carnival night – 2

Không ngờ nước Nga hiện đại cũng có The voice, Idol, Got talents các kiểu, không hiểu sao những thứ “tạp nham, tào lao” như vậy mà vẫn tổ chức được. Thế rồi lại đem bài này ra trình diễn, so với bản gốc hoàn toàn là… phiên bản lỗi! Ai mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi…

Phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, nữ chính tuyệt vời! “Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt”. Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến tận ngày nay!

quê em miền trung du

Bao là gươm, bao la súng,
rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

Điệu valse nhẹ nhàng cho buổi sáng, vẫn là giọng cả Thái Thanh… Face lại nhắc những hình ảnh về biết bao vùng đất tươi đẹp mà ta đã đi qua! Bài này có 1001 lời chế, kiểu như: “ba em trồng khoai lang, đào lên thấy khoai mì, thiệt là điều vô lý” hay là: “quê em miền Sơn Tây, em gọi bố bằng thầy, em còn bé tí, em còn chưa có ti…”

17 moments of spring – parody

Coi cái parody này mấy năm trước, cười đến tận giờ! Phải hiểu bối cảnh một chút thì mới thấy hay: bộ phim đen trắng “17 khoảnh khắc mùa xuân”, 1973, một trong những phim thành công nhất của điện ảnh LX. Về sau, truyền hình Nga đem phim đen trắng cũ ra tô màu. Nói cho công bằng thì “tô màu” không tệ, nhưng nó đánh vào kỷ niệm của những người từng yêu thích bản đen trắng, vậy mới có cái parody dưới đây!

gde-to daleko

Я прошу, хоть, не надолго, Боль моя, ты покинь меня. Облаком, сизым облаком Ты полети к родному дому, Отсюда к родному дому. Берег мой, покажись вдали Краешком, тонкой линией. Берег мой, берег ласковый, Ах, до тебя, родной, доплыть бы, Доплыть бы, хотя б когда-нибудь. Где-то далеко, очень далеко Идут грибные дожди. Прямо у реки в маленьком саду Созрели вишни, наклонясь до земли.

Где-то далеко в памяти моей Сейчас, как в детстве, тепло Хоть, память укрыта Такими большими снегами. Ты, гроза, напои меня Допьяна, да не до смерти. Вот опять, как в последний раз, Я всё гляжу куда-то в небо, Как будто ищу ответа. Я прошу, хоть, не надолго, Боль моя, ты покинь меня. Облаком, сизым облаком Ты полети к родному дому, Отсюда к родному дому.

Moscow nights

Hôm nay vào mood hơi cổ điển, hơi operetta một tí… trên sân khấu là một baritone – Dmitri Hvorostovsky và một soprano – Anna Netrebko và một bài hát phổ biến nhiều người biết. Một số người vẫn còn ngần ngại khi bầu chọn Anna Netrebko vào vị trí soprano hay nhất mọi nơi, mọi thời đại, vì dù sao “hay nhất” vẫn là một đánh giá rất rất chủ quan. Cuộc đời Anna Netrebko cũng là một kiểu công chúa Lọ Lem, từ người lau sàn nhà hát Mariinsky ở Saint Petersburg trở thành soprano tầm cỡ…

bumble bee

Trích đoạn phim “Thiềm quang thiếu nữ”, phim lấy bối cảnh một trường âm nhạc TQ, nơi nhánh nhạc Tây phương và nhánh nhạc cổ truyền thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Như thường lệ, cuộc chiến âm nhạc – music battle, dùng bài “The flight of bumble bee”, như đã được sử dụng trong rất rất nhiều phim khác, trích từ trong một vở opera của tác giả Nga, Nikolai Korsakov! Muốn biết tại sao gọi là “Ong bay”, nghe rồi sẽ rõ!

the blizzard

Điệu valse nhẹ nhàng, thanh thoát cuối tuần… Bài này là nhạc phim “The blizzard” (the Snowstorm, Bão tuyết – 1965), chuyển thể từ truyện ngắn lừng danh cùng tên của Pushkin. Bản nhạc, không cần đến film và truyện, tự thân nó cũng đã là kiệt tác!

double vs single

Và lẽ dĩ nhiên, cuộc tranh cãi nảy lửa, “đầu đơn” hay “đầu đôi” (double – blade vs. single – blade) vẫn sẽ còn tiếp tục mãi về sau, cho đến thế giới tương lai, trong Star – Wars, chiến tranh giữa các vì sao lần thứ N, vẫn tiếp tục có 2 trường phái oánh nhau chí choé như thế!

polonaise

Ban nhạc trường PTTH pháp thuật Hogwarts, khi giáo sư Snape cầm đũa phép lên thì… ma thuật bắt đầu! She casts a spell with her magic wand! Polonaise – Oginsky, bản nhạc nghe lúc nào cũng yêu thích!

La Peregrinación

Có lần bước chân vào một quán cafe, đồng loại, có hơn hai chục con người ngước lên nhìn tôi. Trong một giây, giật mình, tại sao lại có nhiều người nhìn mình đến vậy, có gì không đúng chăng? Trong một giây tiếp theo, tất cả lại trở nên “hợp lý”, hai chục con người đó lại đồng loạt cúi xuống, tiếp tục vục mặt vào màn hình điện thoại!

Sợ toát mồ hôi, ngồi 5 phút đi về. Lạm dụng smartphone không phải vấn đề lớn, sự trống vắng, nông cạn trong tâm hồn, sự thiếu vắng các giá trị cá nhân riêng biệt trong mỗi con người, tâm hồn bị dẫn dắt, giật dây… đó mới là vấn đề rất lớn! Sớm muộn gì rồi cũng đẩy họ đến chỗ gây hại, hay tệ hơn, gây tội ác! “Bán linh hồn cho quỷ dữ” là đây sao!?

Alouette

Ai còn nhớ bài này tức… chuẩn bị già rồi! Nhạc hiệu chương trình Thế giới Động vật, Truyền hình Việt Nam những năm 8x, copy chương trình của Liên Xô. Alouette, Paul Mauriat, bản nhạc đầy cảm hứng, soạn lại từ bản “Thánh ca”: La Peregrinación – Hành hương, Ariel Ramírez.

Ai đó nói rất chính xác: xem thế giới động vật còn hay hơn xem show – biz bây giờ! Xưa biết bài này rất hay, nhưng vẫn không chuộng lắm vì xài âm thanh điện tử nhiều! Căn bản bài nhạc rất đơn giản, xem như có đúng một câu, vừa xướng, vừa họa, vừa tự đặt ra câu hỏi, rồi cũng tự trả lời…

smuglianka

Many often ask why Russian music is so epic and grandiose? Because it comes from a culture that is… so epic and grandiose… Nhiều người thường tự hỏi rằng tại sao âm nhạc Nga hoành tráng và dữ dội như vậy, bởi vì… nó đến từ một nền văn hoá mạnh mẽ, rộng lớn và dữ dội y như thế!

russian navy day

Như thường lệ hàng năm, ngày 26/7 vừa qua là ngày truyền thống, dịp để Hải quân Nga phô diễn cơ bắp. Phút thứ 30, chiếc thuyền buồm gỗ nhỏ của Peter – the – Great lại dẫn đầu đoàn diễu hành. Đọc thêm về chiếc thuyền này trong một post tôi đã viết năm trước.

Mãi cho đến khi kết thúc buổi lễ, khi dàn quân nhạc chuyển sang chơi một điệu valse khoan thai nhẹ nhàng, người ta mới cảm thấy bớt căng thẳng, ngột ngạt, vâng, đó lại là những điệp khúc lặp đi lặp lại: cha ông của chúng ta như thế này, tổ tiên của chúng ta như thế kia…

the dawns here are quiet, 2015

Xưa, nghe nói cái gì về Chủ nghĩa Hiện thực trong văn học nghệ thuật XHCN, tôi ko hiểu lắm, cái gì lý luận, toàn những thứ mơ hồ. Với những sự cởi mở, cập nhật thông tin mấy chục năm gần đây, thế giới hiểu nhau hơn, chợt nhận ra rằng, nó chẳng liên quan gì đến lý luận, ý thức hệ, đó đơn giản hiểu đúng nghĩa đen, là tính cách, tâm hồn Nga. Phim Nga thường thực đến mức trần trụi, khiến người xem bội thực vì mức độ chi tiết, từ ánh sáng, trang phục, lời thoại, làm người ta choáng ngợp và sợ hãi, một kiểu thực mà Hollywood – Hollyweed không bao giờ có được.

Như người Đức Phát – xít hay tuyên truyền rằng: giống Nga là một chủng loại “thấp kém”, thiếu sự “tự nhận thức, tự phản ánh cấp cao” của “con người”. Hiểu từ một khía cạnh nào nào đó thì… cũng có thể đúng là như vậy! Như bầy ong bị phá tổ, hết con này đến con khác, vì bản năng, sẽ tự hy sinh để bảo vệ tổ của mình. Bên trong họ có cái gì rất “animal”, rất “sinh vật”, “sống động”, rất “gần mặt đất”, có sự “trẻ trung”, “tràn đầy năng lượng”, rất “thú vật”, như kiểu Việt Nam hay nói là rất “trâu điên, chó dại”, điều mà những nền văn minh “già cỗi” như châu Âu không còn giữ được!

1945 parade

Duyệt binh trên quảng trường Đỏ, 1945, ngay sau WW2, bản đẹp. Nguyên soái Zhukov (reviewer) cưỡi trên lưng một con ngựa trắng thuộc giống Tersk, và Nguyên soái Rokossovsky (reviewee) trên một con ngựa đen, những hình ảnh tuyệt đẹp đã đi vào lịch sử như là huyền thoại! Georgy K. Zhukov, như chúng ta biết, xuất thân từ kỵ binh, tốt nghiệp lớp sỹ quan trung đoàn trưởng, bài tập cuối khoá như sau: đội hình trung đoàn hành quân với ngựa vượt 1000 km trong 7 ngày, kết thúc hành trình, trung bình, mỗi người sút 6kg, ngựa mất 12kg, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu…

2020 parade

Covid-19 chỉ có thể làm cho Gấu Nga trì hoãn chứ không huỹ bỏ lễ kỷ niệm thường niên, năm nay, 75 năm ngày chiến tranh Thế giới 2 kết thúc. Họ sẽ mãi như thế, phô diễn cơ bắp, diễu binh, trình diễn các thể loại âm nhạc và màu sắc, cho đến khi nào ngay cả chó, mèo đi ngang qua quảng trường Đỏ cũng phải đứng nghiêm mới thôi! Haiza, một dân tộc kiêu hãnh, mạnh mẽ đến mức khốc liệt, tàn bạo!

Thái Thanh – 2020

Riposa in pace è inestinguibile l’antico ardor! – Rest in peace is the inextinguishable antique fire! – Ngọn lửa bất diệt xa xưa đã yên nghỉ vĩnh hằng! Danh ca Thái Thanh đã ra đi – 17/3/2020 !

Chiều nào nơi bãi hoang, Lại ghé thăm mộ nàng, Nhặt đoá hoa rụng vàng, Thế thôi ngủ ngon em nhé, một giấc mơ màng. Nhìn hàng cây liễu dương, Chạy suốt muôn dặm đường, Chạnh nhớ câu đoạn trường. Cố nhân vừa rũ áo, về với vô thường. Chiếc bóng khoác nón ra đi cuối nơi con đường.

bài không tên cuối cùng

Nhớ rất nhiều câu chuyện đó, ngỡ như là ngày hôm qua. Ôi ước ao có một ngày, được gặp em hỏi chuyện em lần cuối cùng. Vẫn con đường con đường cũ, vẫn ngôi trường ngôi trường xưa. Mưa vẫn bay như hôm nào, người ở đâu mình ở đây, bạc mái đầu.Này em hỡi con đường em đi đó con đường em theo đó chắc qua bao lênh đênh.

Bao gập ghềnh có làm héo hắt có dập tắt mất nét tươi nhuận nụ cười. Này em hỡi con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi. Nếu chúng mình có thành đôi lứa, chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau. Nếu không còn được gặp nữa, giữ cho trọn ân tình xưa. Xin gửi em một lời nguyện, được bình yên, được bình yên về cuối đời.

carnival night – 1

Ai mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi… phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, đếm ngược trước thềm năm mới… Nữ chính tuyệt vời! Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt… Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến hôm nay!

toccata

Toccata, từ tiếng Ý “toccare” – “to touch”, là những khúc nhạc nhỏ, để cho người đánh đàn thể hiện “ngón” (kỹ thuật). Nhớ lại lần đầu gặp pianist ấy, mấy chục năm về trước, đã đề nghị cô ấy chơi Toccata (Gaston Rolland). Kỷ niệm đầu đời, một cái “touch – khẽ chạm” không bao giờ quên!

Cô ấy là tiểu thư con nhà gia giáo, được nuôi lớn bằng chuyện cổ tích, cơm gạo tám thơm và chả giò, bố cô ấy chỉ toàn nghe Bach và Beethoven, nhà treo đầy ảnh danh nhân. Còn tôi chỉ biết biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc 2 ngón tay vào mồm… (a.k.a huýt sáo) Mais naïve ou bien profonde!?