Trên núi đồi Mãn Châu

iệu valse nhẹ nhàng cổ điển cho ngày làm việc, bài ca Nga: Trên núi đồi Mãn Châu. Bài này ra đời năm 1906, ngay sau chiến tranh Nga – Nhật, cuộc chiến với người Nga là một thất bại to lớn, đây là một trong những “tiền đề” cho cách mạng Bolshevik những năm về sau! Nhưng cả với người chiến thắng là Nhật, chưa bao giờ trong lịch sử cận đại mà thương vong lớn đến vậy!

Với sự xuất hiện của những loại súng, đạn mới, hình thức chiến tranh cổ điển đã có từ thời Trung Cổ: các đội hình ô vuông cứ thế dàn hàng ngang tiến lên làm mồi cho đạn từ đây biến mất hoàn toàn và nhường chỗ cho chiến tranh hầm hào! Quay trở lại với ca khúc, có cái không khí giáo đường cổ kính, dường như là ở một thế giới riêng biệt, thoát hoàn toàn khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc!

xúc cúc

ột trong những việc đầu tiên ông Tập làm khi trở thành Tổng bí thư – Chủ tịch cách đây 15 năm, đó là xúc tiến phát triển bóng đá Trung Quốc. Các doanh nghiệp TQ theo lệnh, đã đầu tư hàng chục tỷ đô vào trò chơi này, nhưng phong trào do ông Tập phát động thu được kết quả vẫn tương đối hạn chế! Ông Tập ủng hộ phát triển football – bóng đá không đơn thuần là một phong trào vận động thể thao, ý tưởng chính là hồi sinh lại bộ môn Xúc cúc – 蹴鞠 – Cuju xa xưa, từng là môn thể thao được phát triển liên tục từ thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, gần 1500 năm, sang đến thời Minh không hiểu vì sao lại lụi tàn, lãng quên. Thoạt tiên, đây là một môn thể thao trong quân đội, chủ yếu là để rèn luyện sức khoẻ. Về sau trở thành một môn thể thao rất phổ biến trong cả dân gian lẫn tại cung đình.

Cỡ năm 1000 (thời Tống), Trung Quốc đã có giải đấu Xúc Cúc chuyên nghiệp toàn quốc, chuyên nghiệp tức là kiếm tiền, sống được bằng nghề này, tạo thành văn hoá cạnh tranh, đối đầu giống như MU (Manchester United) và MC (Manchester City) vậy! Xúc cúc được tổ chức thành các câu lạc bộ, người tham gia phải đóng phí, phí này được trả cho các “giáo luyện”, chính là các cầu thủ chuyên nghiệp để giảng dạy cho người mới bắt đầu chơi! Xúc cúc có hai phiên bản, một phiên bản có một cầu môn ở giữa sân, hình thức này chủ yếu là để phô diễn kỹ thuật cá nhân, và mới nhìn thì rất giống môn đá cầu! Và hình thức thứ hai có các khung thành ở hai đầu sân, kiểu này mang tính đối kháng giống như bóng đá hiện đại! Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, TQ nó đã văn minh như vậy! Bộ phim: Võ tăng truyền kỳ – Xúc cúc chi chiến!

kiếm vũ

hương trình âm nhạc cuối tuần… phương Tây thì chỉ xem đây là âm nhạc của Khachaturian người Armenia, nhưng nhiều người thì lại gộp nó vào không gian Xô-Viết, không gian Đế chế Nga rộng lớn, hùng mạnh xa xưa, một bản nhạc có tính “signature”, rất độc đáo của thế kỷ trước, được thấy sử dụng thường xuyên trong…

Phim hoạt hình Tom & Jerry (và nhiều phim khác) để diễn tả những lúc kịch tính, cao trào, gay cấn, trong những tranh đấu bất tận giữa mèo và chuột! 🙂 Bản nhạc: Múa kiếm – Kiếm vũ – Sabre dance! Giây thứ 50 là một nét đẹp Circassian – Circassian beauty, từ hàng trăm năm nay đã thành huyền thoại, cô ấy là người Chechen!

hologram

ình ảnh 3D người cầm đuốc cao như một toà nhà, chạy qua thành phố Hàng Châu, “khinh công” trên mặt nước băng ngang sông Tiền Đường rồi nhảy vào bên trong sân vận động để thắp đuốc, đây chính là công nghệ hologram, nhưng làm sao để thực hiện trên quy mô lớn như thế là cả một câu hỏi! Báo chí phương Tây im lặng, hầu như không đưa tin gì!

Báo chí TQ dùng thuật ngữ CGI rất không chính xác, CGI là một chuyện hoàn toàn khác! Đây thực sự là hologram 3D trong không gian thực, toàn bộ hoạt cảnh, phông nền các màn trình diễn là hologram, đến màn biểu diễn pháo hoa giả sau cùng cũng là hologram… Đến một lúc, toàn bộ sự kiện, gặp gỡ sẽ dùng hologram, các loại VR Headsets sẽ lạc hậu nhanh chóng!

thanh xuân – 2

ó một thời phim thanh xuân TQ tập trung vào phân tích, giảng giải những chiêu thức lừa đảo thường gặp trong xã hội. Một học sinh thành tích kém, vì tuyệt vọng nên đăng ký vào các trung tâm “luyện thi”, nhưng ở đó suốt ngày chẳng học hành gì, toàn dạy mấy chiêu “tự kỷ ám thị”: quấn băng “quyết thắng” lên đầu, rồi gào thét: “tôi sẽ thành công, sẽ thành công”! Thành công mà văng ra từ đằng miệng như nước bọt được thì cuộc đời đã quá dễ dàng! Đến cả những chiêu thức gian manh của học sinh cũng được phổ cập, có một vài thí sinh thi vẽ biết chắc là không đạt, nên bôi đầy màu nước lên mặt sau bài thi, để khi thu bài xếp chồng lên nhau sẽ lem qua, phá hoại bài của thí sinh khác! Đây chính là phổ biến cho các thầy cô coi thi, phải kiểm tra kỹ bức vẽ, nếu thấy thí sinh nào có dấu hiệu lưu manh là sẽ bị huỹ tư cách thi vĩnh viễn, không được dự thi lần sau! Luôn không hết ngạc nhiên về cách phim thanh xuân TQ phổ biến những kiến thức chống tiêu cực xã hội.

Một số, như phim này, có chiều sâu tâm lý đáng kể, kịch bản rất ổn, tiếc là vẫn còn một số chỗ hơi gượng ép! Những tính cách đa dạng của lứa tuổi, những nẻo đường phát triển cá nhân khác nhau, không ai giống ai, đều thể hiện, mô tả theo một cách phong phú, đầy màu sắc! Như kiểu một người mới học vẽ chỉ có nửa năm mà đã đạt được tiến bộ còn hơn người có mười năm học vẽ ở Cung thiếu nhi, gây ra một sự ganh ghét không nhỏ trong đám bạn, chuyện như vậy tôi đã từng thấy khi còn ở tuổi đó! Muôn hướng phát triển tính cách, yêu, ghét, hờn ghen, giận dỗi, vừa yêu thương, vừa mâu thuẫn, thể hiện được sự phức tạp, nhạy cảm của lứa tuổi! Xem để hiểu vì sao người ta “lớn”, đừng để trở thành như xã hội Việt, trong đám bạn cũ ngày xưa quanh tôi, ngày xưa chưa lớn thì thôi cũng đành, đến hơn 20 năm sau, rất nhiều người vẫn cứ mãi không chịu “lớn”! 🙁 Nếu xem hãy tự mình xem kỹ, đừng xem review nhảm trên mạng, chúng nó cũng chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi!

beidou

ễ lạc chả đi đâu, ở nhà nướng hết bộ phim TQ: “Tam phân dã”… Không quá hay nhưng cũng thú vị, phim nói về những người “bên lề” hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của TQ, “bên lề” tức là những vai phụ thôi, chưa phải là những kỹ sư, nhà khoa học chính! Mới chỉ là “vai phụ”, nhưng sau khi hệ thống Bắc Đẩu đưa vào ứng dụng thành công đều… đã thành tỷ phú! Phim hay ở chỗ nó lồng ghép trong đó nhiều suy nghĩ thú vị về con người, về giao tiếp, cộng đồng, xã hội. Và phim dở ở chỗ xa rời thực tế, không cho thấy hết những phức tạp, khó khăn của công việc mà chỉ tô vẽ trai xinh gái đẹp, nhà xe tiền tài giàu có này nọ!

Mà khán giả xem phim trẻ bây giờ thường chỉ thấy những cái bề nổi ấy mà thôi! Phim có đoạn hay hay, danh sách COCC (con ông cháu cha) trong công ty, COCC thì ở đâu cũng có, ngay cả phương Tây cũng vậy thôi, dưới nhiều mức độ, hình thức khác nhau! Khác chăng là trong trường hợp này, một cty nó làm danh sách COCC công khai để nhiều người biết! Giám đốc chi nhánh đi làm bị trượt chân suýt ngã vì sàn nhà vừa lau, còn ướt, liền kêu bà lao công ra mắng té tát! Mắng xong lên văn phòng nghĩ lại thế nào đó, đem danh sách COCC ra tra, hoá ra là một bà thím nào đó ông phó tổng gởi vào, liền vội cầm ly trà chạy đi xin lỗi! 😀

Một trường đoạn nữa, cũng khá thú vị, bối cảnh là một bữa tiệc, các nhân vật kinh doanh tầm cỡ mời một ông giáo sư, ông này vì có chuyện bức xúc trong lòng nên cứ mở miệng ra là xài thành ngữ, trích dẫn điển cố, cổ văn… Báo hại phần lớn những người có mặt đều không hiểu gì, dù đều là những nhân vật tầm cỡ, có sạn trong đầu. Nên nữ chính trong phim đành đóng vai “phiên dịch”, cứ nói một câu lại dịch một câu, câu nào câu nấy như vả đôm đốp vào mặt! Nhưng vì cần người ta, phải “cầu thị” nên đành nhịn, mà công nhận nhịn giỏi, câu nào cũng tươi cười, lịch sự lắng nghe, chấp nhận mình là “thành phần văn hoá thấp”! 🙂

les feuilles mortes

Lìa cành lá úa,
Tả tơi nhảy múa.
Rụng ngập đầy sân,
Gợi sầu thi nhân…

hương trình âm nhạc cuối tuần… Thời tiết chớm vào thu, đã lâu không có được tâm trạng ấy, không đạt được đến tầng cảm xúc như vậy, phần lớn là vì ngập trong những nỗi bận tâm, lo âu thường nhật! Đôi khi là nhớ lại trong lời Việt qua giọng ca Thái Thanh.

Cũng đôi khi tự hát bằng tiếng Pháp trong nguyên bản Les Feuilles Mortes – Những chiếc lá úa: …Et la mer efface sur le sable, les pas des amants désunis… Muốn tìm lại một chút gì đó giống như La Bohème (Charles Aznavour) nhưng biết chắc là không thể nữa rồi!

tình cờ

iệu valse nhẹ nhàng cuối tuần, một cuối tuần đầy bẩn bụi và mồ hôi do làm mộc, làm thêm vài thiết bị cho cái xưởng và đóng thêm cái bàn làm việc… Bài ca nổi tiếng từ năm 1943: “Tình cờ (gặp gỡ)”. Anh lính sau trận bom nghe thấy có tiếng âm nhạc và tìm đến, có cô gái đánh đàn trong căn nhà hoang đổ nát.

Và họ nhảy với nhau điệu valse tình cờ, giữa hai người chưa hề quen biết. Có điều gì đó siêu thực – surreal – thoát hẳn ra khỏi cái hiện thực tàn nhẫn, siêu thực như chính cái giai điệu bài ca vậy. Mới chỉ tiếp cận được qua phương diện âm nhạc, còn ca từ, văn chương Nga là cả một thế giới sâu thẳm, phức tạp khác nữa.

ngựa

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca hiện đại, nhẹ nhàng, rộng mở: Tôi sẽ phi ngựa ban đêm trên thảo nguyên, đôi khi cũng được gọi bằng cái tên ngắn gọn hơn, chỉ đúng một từ: Ngựa! …Hãy để tôi thắng ngựa, phi qua đồng cỏ bao la! Hãy để tôi nhìn về phía chân trời, đi đến nơi thảo nguyên gặp ánh bình minh rực cháy, ôi cái chốn màu dâu tây tươi đỏ ấy, dù cho là có thật hay không…

Tình hình là trên các mạng xã hội Việt Nam, các hội, nhóm “Yêu nước Nga”, “Tâm hồn Nga”, “Tính cách Nga”… mọc lên như nấm sau mưa! Từ ngữ cứ kêu chan chát, đủ các kiểu đao to búa lớn… Nhưng có một điểm nhận dạng, rất đơn giản, rất dễ biết, một điểm đặc trưng, đặc hữu, cố hữu của đám ba láp: chúng nó không phân biệt được nhạc hay với nhạc dở, vì chúng nó làm éo gì có khả năng ấy! 😀

screensaver

hớ lại những năm ĐH, có những lúc chả học hành gì, suốt ngày chăm chăm đi viết screen-saver! Giải thích chút về screen-saver, ngày xưa màn hình phổ biến là CRT, nếu hiển thị một điểm ảnh thời gian lâu sẽ bị “lưu vết”, đến khi tắt màn hình, hay thể hiện nội dung mới, nhưng nội dung cũ vẫn còn lưu lại mờ mờ ở đó! Nhằm tránh cho các điểm ảnh của màn hình hiển thị duy nhất một giá trị trong thời gian quá lâu, người ta đẻ ra cái gọi là screen – saver, để “save – cứu” cái màn hình đó!

Thế là chả học hành gì, chỉ chăm chăm đi viết screen-saver, là một file SCR (thực chất là một file exe) viết bằng Visual C++, trực tiếp với Win API hay dùng MFC. Chủ yếu là các dạng đồ hoạ fractal, vẽ cây, vẽ lá, vẽ hoa, vẽ tuyết, rồi các dạng kaleidoscope, và rất nhiều những dạng đồ hoạ biến ảo khác! Tự viết dễ có hơn 20 cái screen-saver, viết rồi cho nó chạy, ngồi dòm màn hình mà… “tự ngưỡng mộ mình”, cứ như thằng khùng vậy! Nhưng đằng sau đó cũng học được khá nhiều… Toán! 🙂