Moscow strikes back

hương trình âm nhạc… cuối năm 🙂 Trích đoạn phim tài liệu “Moscow strikes back”, giải Oscar năm 1942, có lượng lớn khán giả trên toàn thế giới! Một phim rất ấn tượng với những cảnh quay số lượng lớn kỵ binh tấn công trên thảo nguyên, hay những trường đoạn góc rộng, đội quân trang phục mùa đông trượt trên băng tuyết! Về phần nhạc là “Hành khúc những người bảo vệ Mạc-tư-khoa”!

Катюша, 2

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần… với tôi, ngày nào cũng là weekend, mà ngày nào cũng là weekday… Bài hát đã trở nên quá quen thuộc, quá phổ thông rồi, nhưng nghe lại nhiều lần vẫn thấy rất ấn tượng, mới đầu không hiểu vì sao, cứ cho là do dàn đồng ca lớn hàng trăm người, nhưng nghe kỹ thì thấy hình như không phải vậy!

Hoá ra là do thủ pháp dùng cello và contrebasse để làm bass, kiểu rất cổ điển thường gặp trong âm nhạc nhà thờ! Đám bolero hiện tại đang có chiêu trò dùng tiếng bass siêu lớn cho giống nhạc sàn, chủ yếu để tạo tiếng ồn mà thôi, quanh đi quẩn lại cũng chừng đó thứ đơn giản và đơn điệu đến mức giống… thiểu năng! 😢

I vnov’ prodolzhayetsya boy

hương trình ca nhạc cuối tuần tiếp tục… Tôi nghĩ ai trong chúng ta lâu lâu, thỉnh thoảng cũng thích một chút cosplay, chắc chắn là vậy! 😅 Cosplay tức là chúng ta đóng vai, hoá thân thành một nhân vật khác, có thể là viễn tưởng, cũng có thể là viễn tượng!

Có thể là siêu thực, biết đâu đấy có thể là vị lai, tạm thời thoát ra khỏi cái hiện thực đáng ghét này một chút! Bài ca: Và trận chiến tiếp tục – I vnov’ prodolzhayetsya boy… Ca khúc còn được biết đến dưới một tựa đề khác: Và khi Lenin trẻ lại!

gym corner – p9

acebook nhắc ngày này năm trước, đang dọn lại cái xưởng, dự tính nâng cấp cái máy chèo thuyền lên version 2.0! 😃 Tất cả các máy tập thể dục đều có cơ chế điều chỉnh lực hãm, nặng/nhẹ tuỳ theo nhu cầu! Hãm đôi khi đơn giản chỉ là một cặp má phanh, nếu xiết chặt thì các động tác trở nên nặng hơn và ngược lại!

Dự định nâng cấp thành 2.0: dùng lực hãm nam châm! Nam châm đất hiếm giờ rất mạnh, có thể gia lực đáng kể lên cái bành đà sắt quay tròn! Dùng nam châm để hãm có rất nhiều ưu điểm: không tiếng động, không tiếp xúc mài mòn, hư hao! Nhưng thiết kế cụ thể thế nào thì vẫn đang thử nghiệm, sẽ tiếp tục cập nhật sau!

gym corner – p8

ace nhắc lại ngày này năm trước… đang có kế hoạch nâng cấp cái “GYM corner”, tự đóng thêm một cái… “máy đạp xe trong nhà”, thực ra cũng rất dễ làm, cộng với 2 cái máy chèo thuyền: rowing – machine và paddling – machine, 2 dàn tạ, và vài thiết bị khác đang xài! Chắc chắn là sẽ có người hỏi: mày tập làm gì lắm thế!? Tập nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều yếu tố: điều kiện, hoàn cảnh mỗi người, phụ thuộc vào thể trạng vật lý vốn có, điều kiện công tác, làm việc, mục đích hướng đến, etc… vô số yếu tố! Có thể có nhiều người không biết, nhưng với lập trình viên – như người ta thường nói: I’m a programmer, I have no life!

Lập trình viên á, chúng nó làm gì có cuộc sống… Em ngồi một chỗ code 16 tiếng liên tục là chuyện thường, vò đầu bứt tai, giựt tóc, tại sao… code không chạy!? Tố chất của 1 programmer là khả năng tập trung vào những chuyện nhỏ, nhưng hại não, kiểu như “vì sao cái nắp bị rò nước”, em mà đã bắt vào nghĩ về nó rồi là cả đêm không ngủ, ăn cũng nghĩ về nó, ngủ cũng nghĩ về nó… cứ như thế đến khi nào giải quyết đc thì thôi! Phát sinh vấn đề gì là phải ngay lập tức lục tìm trong “bộ nhớ”, 500 ngàn dòng mã, thuộc nằm lòng từng dòng, chỗ nào phát sinh lỗi, chỗ nào phải sửa. Nên biết làm thế nào được, không tập thì chết sớm! 😢

love crossed

iải trí cuối tuần… đầu phim thấy ngay diễn viên Trương Lỗi (vâng, chính là người đóng vai các ông “thầy giáo quốc dân”, chủ nhiệm tại Chấn Hoa trung học trong hơn một chục bộ phim thanh xuân vườn trường), xuất hiện nhiều đến mức nhàm chán. Tuy vậy tôi lại thấy Trương Lỗi vào vai giáo viên không thật đạt, vai mà ông ấy diễn rất đạt là vai các ông bố, ví dụ như trong bộ phim Nước cờ đi vào tim em! Trong phim này cũng vậy, là một vai phụ chỉ xuất hiện vài phút, là một ông bố làm việc trên tàu đánh cá! Hành trình đánh cá đi khắp thế giới, thường đi suốt 1, 2 năm, nên chỉ có thể gởi tiền về cho con gái, lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm!

Phim Trung Quốc nhiều khi cũng nhàm và nhảm, nhưng phần “thượng” của họ có rất nhiều phim suy nghĩ nghiêm túc, cách đặt vấn đề rất thời sự, đôi khi rất thiết thực và khác biệt… Như trong phim này, ông bố làm việc cực nhọc ngoài biển để nuôi cô con gái (diễn viên Đại Lộ Oa) sống trong một thế giới công nghệ ảo hoá, sa vào một “bạn trai công nghệ ảo” do máy móc thao túng, điều khiển… Chỉ cần mua một cặp kính mắt, đeo vào là lập tức có một “bạn trai” như ý, có thể nói năng, vỗ về, cưng chiều… còn “ngọt ngào, hoàn hảo” hơn cả người thật. Và cứ như thế, công ty công nghệ này từng bước thống trị, kiểm soát thế giới…

amur waves

hương trình âm nhạc cuối tuần, tiếp tục với những giai điệu đến từ nước Nga, điệu valse rất nổi tiếng: Sóng sông Amur (sông Hắc Long Giang, biên giới giữa Nga và TQ), lần này qua một trình bày bằng tiếng Hoa. Không như trong tiếng Việt, việc đặt lời hơi khó khăn… Người Trung Quốc cover lại hầu hết những bài ca Xô – viết, gần như không sót bài nào… Văn hoá Nga, đó là cái gì đó phóng khoáng và rộng rãi, mơ mộng và liều lĩnh, dữ dội và tàn bạo, nói như Trump: nước Nga sẽ luôn là người bạn tốt, vì anh ấy có hơn 1500 đầu đạn hạt nhân! 😀

Uletay na kryl’yakh vetra

ến hẹn lại lên, chương trình âm nhạc Nga – Xô cuối tuần… Chỉ là một video clip đẹp với vô số cảnh quan thiên nhiên, công trình nhân tạo ở Nga, trên nền bài hát “Bay đi xa trên đôi cánh gió” – Улетай на крыльях ветра, nhạc phim “Hoàng tử Igor”, 1969. Không cần xem phim gốc, chỉ cần nghe những dấu vết ngũ cung trong bản nhạc này cũng có thể từ từ lần mò hiểu ra được, có một nửa dòng máu Viking trong cái gọi là người Nga ngày nay, và chữ “Rus” nguyên gốc đơn giản có nghĩa là: “người chèo thuyền”…

song of the volga boatmen

ến hẹn lại lên, cuối tuần mới có thời gian để lên Face… tiếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô! 🙂 Khi nhỏ, đã xem bức tranh rất nổi tiếng của Ilya Repin: Người kéo thuyền trên sông Volga, rất đẹp, rất chi tiết, trong một tập sách ảnh siêu đẹp ở nhà! Và cũng đã nghe phần nhạc, qua lời Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng thú thật, không ấn tượng cho lắm, cho đến sau này nghe nguyên bản tiếng Nga, là một bài dân ca cổ, xưa cũ và lâu đời, dữ dội và hoành tráng, như chính lịch sử, văn hoá nước Nga vậy!

Volga, con sông dài hơn 3500km, ngày nay, cùng với hệ thống kênh đào, nối liền Nam – Bắc nước Nga, có thể thông từ biển Baltic xuống tận biển Đen. Ngay từ ngày xưa là tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng, giúp hàng hoá lưu thông, điều phối lực lượng, lúc thì xuôi Nam, khi thì ngược Bắc! Ngay từ thời Sa-hoàng Peter-the-great, các tàu chiến đóng ở trên sông, thường phải được kéo qua các vùng nước cạn, ra ngoài cửa sông rồi mới lắp súng và chất đầy tải… nên từ đó xuất hiện nghề kéo thuyền trên sông Volga.

prekrasnoe daleko

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần. Chuyện cổ tích của các nước phương Tây thường bắt đầu như thế này: Ngày xửa, ngày xưa, đã có một xxx…, còn chuyện cổ tích Liên Xô lại thường bắt đầu như thế này: Đến một ngày, trong tương lai, sẽ có một yyy… 😃

Nhạc phim thiếu nhi Tương lai xa xôi tuyệt vời, 1983, bài ca thật tuyệt, trong trẻo, thanh thoát, bay bổng, đã được dịch ra vô số ngôn ngữ khác nhau. Phim và nhạc cho trẻ con, nhưng người lớn nghe sẽ biết “Tương lai xa xôi tuyệt vời” chính là bài ca nói về quá khứ!