe theo! Nhưng giữa 2 cái xấu, thì rồi cũng phải chọn cái ít xấu hơn mà thôi!