bạch lạp truyền kỳ

Ngay từ thời Đường, Trung Quốc đã có “công nghệ” sản xuất nến với sản lượng thường niên đạt hàng chục ngàn, thậm chí có thể đã lên đến hàng trăm ngàn tấn, tạo nên một ngành kinh doanh lớn! Mọi người thường nghĩ nến làm từ sáp ong, nhưng bao nhiêu ong, bao nhiêu sáp cho đủ!? Cũng gần tương tự như trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch kén tằm để ươm tơ dệt lụa vậy! Họ trồng một thứ cây, và nuôi một loại côn trùng giống như rận trên cây đó, côn trùng này sinh trưởng và tạo kén trên thân cây! Thu hoạch kén này sẽ có sáp trắng làm nến trắng! Và sau đó là xây dựng thành nông trại lớn, sản xuất ở quy mô công nghiệp!

Có cơm ăn, áo mặc rồi, lại có nến để ban đêm đọc sách, “thập niên đăng hoả – 十年燈火” thời gian dài như thế thì dân trí nó mới lên được. Có thể sản xuất với số lượng lớn, giá thành rẻ thì mới tạo ra được hiệu ứng làm thay đổi xã hội: có thêm nhiều người thắp đèn đọc sách (hoặc thêm nhiều người thức đêm đánh bạc 😀 ). Về chủng loại cây, nguồn phương Tây ghi nhận: privet – nữ trinh – 女贞, nguồn Trung Quốc ghi nhận hai loại cây đều có thể dùng: một là nữ trinh, hai là tần bì (ash). Mà tần bì có tên tiếng Hoa là: Bạch lạp thụ – 白蜡树, riêng cái tên “Bạch lạp – sáp trắng” cũng đã nói lên việc cây trồng chủ yếu để làm gì!

cổ tranh, tân tranh

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên – 錦瑟無端五十弦,一弦一柱思華年。。。 – Đàn chi năm chục dây bày, Mỗi dây một trụ, nhớ ngày xuân xanh… Mới đầu thì thích nghe Vương Phi hát, sau thì thích nghe âm “cổ tranh” hơn, sau nữa thì không nhất thiết phải là tiếng đàn, tiếng hát nào…

Từ “cổ tranh”, TQ hiện tại đã phát triển thành “tân tranh”, tính năng trình diễn tiệm cận, gần tương đương như piano, âm sắc cũng đầy và ấm hơn trước. Haiza, người ta viết câu nhạc dài 15, 16 nốt có dư, miên miên bất tuyệt như thế, tự nhìn lại những cái thể loại viết câu nhạc 4 ~ 6 nốt cụt lủn, ngô nghê y hệt như con nít ê a tập hát! 🙁

tàu bay giấy

Cái này hay, y như con nít làm “tàu bay giấy”, cắt giấy làm đồ chơi chứ có gì đâu, đơn giản vô cùng, dùng hồ dán lại, dùng dây và băng keo buộc lại, rồi gắn thêm cái động cơ điện Lego, thêm cái mạch điều khiển Raspberry PI nữa là xong, bay xa đến 120 km! 😃 Đương nhiên mình “đơn giản hoá” vấn đề như thế, nhưng thực chất cũng… gần như vậy, không quá khó để chế tạo! Quan trọng là phải rẻ, có thể chế tạo nhanh với số lượng rất lớn, làm thành bầy “châu chấu” tấn công đối phương. Dĩ nhiên đây là thiết kế dã chiến, để có thể sản xuất trong điều kiện kỹ thuật tối thiểu của chiến trường, chứ nếu đã có máy móc, hạ tầng công nghiệp đầy đủ thì chả ai làm vậy, đúc nhựa nhanh hơn nhiều…

Cũng như bầy UAV tấn công căn cứ không quân Nga tại Syria mấy năm trước, Nga chặn được hết, nhưng nếu tấn công với hàng trăm UAV thì chắc cũng sẽ bó tay! Đó cũng là UAV tự chế, thô sơ do các nước phương Tây hỗ trợ chế tạo, sử dụng toàn các cấu kiện thương mại phổ biến trên thị trường, nên việc truy vết nguồn gốc rất khó khăn! Thế rồi chúng nó đi lu loa, vu vạ nước khác là “tài trợ khủng bố”! 😃 Cũng y như Palestine vậy, giờ xem như bị Israel kiểm soát toàn bộ, lâu lâu bắn vài quả đạn cối thì Vòm Sắt chặn hết, tầm bắn quá ngắn nên sẽ bị dò ra và tiêu diệt ngay! Nếu từ ngoài 100km mà phóng số lượng lớn UAV vào, dù là loại đơn giản nhất, ngu nhất, thì hình thái cuộc chiến đã khác!

yakov dzhugashvili

Chương trình phim ảnh Xô-viết… cuối tuần… Yakov, con trai của Stalin không phải là một người có tài năng hay đức tính gì nổi bật, sống dưới cái bóng quá lớn của một người cha chính là một sự bất hạnh! Tuổi thơ Yakov trãi qua nhiều xung đột, có lần tự tử bằng súng nhưng chỉ bị thương, không chết! Biết chuyện, Stalin còn rủa: mịa cái thằng đến ngắm khẩu súng cho ngay cũng không làm được!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Yakov là đại uý, chỉ huy một đội pháo binh chiến đấu trong vòng vây ở Ukraine! Tình hình Hồng quân lúc này rất bi đát, liên tục thất bại, liên tục phải rút lui! Một đội biệt kích được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm cho bằng được Yakov, tìm cách cứu anh ta, không để người Đức bắt được. Một chiến dịch mà lịch sử hiện đại giờ đây cho biết là cầm chắc thất bại…

peter the great, tv series

Tháng 3, 1697, phái đoàn ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm qua nhiều nước châu Âu, dẫn đầu bởi đại sứ Franz Lefort, trong đoàn có anh đánh xe ngựa mang tên Peter Mikhailov, chính là Sa-hoàng giả danh, nhưng với chiều cao 2.03m của mình, đi đâu người ta cũng biết đó là ai! Lúc này, nước Nga hãy còn lạc hậu lắm, các thế lực bảo thủ, nhất là nhà thờ Chính thống giáo, không muốn Sa-hoàng của mình chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn minh phương Tây. Một đoàn đông đảo dẫn đầu bởi các giáo sĩ chặn đường nhà vua, đứng đầy trên một cây cầu bắt ngang sông Moskva, họ thỉnh cầu Peter đừng xuất ngoại.

Việc một Sa-hoàng để trống ngai vàng, đi ra nước ngoài là điều chưa bao giờ xảy ra ở nước Nga trung cổ. Viên chỉ huy ngự lâm quân quay lại hỏi ý kiến và nhận được lệnh cán qua đoàn biểu tình! Hàng trăm con ngựa phi nước đại càn qua cầu, đè chết vài chục người và làm hàng trăm người bị thương khi cố nhảy từ trên cầu xuống sông! Ngồi chung xe với Sa-hoàng, người hầu Menshikov (sau này là Tể tướng) còn kịp ngoái lại để nhìn thấy chính cha ruột của mình, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình, kịp nhảy xuống sông thoát thân! Nước Nga đã bước ra khỏi đêm dài Trung cổ để văn minh hoá, hiện đại hoá như thế đó!

Đôi khi tôi thật sự ngạc nhiên về văn minh Anglo – Saxon, làm tài liệu, tư liệu giỏi nhất thế giới chính là họ. Chịu khó thu thập hiện vật lịch sử, xây nên các bảo tàng rộng lớn chính là họ! Bỏ công sức đi khắp nơi nơi, nghiên cứu các nền văn hoá, biên soạn ra vô vàn sách vở, phim ảnh cũng là họ! Và xào xáo các tư liệu đó, trình bày nó theo cách có lợi cho mình, dùng chính những thông tin thu thập được để nhào nặn, suy diễn, áp đặt, vẽ nên những hình ảnh khác, theo một cách vừa láo toét vừa khéo léo, tuỳ thời điểm, tuỳ bối cảnh, cố tình chụp mũ, gán nhãn, định danh, “ta đây biết rồi, nó là như thế này thế kia”, cũng lại chính là họ!

serenity-2, part 7

Test rolling with my newly – built Serenity – 2, just a few hours on water is better than any other types of therapy / detox. (On a side note: me in the video look more and more quite like Trotsky! 🙂) Serenity – 2 has, compared to the previous build, one more centimeter of freeboard, its aft – deck is also higher, but the font – the deck profile has been reduced cross – sectionally. So, it’s not easier or harder to roll, just feel quite the same. Once the minor leak was detected and fixed, the two for – n – aft compartments are absolutely dry, not a single drop of water gets in even I was rolling for more than an hour. I’m more than happy with that, knowing that your storage would be water – proof and safe!

But even more important is that you know your “positive – buoyancy” is safe – guarded, once you’re out there “in the blue” (not now, still “in the brown”!) Well, unless the hull is breached, but if that’s the case, it’s yourself, not the boat anymore, that is to be worried about. Some people would like to stuff the boat with foam or inflatable bags to reserve buoyancy, but in my case, that’s not really feasible, having to carry a considerable – amount of provision, there’s not any storage space to spare! Watching the video, I’ve noticed how small the kayak has become, there’re quite some differences between 15.5′ and 18′. Will try to have some longer paddling in the upcoming weeks, to get to know the boat better!

To be updated…

đuổi hình, bắt chữ

Công phu kinh hồn… chữ này là giả chữ in mộc bản, vì xưa in kinh sách thường khắc âm bản trên ván gỗ, mà gỗ thì có sớ! Nên nét ngang khắc mảnh vì thuận sớ, mà nét dọc phải khắc đậm vì nếu không sẽ dễ bị gãy, mòn, nhoè. Tôi biết có nhiều người viết tay chữ Hoa y hệt như máy, kỹ năng đủ để làm giả giấy tờ mà người thường không phân biệt được. Công phu như vậy chưa thấy người Việt nào làm được, mặc dù “múa thư pháp” các kiểu để “loè người” thì “kinh hồn” lắm! Nhân tiện nói về “chữ nghĩa” và “công phu”… Chữ TQ, mặc dù đã giản lược đi nhiều so với trước, nhưng vẫn còn rất rất khó, phải mất nhiều thời gian học thuộc, ghi nhớ, nghiền ngẫm. Học sinh TQ tốt nghiệp cấp 3, thậm chí là cả ĐH, khả năng cao đưa cho một bài có nhiều chữ khó là… vẫn không đọc được! Thế nên tốt nghiệp ĐH rồi, vẫn phải chịu khó học hành, trau dồi thêm, mở rộng kiến văn, ngoài 30 tuổi mới dám phát ngôn chút đỉnh, chưa nói chuyện trở thành chuyên gia, nghiên cứu này nọ! Không như anh VN, mới học hết lớp 5 trường làng đã chém gió thành bão!

Cái sự khó ấy cũng có tác dụng của nó! Nó đẻ ra những thành phần dân cư “cẩn ngôn, thận hành”, tức là nói năng và làm việc “cẩn thận”. Từ dùng phải cho hết chiều sâu, câu nói ra phải có ý tứ! Nnên gọi là “thâm Nho” là thế, trong các giao dịch xã hội, làm ăn buôn bán, và tất cả các hoạt động khác, không tính toán sâu xa, không “mưu sâu kế hiểm” thì không phải là người Trung Quốc! Có được điều đó đơn giản là từ… căn bản giáo dục mà ra! Nên nhiều khi đơn giản đến mức rỗng tuếch đi chửi người khác thâm nhọ thấy cũng hơi kỳ! Tự nhìn lại mình, tiếng Việt giống như kiểu một trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, ngoài một số sự “nhanh trí, thông minh vặt”, còn thì nội dung trống hoác! Nên… làm ơn, đừng chơi cái trò “đuổi hình bắt chữ” nữa, lâu lâu bắt gặp một vài trường hợp thì còn thấy hài hài, chứ chơi nhiều người ta sẽ nghĩ mình bị “thiểu năng trí tuệ”, đầu óc không nghĩ ra được cái gì cho có nội dung, nội hàm nghiêm túc, toàn những câu chữ lảm nhảm, trơn tuột, nói sao cũng được, và cũng chỉ dùng để nói cho vui, chứ chẳng làm nên được tích sự gì!

PREKRASNOE DALEKO, 2

Tôi thường nghe thấy một giọng nói, vọng lại từ tương lai xa xôi. Giọng nói nghiêm túc hỏi tôi: ngày hôm nay anh đã làm được những gì cho tương lai mai sau!? Hỡi tương lai xa xôi tuyệt vời, xin hãy nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thôi, xin đừng quá dã man, đừng quá tàn bạo với tôi…

恭喜恭喜

Chương trình âm nhạc đầu xuân… 🙂 Bữa nghe ngoài đường thoáng mở bài này, trước có ấn tượng không tốt, do những trình bày “hàng chợ” kiểu Hồng Kông làm hỏng bài hát. Nghe, nghĩ rồi giật mình, có điều gì đó không đúng, âm điệu và tinh thần gốc của nó có lẽ rất khác!

Nên về tìm hiểu thử xem sao, hoá ra bài ca có một lịch sử khá lâu đời, mãi từ năm 1946, ngay sau WW2, khi Trung Quốc vừa được giải phóng khỏi sự xâm chiếm của Phát-xít Nhật, thế nên bài ca có những lời như: Đêm dài thăm thẳm đã qua, Đã nghe thấy tiếng gà gáy sáng…

Moscow strikes back

Chương trình âm nhạc… cuối năm 🙂 Trích đoạn phim tài liệu “Moscow strikes back”, giải Oscar năm 1942, có lượng lớn khán giả trên toàn thế giới! Một phim rất ấn tượng với những cảnh quay số lượng lớn kỵ binh tấn công trên thảo nguyên, hay những trường đoạn góc rộng, đội quân trang phục mùa đông trượt trên băng tuyết! Về phần nhạc là “Hành khúc những người bảo vệ Mạc-tư-khoa”!