kogda my byli na voyne

ghe kỹ chỉ một bài này có thể lần ngược lại lịch sử hàng trăm năm, có lẽ có nguồn gốc dân ca Á – Âu xa xưa, trước khi được Tây-phương-hoá thành nhạc nhà thờ, rồi lại được hiện-đại-hoá nhiều lần nữa… Nghe giống như đọc lại Aleksey Tolstoy, chính xác như trong sách của ông mô tả: các bên cầu nguyện trước khi bước vào cuộc chiến…

when we were at war

iếp theo chương trình là ca khúc “Когда мы были на войне – When we were at war”, Viktor Sorokin & dàn đồng ca Kuban Cossack trình bày! 100 năm, 1917 ~ 2017… Từ Vladimir cho đến Vladimir… Vladimir đầu là Vladimir Ilyich… Vladimir sau chính là Vladimir Vladimirovich… người đưa nước Nga trở lại vị thế hùng cường như cũ! 😅

kayak techniques, roll, 4

hớ lại những lần đầu tiên, chẳng có gì phải giấu giếm, là tôi rất nhát, rất sợ cảm giác lật thuyền, đang yên ổn, khô ráo, tự dưng cắm đầu xuống, sặc nước và hoàn toàn không có khả năng cứu vãn tình thế! Nhưng đôi khi cứ phải lật một cái, cứ phải xoay qua một cái ngưỡng, rồi chuyện mới khác đi được! 🙂

Đến nay thì có thể nói phần lớn các kỹ thuật của kayak đều đã thành thạo, đương nhiên vẫn phải tiếp tục tập cho nhuần nhuyễn hơn nữa, ví dụ như các động tác bên tay phải vẫn chắc chắn và chuẩn hơn bên tay trái, mặc dù tôi vốn thuận tay trái (cái này cũng phải xem lại, có khi là kiểu người… không thuận tay nào) 🙂!

kayak techniques, roll, 3

ayak techniques, roll, 3… giờ thì những cú xoay 3, 4, 5… vòng liên tiếp đã trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng! Đương nhiên không gian tập luyện vẫn khác thực tế, khi sóng đánh thuyền lật xoay nhiều vòng! Thực tế, phản xạ cần phải nhanh và nhuần nhuyễn: đánh giá tình hình, áp dụng kỹ thuật hợp lý để lật ngược lại thuyền khi bị sóng đánh úp!

Nên vẫn còn phải tập luyện nhiều hơn, để các động tác trở thành “muscle memory – trí nhớ cơ bắp”, tự động áp dụng trong tình huống thực tế! Nhưng một khi đã làm được rồi bên trong sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn rất rất nhiều, các động tác đã trở nên mềm mại và tự nhiên, không còn căng cứng, thiếu hợp lý do nỗi lo sợ bên trong nữa! 😀

kayak techniques, roll, 2

hời tiết những ngày sau Tết bắt đầu viêm nhiệt, tốt nhất là ra sông chơi trò “con sứa” 😀! Những lần full – roll đầu tiên, giờ thì đã bảo đảm roll 100% thành công, có điều, động tác vẫn có gì đó chưa thuần thục!

Chắc chắn một điều là người như mình không làm nghề phi công được, vẫn có chỗ “lấn cấn” khi xoay 360 độ, một khi “thế giới đảo ngược” là nhất thời không phân biệt được trái phải, không định hướng được hành động… 😢

chấn hoa

oi nhiều đến phát nhàm, những kiểu mẫu phổ biến, con nhà người ta: cấp 3 là học trường Chấn Hoa (chữ ‘chấn’ trong chấn chỉnh, chấn hưng), lên Đại học là vào Thanh Hoa (chữ ‘thanh’ với 3 chấm thuỷ, nghĩa là trong sạch, thanh cao), ra trường là tham gia kiến thiết doanh nghiệp kiểu như Hoa Vi (Huawei, chữ ‘vi’ tức là: vì, bởi, do, cho…)

Trung Quốc mà, nhất là những vùng phía đông bắc, làm cái gì cũng có bài bản, có tư tưởng nhất quán ở đằng sau, nói theo kiểu ngày xưa tức là…. “tu, tề, trị, bình” !!! 🙂 Tuy có phần khuôn mẫu, nhàm chán, thậm chí giáo điều, nhưng phim thanh xuân Trung Quốc truyền đi những thông điệp, những ví dụ, những bài học làm người một cách rất rõ ràng và tươi đẹp!

kayak techniques: brace, 4

ó những lúc vấp ngã trong cuộc đời, tôi… vịn cái mái chèo để đứng dậy! 😀 Cuối năm cũ, đầu năm mới, tập lại kỹ thuật kayak bracing, rõ ràng là trước đây chưa nắm được “yếu quyết” của nó, nên “phương trình thành công” phụ thuộc quá nhiều biến số như vậy! Thực ra chỉ có một vài nguyên tắc, nếu vì lý do gì mà tay không đủ mạnh (e.g: thời gian dài dịch bệnh ít tập luyện), thì phải tăng chiều dài cánh tay đòn… Happy Lunar new year everyone !!! 😃

mùa hè của hương bạc hà

hủ pháp “kịch” trong phim ảnh TQ… Chàng trai hẹn bạn gái, bạn gái khóc ướt vai áo, về nhà ku em hỏi sao áo lại ướt, thằng anh trả lời: do chó con nó liếm! Thằng em 10 tuổi lém lỉnh đáp: chắc con chó dễ thương lắm! 😃 Cách làm phim “tăng tuổi, tăng độ trưởng thành” cho nhân vật như thế rất phổ biến trong phim ảnh TQ, lâu lâu lại xuất hiện một nhân vật, một giây phút xuất thần, trở thành người khác, tách biệt ra khỏi bối cảnh! Hay hay dở, giỏi hay vụng, thì cũng là một “thủ pháp”, cứ phải “tăng tuổi” cho nhân vật để giúp truyền tải một thông điệp, đạo lý nào đó…

Phim thanh xuân là một hình thức phản tỉnh, người ta nhớ lại những tháng ngày xưa ấy, “nhớ lại và suy nghĩ”, tìm cách diễn đạt, hình dung lại sự việc, cho nó một cái nhìn có tính toàn diện hơn, đồng thời cũng mang tính giáo dục hơn! Phim TQ là trùm những “thủ pháp” như thế, làm phim kiểu như vậy chính là cách để giáo dục, uốn nắn thế hệ trẻ. Đương nhiên lạm dụng “thủ pháp” sẽ khiến phim đơ cứng, thiếu tự nhiên. Suy cho cùng, đó là những điều xảy ra một cách tự nhiên ở lứa tuổi đó, còn “lý tính” chỉ là cái mà chúng ta áp đặt cho nó mãi về sau này mà thôi…

Thanh xuân

hời gian cuối năm rảnh rỗi, xem vài bộ phim thanh xuân giải trí! Phim này đúng là có khác biệt với những thể loại “thanh xuân ngôn tình” khác, ít “trai xinh gái đẹp”, ít “tiểu thịt tươi” và các màn diễn đơ cứng, công thức, đầy tính “phẫu thuật thẩm mĩ”, thay vào đó, phim tập trung nhiều vào những chi tiết thật của cuộc sống, đôi khi thực đến mức “lầy lội”. Xem qua vài tập, thấy vài lần trích dẫn những loại “cổ văn” mà tôi không biết là đã thấy hơi giật mình! Thường thì phim thương mại TQ hiện đại nếu có trích dẫn “cổ văn” thì đa số vẫn chỉ là những câu tương đối phổ thông, vì trình độ “biên kịch” chỉ đến thế mà thôi! Còn trích dẫn sâu xa hơn thì đương nhiên là phải ở một trình khác, chính vì như thế mà có hứng xem tiếp!

Trong một trích đoạn, 2 vị phụ huynh nói chuyện với nhau: “Bao giờ thì con gái chúng ta lớn?” Đáp: “Có tập phim nào mà ông không hỏi câu đó, mãi vẫn chưa lớn đấy thôi”! Trong một trích đoạn khác, hỏi: “Cậu có biết Cẩu-ca thích cậu hay không?” Nữ chính đáp: “Lâu như vậy rồi mà mình còn không biết, thì khán giả xem phim toàn quốc chửi cho ngập mặt à?” 😃 Xem tiếp thấy rõ tính “kịch” của phim này, những đoạn thực và giả cứ hoán đổi cho nhau! Dĩ nhiên là một thủ pháp nghệ thuật tốt nếu dùng đúng lúc! Nhạc phim khá, nhiều đoạn cứ đem “vòng quãng 5 cổ điển” (kiểu như Pachelbel canon) ra đánh là tạo cảm giác êm đềm, hạnh phúc ngay, tuy hơi lạm dụng nhưng dù sao cũng có đầu tư, tốt hơn nhiều so với các phim thương mại!

Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅