brat, 1997

ơn mười mấy năm trước, xem cái phim này với 1 chút xíu ngạc nhiên, Brat – 1997 (Brothers) là phim làm về không gian hậu Xô-viết: xã hội loạn lạc, băng đảng hoành hành, phim được khán giả Nga cực kỳ yêu thích vì nó nói lên đúng hiện trạng xã hội ở giai đoạn này! Danila, chàng trai 20 tuổi vừa chấm dứt nghĩa vụ quân sự, ở nhà ăn bám mẹ, cao lớn, đẹp trai, hiền lành và dễ mến, Danila lên thành phố St. Petersburg sống nhờ anh trai, một sát thủ trong giới xã hội đen! Bước chân vào đời như thế, chưa dứt vẻ ngây ngô, trong sáng của tuổi thanh niên, tốt bụng dễ mến, rất có tính lương thiện, trong phút chốc vì cuộc đời đẩy đưa, trở thành tay anh chị có số má! Kết thúc phần 1, Danila thay anh làm sát thủ, một sát thủ vẫn còn tính trong sáng, lý tưởng của tuổi trẻ, còn ông anh… về nhà chăm sóc mẹ!

Phim còn có phần 2, tuy cũng hay, nhưng vẫn lại quay về cái motif đối đầu Nga – Mỹ, mà lần này là mafia Nga đấu với mafia Mỹ! 😃 Nói về văn hoá Nga nhiều như vậy, không nhằm mục đích tạo ra một ảo tưởng nào! So với các quốc gia châu Âu khác, Nga vẫn kém hơn về ý thức luật pháp, xã hội Nga vận hành dựa trên sức mạnh, ai có sức mạnh kẻ đó được nể trọng! Đó là một kiểu văn hoá sinh tồn, nơi người ta đề cao sự năng động, ứng biến để thích nghi với hoàn cảnh! So về thể trạng, người Nga cũng không hề to cao, khoẻ mạnh hơn các dân tộc châu Âu khác, họ chỉ lỳ và liều hơn, đó là do lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm đào luyện nên! Nhìn thẳng vào hiện trạng xã hội như thế, đương nhiên cũng chỉ là một mặt, văn hoá Nga không phải đơn giản chỉ có bạo lực như thế, họ còn có rất rất nhiều mặt khác!

Junker Waltz

iệu valse “nhẹ nhàng” cho ngày làm việc đầu tuần… Junkers’ valse, junkers là những học viên sĩ quan trẻ của các trường Thiếu sinh quân Hoàng gia Nga cũ, những con em nhà quý tộc được đào tạo từ nhỏ để trở thành sĩ quan tương lai! Hàng trăm sĩ quan trẻ 18 ~ 20 tuổi này đã chiến đấu đến người cuối cùng chống lại những người bolsheviks khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở Nga! Trung thành, tận tuỵ với nhiệm vụ, đến ngày nay, người Nga vẫn có chút hoài niệm, tưởng nhớ về họ, tiếc thay, lịch sử là tiến trình không thể đảo ngược!

Nga là một trong số ít những nước vẫn duy trì hệ thống trường Thiếu sinh quân, những sĩ quan tương lai được đào tạo theo 1 chương trình trung học chuyên biệt nặng về quân sự bắt đầu từ những năm 7, 8 tuổi! Hiện tại vẫn còn 2 hệ thống trường: Học viện Suvorov của lục quân và Học viện Nakhimov của hải quân, là những hệ thống trường có nhiều chi nhánh trên toàn quốc! Trở lại với điệu valse, âm hưởng phức tạp, vừa có cái thanh thoát, mạnh mẽ, phóng túng của tuổi trẻ, vừa có cái hoang mang, dữ dội, bất định của mùa dông bão đang kéo đến…

Konarmeyskaya – Hồng kỵ

hương trình âm nhạc cuối tuần, Konarmeyskaya – Hồng kỵ! Bài ca đơn giản, nhưng hùng tráng của những người lính kỵ binh Hồng quân! Guồng máy tin giả phương Tây đã, đang và sẽ còn kêu gào về sự trỗi dậy của Cossacks!

Về sự loay hoay với khoảng trống ý-thức-hệ trong không gian hậu Xô-viết, về cái băn khoăn xác định danh tính: tôi là đâu, đây là ai!? 😅 Chả cần phải ý thức hệ, chính lịch sử, văn hoá, chính sự hiện diện của bản thân, tự nó đã là ý thức hệ!

nam tính độc hại

hư khi nghe Putin nói nước Nga muốn gia nhập Nato… mọi người không hiểu rằng ông ta nói đùa sao, một kiểu đùa rất Nga, cũng giống hệt như “trung lập nhưng có người bảo vệ” vậy.. 😀 Tham gia Nato làm sao mà cứ mỗi lần người Nga tham dự Eurovision song contest, chương trình ca nhạc liên Âu châu là họ làm cho toàn bộ phần còn lại nghe như “âm nhạc của mấy thằng gay, bóng” vậy!

Đương nhiên cũng có người nghĩ mình đã là “công dân toàn cầu” rồi, đứng lên trên dân tộc, làm như đã có một nền dân chủ toàn cầu hoàn mỹ, đã có một thế giới quan, giá trị quan thống nhất, và bắt đầu phê phán các thể loại “nam tính độc hại”. Nói thật, cho dù văn minh con người có phát triển đến cỡ nào, thì “nam tính độc hại” dù muốn dù không, sẽ luôn là một phần của cuộc sống, của xã hội con người!

Vasilisa Kozhina

ăm 1812, sau khi đã chinh phục hầu hết châu Âu, chỉ còn Anh, Bồ Đào Nha và một số vùng đất lẻ tẻ khác chưa “thần phục”, Napoleon đem gần 600 ngàn quân xâm chiếm nước Nga! Quân đội Sa-hoàng Alexander-1 chỉ có 200 ngàn người, hơn 1/3 quân số của Napoleon một chút, đó là về số lượng, còn về chất lượng, độ tinh nhuệ thiện chiến thì nói thật, cũng không bằng, quân đội Napoleon đương thời nổi tiếng bách chiến bách thắng! Thế nên từ Barclay de Tolly, Pyotr Bagration đến Mikhail Kutuzov… những tướng lĩnh Nga tính tới tính lui, không có đối sách nào khác hơn là lui quân, hạn chế đối đầu trực tiếp, bảo toàn lực lượng!

Thực hiện sách lược vườn không nhà trống, chủ động dẫn dụ quân Pháp vào sâu trong lãnh thổ! Càng vào sâu, con đường tiếp vận, hậu cần càng dài, càng cần nhiều nhân lực hơn để bảo vệ, đằng sau là các đội du kích quấy phá! Một số đội du kích là do chính quyền tổ chức, một số là do người dân tự phát, nổi tiếng trong số đó là Vasilisa Kozhina, một nữ nông nô, người tổ chức đội nữ du kích đầu tiên của nước Nga trong Chiến tranh vệ quốc 1812 (xem series phim truyền hình bên dưới). Người Nga chỉ đánh những trận nhỏ cầm chân quân Pháp, đánh vào quân các nước chư hầu, trận nào Napoleon trực tiếp cầm quân thì… né, hoặc đánh cầm chừng!

Sau trận Borodino thì phải bỏ cả Moscow, dân chúng được lệnh di tản, người ta phóng hoả đốt thành phố, không để lại gì cho quân Pháp! Borodino hiểu theo nghĩa nào đó là “chiến thắng” cho Napoleon, một “chiến thắng kiểu Pyrros”, thắng nhưng tổn thất nặng đến mức thua ngược toàn bộ cuộc chiến! Người Nga đã giữ lại được “hạt giống” qua mùa đông để tiếp tục “gieo trồng” vụ sau! Mùa đông nước Nga, con đường tiếp vận quá dài, quân đội Pháp không bảo đảm đủ lương ăn, áo mặc, số chết vì đói rét, bệnh tật ngang với số chết trong chiến trận, cộng thêm lượng lớn đào ngũ! Napoleon đành phải rút quân!

Hơn 500K người đi, chưa đến 50K người về! Trên đà truy kích, quân Nga và các nước đồng minh kéo vào Paris, Napoleon đầu hàng và đi đày! Cũng tương tự như vậy, hơn 130 năm sau, họ lại đè bẹp quân Đức Phát-xít và kéo vào Berlin! Nên liên tưởng một cách không hoàn toàn chính xác, nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi, tại sao ở một xứ văn minh, nơi phát tích của cách mạng tư sản dân quyền như nước Pháp lại sinh ra một người như Napoleon, tại sao cái nôi của khoa học kỹ thuật, của tư tưởng và triết học như nước Đức lại đẻ ra một người như Hitler!? Và vai trò của nước Nga là gì trong lịch sử của toàn châu Âu!? 😀

oktavist

hương trình âm nhạc cuối tuần… Âm nhạc, như là phương tiện để phụng sự, tôn vinh các tình cảm thiêng liêng, đi loanh quanh một lúc thế nào cũng quay về âm nhạc giáo đường! Như trong một số bản nhạc LX thì cái dấu vết âm nhạc nhà thờ không giấu đi đâu được. Sử dụng rất nhiều các oktavist – loại giọng nam siêu trầm, còn thấp hơn cả basso – profondo! Ngay đoạn đầu trong clip, phát thanh viên Yuri Levitan đọc tuyên bố chiến thắng 1945 cũng là một basso – profondo: Vnimanie, govorit Moskva… – Chú ý, đây là tiếng nói Moskva…

Ca khúc được viết những 30 năm sau chiến tranh, hầu hết nhạc chúng ta nghe ngày nay là hồi tưởng và viết lại, chứ đương thời, ngay lúc sự kiện đang xảy ra thì chẳng ai có thời gian đâu mà viết nhạc! Bài hát trở nên nổi tiếng và phổ biến nhờ cái air nhẹ nhàng vui vẻ của nó, và đan xen cùng lúc là cái mood trang nghiêm, kính cẩn! …Không phải ai trong chúng con cũng trở về, Mẹ ơi, con thèm lại được bước đi chân trần qua vạt cỏ đẫm sương… Cho dù là “Russophilia” hay “Russophobia” thì bạn cũng phải thừa nhận âm nhạc Nga rất đặc sắc và tràn đầy sức sống!

Ekaterina

eries truyền hình Ekaterina, 2015, làm rất hay và khớp với sự thật lịch sử! Xem rất thú vị, thú vị hơn nhiều nếu phải xem phim Âu, Mỹ làm về Nga. Phim Âu Mỹ, xem tới xem lui vẫn thấy cái gì đó không đúng! Mà không đúng đầu tiên là tốc độ lời nói, tốc độ suy nghĩ, cách diễn đạt, diễn biến của sự kiện, chuyển biến tâm trạng! Đơn giản vì họ ở trong một thế giới tư duy và cảm xúc hoàn toàn khác…

Phải có hiểu biết của người “bản xứ” thì mới khắc hoạ thành công nhân vật, như tính cách Nữ-hoàng Elizabeth Petrovna, con gái của Peter-the-great được xây dựng rất sống động, rất Nga, ví như khi bà đọc thư bắt được của một gián điệp Đức: “Nước Nga thật là xấu xí, đám triều thần vây quanh Nữ-hoàng toàn khốn nạn và ngu dốt”… Elizabeth thốt lên rằng: cái này thì tôi đã biết, có gì lạ đâu!? 😅

cánh buồm đỏ thắm

ái này thì nhiều người đã biết rồi, chỉ là nhắc lại một chút thôi! Đầu tiên là truyện dành cho tuổi thiếu nhi, tuổi teen của Alexander Grin, 1923, nói về Assol, cô gái mơ mộng đến một ngày sẽ có chàng “bạch mã hoàng tử” (ah không, không phải là mã – ngựa mà là thuyền, không phải trắng mà là đỏ), đến rước đi bằng chiếc thuyền với những cánh buồm đỏ thắm! Tiếp theo đó thì truyện được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng dành cho tuổi mới lớn, 1961!

Và sau đó thì trở thành lễ hội của các học sinh trung học St. Petersburg vào mỗi cuối các năm học, bắt đầu vào kỳ nghỉ hè! Là những màn múa hát, âm nhạc, hoạt cảnh và đặc biệt là trình diễn pháo hoa lớn, như năm 2021 vừa qua là siêu lớn, và dĩ nhiên không thể thiếu những cánh buồm thắm đỏ! Mà khi nhỏ, tôi là kiểu “ông cụ non”, cho đó là thứ “văn chương ngôn tình” nên không cần phải đọc kỹ, đương nhiên có tuổi rồi thì mình sẽ nhìn nó khác!

“Scarlet sail”… cũng gần giống như “Millions scarlet roses” vậy, mới nghe có vẻ rất hay, nhưng nghĩ lại thấy có điều gì đó không ổn, khi có người bán hết mọi thứ chỉ để mua một triệu bông hồng tặng cho người đẹp! Nhưng cũng không sao cả, cứ phải mơ mộng, lễ hội tuổi teen phải nên như thế! Có rất nhiều mẫu cá tính Nga được xây dựng theo kiểu “larger-than-life – xa hơn cả cuộc đời” như thế, mãi mãi mơ mộng làm những chuyện điên cuồng, rộng lớn! 😅

100/24

ốn mùa tuần hoàn, từ mấy ngày trước đã ngửi được mùi hơi nước trong không khí, báo hiệu mùa mưa đang đến, đã nhận thấy áp suất thay đổi thông qua 2 cái “khí áp kế” là… 2 cái lỗ tai! Luôn có những vận động âm thầm, nhẹ nhàng len lỏi mà chỉ những giác quan thính nhạy như chó mới phát hiện ra được! 😃

Vận động và đổi thay, chấm dứt sự ù lỳ mang tên Covid! Trong tương lai gần thì phục hồi hậu Covid vẫn chưa thông suốt ngay được! Dự kiến là năm nay không làm hành trình nào đi xa cả, chỉ ở nhà làm việc, tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật brace & roll! Đang nghĩ về cái thử thách 100/24 – chèo 100km liên tục trong 24 tiếng!

the russians are coming!

rích đoạn phim hài: The Russians are coming, 1966 – Người Nga đang đến! Lời cảnh sát trưởng trong bộ phim: We may be scared, but maybe we ain’t so scared as you think we are – Chúng tôi có thể sợ hãi thật…

Nhưng cũng có thể chúng tôi không sợ nhiều như các người nghĩ! 😅 Đương nhiên đây là góc nhìn Anh, Mỹ, họ cố làm rất rất nhiều phim, tìm cách khắc hoạ hình tượng người Nga, đương nhiên cũng chỉ là một góc nhìn…