dân tộc tính, 1

Vì vài đồng bạc lẻ mà bỏ độc vào trà, hại người là chuyện nhỏ, cầm đá tự ghè chân mình mới là chuyện lớn! Tâm địa lưu manh lặt vặt, là tự mình hại chính mình thôi! Thế éo nào lại có chuyện: làm trò lưu manh (bỏ độc vào trà) xong rồi quay sang than thở như chính mình mới là bị hại!? Ai dung túng cho cái thói vừa ăn cướp, vừa la làng như thế!? Thế nên mới bảo “tư cách mãi không chịu lớn”, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! “Giá trị cộng đồng” bao gồm rất nhiều thứ, nhưng căn bản, sau cùng vẫn quay về “đạo đức cá nhân”! Mà không phải chỉ “ít học” mới thế, các thành phần “học nhiều” rồi cũng y như thế!

Cái sự lưu manh vặt này là bất kể trình độ, học vấn, bất kể vùng miền, xu hướng tôn giáo, chính trị! Cả những loại đã ở nước ngoài 30, 40 năm, thấy bao chuyện hay của thiên hạ rồi mà tâm địa không thay đổi gì! Từ “đạo đức cá nhân”, biết phân biệt đúng sai cơ bản, cho đến “đạo đức nghề nghiệp”, biết quý trọng điều mình làm ra, thảy đều là một khoảng không trống hoác! Lại thêm thói “hoa ngôn xảo ngữ” lâu ngày thành quen, gì cũng “biết”, mà rút cuộc không “biết” được gì cho ra hồn! Thế nên mới bảo: người ta không thể hiểu cái bên trong họ không có, vì nó đã trở là thứ dân tộc tính cố hữu!