marc chagall – the painter

he Jewish artist’s first touch on mine mind is actually through his autobiography My Life. I remember me leading almost a nomadic life, wandering around with my thoughts and came into his world, a floating above reality where people and objects defy the earth’s gravity. Then through his paintings, his splendid style that led me into understanding his language of oil and canvas, and for the first time, persuading me on such a power, the power of imagination.

Lovers in the lilacs
The three candles
Equestrienne

trà giang thu nguyệt ca

ột kiệt tác khác trong nền văn chương cổ điển Việt Nam: Trà giang thu nguyệt caBài ca trăng mùa thu trên sông Trà. Ít người nhận ra rằng, nếu có những án thơ hùng vĩ, hào sảng nhất mà văn học cổ điển Việt Nam có thể sản sinh, thì đó phải là những tác phẩm của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát: Trăng sông Trà đêm nay vì ai mà trăng sáng? Muôn dặm quan san trắng xóa một màu! Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau!

高伯適 – 茶江秋月歌

茶江月今夜為誰清
關山萬里皓一色
何處不繫離人情
舉杯試邀月
月入杯中行
含杯欲咽更飛去
隻有人影將縱橫
停杯且復置
又見孤光生
問君何事孌孌不忍舍
我是竹林窮途之步兵
江頭此夕逢秋節
酒滿須傾為君說
沱門舊侶存真翁
勤海鳴鞭曉相別
昨夜金風下天闕
白露清霜搜侵骨
人生會遇安可常
有酒且飲茶江月
茶江月如鏡下銀流
丈夫按劍去便去
歧路無為兒女愁

Trà giang thu nguyệt ca

Trà Giang nguyệt, kim dạ vị thùy thanh?
Quan san vạn lý hạo nhất sắc
Hà xứ bất hệ ly nhân tình?
Cử bôi thí yêu nguyệt,
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi dục yết cánh phi khứ,
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí,
Hựu kiến cô quang sinh.
Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả,
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi bộ binh.
Giang đầu thử tịch phùng thu tiết,
Tửu mãn tu khuynh vị quân thuyết.
Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông,
Cần hải minh tiên hiểu tương biệt.
Tạc dạ kim phong há kim khuyết,
Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt.
Nhân sinh hội ngộ an khả thường,
Hữu tửu thả ẩm Trà Giang nguyệt!
Trà Giang nguyệt, như kính hạ ngân lưu.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu.

trệ vũ chung dạ cảm tác

ạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.

sa hành đoản ca

ăn chương cổ điển Việt Nam, điều thường thấy là ý tứ vay mượn, từ ngữ sáo rỗng… duy có một số ít trường hợp đặc biệt mà từ ngôn từ cho đến ý tưởng đều tự do và phong phú, mang đầy dấu ấn cá nhân, một trong số đó là Cao Bá Quát! Nếu có ai đó đạt đến cái tầm nắm bắt cái tinh thần, tư tưởng, mà thoát ra được loại chữ nghĩa từ chương, thì đó chính là Cao Chu Thần vậy!

高伯適 – 沙行短歌

長沙復長沙
一步一回卻
日入行未已
客子淚遥洛
君不學仙家美睡翁
登山涉水怨何窮
古來名利人
奔走路徒中
峰前酒店有美酒
醒者常少醉者同
長沙長沙萘渠何
坦路芒芒畏路多
聽我一說窮徒歌
北山之北山萬葉
南海之南波萬級
君乎為乎沙上立

Sa hành đoản ca

Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa!
Thính ngã nhất thuyết cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc sơn vạn diệp,
Nam hải chi nam ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập.

phạm duy – ngày trở về

ell, eventually, this big music show… Ngày trở về – The return day, an event I’ve been waiting for years, many years! Putting aside all the debates over the decades, all political and historical odds and ends, then what rest are these splendid melodies, these profound and delicate vibrations. But feel like something has nearly gone forever, it’s late to find a generation who could understand and love their native, natural tunes, their musical heritage!

Ngày trở về - Thái Thanh 
Ngày trở về - Ánh Tuyết 
Ngày trở về - Hoàng Oanh 

Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về. Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ. Tiếc rằng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ…

Ngày trở về, những đoá hoa, thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa. Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà. Đàn trẻ đùa bên lũ trâu, tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu. Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu…

microtone and eastern music – 3

iểm khác biệt thứ ba là việc chơi các giai điệu mà không có các ký hiệu thời gian. Điều này khiến chúng ta hiểu thêm một nghĩa khác của từ quãng (interval), vì quãng cũng áp dụng cho thời gian. Các quãng thời gian giữa các note là cần thiết để mỗi note có tác dụng của riêng mình. Nhưng khi không có một khung thời gian cố định, thì việc trình diễn một giai điệu cần được cân nhắc và thể nghiệm rất kỹ, một kinh nghiệm để khám phá quyền năng của nhạc cụ và của âm nhạc nó truyền tải.

Không phải là bênh vực cho cái gọi là truyền thống, vì nó là gì thì chưa chắc chúng ta đã biết rõ ràng… nhưng tự phủ nhận những điều mình cảm thấy, tự phủ nhận cách chúng ta tri nhận vấn đề, tự bỏ đi một phần phong phú trong cuộc sống, phải chăng đó là cách mà nhiều người đang làm? Chuyện của Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, khúc Tiếu ngạo giang hồ là hoàn toàn có thật trên cõi đời này. Bản chất của mọi sự vật là sự dàn trải năng lượng qua rung động trên những phổ tần số.

Chính chúng ta cũng là những tổ hợp của những rung động, tinh hơn hoặc thô hơn như vậy. Và bằng cách lắng nghe các microtone của các octave nội, chúng ta có thể có được kinh nghiệm cảm nhận những mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn, những mức năng lượng làm thành những phần không thể tách rời của chính chúng ta. Và cảm thấy được điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng cao hơn (higher) có được bằng cách nhìn vào bên trong (inner). Nhưng chính xác thì, làm sao có thể được như vậy?

Nếu tần số của microtone chỉ cao/thấp hơn chút xíu so với các nốt của octave chứa chúng, thì làm sao chúng có thể giúp ta “chạm” được vào tầng năng lượng cao hơn bên trong chính mình!? Tác giả đã chứng tỏ bản chất của các mức (level) khác nhau có liên hệ với nhau: bản chất của thế giới 48 (nốt) được cấu thành từ các octave nội của thế giới 24, và thế giới này được xây dựng trên các octave nội của thế giới 12… Giai điệu có chứa microtone có 2 mức liên hệ theo cùng cách như 2 lớp thế giới nói trên!

Âm nhạc có microtone cần đến các nốt của octave ngoại, vì microtone chỉ là chính nó trong mối liên hệ với các nốt octave ngoại. Đứng một mình, microtone chỉ là những nốt bình thường, nhưng khi chơi trong ngữ cảnh các nốt octave ngoại, nó có “quyền năng” đạt đến các octave nội. Được gợi ý bởi microtone, người nghe sẽ có thể nối chiếc cầu qua các mức năng lượng bên trong chính họ, và do đó ý thức được sự tồn tại của một mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn ngay bên trong chính mình.

Kurd melody for two flutes 

microtone and eastern music – 2

rong lúc nhiều người hô hào một quan điểm Dĩ Âu vi trung (euro-centric), lấy nhạc cổ điển phương Tây làm chuẩn mực, và khi rất nhiều người vốn dĩ thụ động trong việc tìm hiểu và nghe nhạc, lại dễ bị cảm nhiễm bởi các nguồn nhạc khác, thì làm như vậy khác nào tự phủ định chính những nhạc cảm vốn có của mình. Tác động của các giai điệu có chứa microtone không chỉ phụ thuộc vào việc chơi giai điệu đó với đúng các nhấn nhá cần thiết, mà còn tùy thuộc vào sự tập trung, và chủ đích của người nhạc sĩ.

Nếu chơi không chủ đích thì các microtone nghe rất lạc điệu. Nếu được chơi với toàn bộ chủ ý thì các microtone có tác động hoàn toàn khác. Năng lượng mà các microtone đạt đến nằm trong những rung động tinh tế trên các quảng tám nội của người nghe, nhưng chỉ khi người nghe bị thuyết phục rằng nhạc sĩ đã chơi những microtone đó có chủ ý. Để đạt đến những trải nghiệm này một phần cần có là tài năng của các nhạc sĩ, nhưng phần quan trọng không kém là sự tập trung lắng nghe hoàn toàn của khán giả.

Để có được chất lượng nghe nhạc như vậy, cần nhiều hơn là những kỹ năng trình diễn giỏi, nhạc sĩ phải có mặt ở đó và quan sát hiệu quả trên từng nốt nhạc. Cũng như trong moi việc khác, có nhiều mức độ “chủ đích” khác nhau. Mức độ đầu tiên là bắt chước: chơi lại các giai điệu mà nhạc sĩ đã được nghe suốt cả đời mình, và phần khó khăn là các kỹ thuật, nhất là trên các nhạc cụ microtonal, như là các loại đàn dây không phím. Mức độ thứ hai là mức mong muốn được nghe một microtone nào đó.

Từ việc muốn nghe ai đó chơi đúng một giai điệu đến việc muốn trãi nghiệm một microtone là cả một sự tiến bộ vượt bậc. Khi người nghệ sĩ đạt đến mức độ này, họ hòa điệu, giao thoa với những rung động bên trong của thính giả. Mức độ thứ ba bắt đầu khi nhạc sĩ để hết tâm trí vào việc chơi nhạc. Ở mức độ này, âm nhạc vượt ra khỏi không gian và thời gian. Và liên hệ được giữa các nốt (của các quãng tám) bên trong và bên ngoài (của người nghe) là một điều gì đó vượt ra khỏi các gốc gác âm nhạc.

Tại thời khắc đó, hình hài một con người chơi nhạc biểu diễn liên hệ mọi rung động trong vũ trụ. Để giúp những người đã quen thuộc với truyền thống nhạc phương Tây trải nghiệm điều này (trong đó phải kể đến phần đông chúng ta, vì tuy không phải ai cũng quen thuộc với truyền thống nhạc phương Tây, nhưng rất nhiều người trong chúng ta không còn cảm âm nhạc như cách mà chúng ta “đã được quy định”), cần phải có một số hướng dẫn. Có ba điều khác biệt quan trọng:

Thứ nhất, việc sử dụng có chủ đích các microtone trong các giai điệu đơn âm (monophonic). Thứ hai, các nguyên tắc cấu thành của các giai điệu chuyển tải microtone. Trong âm nhạc truyền thống phương Đông, các giai điệu này thường có dạng các sóng, lên xuống trên thang tần số, và các tần số của các nốt đôi lúc có trật tự và đơn giản, đôi lúc phức tạp và thanh nhã. Dù phức tạp hay hơn giản, chúng vẫn thường là những dạng sóng để trên đó, các microtone có thể thể hiện sự diệu kỳ của mình.

Sayyid song and dance 

microtone and eastern music – 1

ó những điều từ lâu cảm nhận được mà không biết phải diễn đạt thế nào… đến nay thì mới tập hợp đủ để viết một bài giới thiệu ngắn. Tuy kiến thức nhạc lý ít ỏi, cũng xin phép được mạo muội tóm dịch và chú thích những điều đọc được ở Gurdjieff International Review… Âm thanh phát sinh khi một chất liệu rung động tại một tần số xác định và làm phát sinh các sóng lan truyền trong môi trường dẫn. Quãng (interval): khoảng cách giữa hai tần số, ta ký hiệu là ký hiệu [a, b].

Do tai người nhạy cảm với tỷ lệ giữa các tần số hơn là khoảng cách giữa chúng nên các quãng của âm nhạc được xây dựng dựa trên tỷ lệ b/a: 2/1 : octave, 3/2 : fifth, 4/3 : fourth, 5/4 : major third, 6/5 : minor third, etc… Với cách xây dựng như trên, ta có được các quãng thường dùng nhất trong âm nhạc. Quãng tám (octave): là một quãng đặc biệt, có vai trò như một khung (frame) vì nó có thể được chia thành các quãng nhỏ hơn để chứa các âm giai (scale) khác nhau của các nền văn hóa khác nhau.

Trong truyền thống nhạc phương Tây, âm giai chứa trong octave được chia thành bảy quãng nhỏ hơn, bao gồm 8 note (cũng từ đó mà có tên: quãng tám). Việc chia thành 7 quãng nhỏ dựa trên một tính chất là tính thuận tai (consonance) và nghịch tai (dissonance) hàm ý phản ứng của tai người với một quãng. Có những thực tế vật lý đằng sau kinh nghiệm chủ quan của con người: khi hai dao động có tần số a b tương tác, có thể sẽ tạo ra một dao động thứ ba có tính dissonant (nghịch tai).

Với octave, sự tương tác đó không tạo ra dao động thứ ba nào. Quãng thuận tai kế đến là quãng năm: loại quãng này sinh ra một ít dao động nghịch tai khi hai nốt tương tác với nhau. Quãng thuận tai kế đến gọi là fourth, chứa nhiều hòa âm nghịch tai hơn, và cứ như thế. Quãng thứ bảy trong dãy (minor seventh), sản sinh nhiều nốt nghịch tai rõ ràng. Tiếp tục đến quãng thứ mười hai (tritone), nghịch tai đến nỗi trong lịch sử âm nhạc Thiên Chúa giáo, nó được gọi bằng cái tên quỷ sứ của âm nhạc.

Phần lớn âm nhạc Tây phương được soạn dùng âm giai 7 nốt. Âm nhạc Đông phương thường có những quãng còn nghịch tai hơn cả tritone và được gọi là microtone, chúng tương ứng với những nốt của quãng tám nội (inner octave). Về quãng tám nội, có thể hình dung như là mỗi một nốt bản thân nó được xem như là một quãng, và được chia thành những quãng nhỏ hơn bên trong chúng. Âm nhạc Đông phương thương đơn âm điệu (monophonic), chỉ sử dụng giai điệu, và do đó có thể gộp các microtone vào dễ dàng.

Âm nhạc Tây phương hầu hết là đa âm điệu (polyphonic), ngoài giai điệu còn sử dụng hợp âm (chord). Nói chung, âm nhạc Tây phương tránh gộp các microtone vào, vì chúng ảnh hưởng đến hợp âm. Còn âm nhạc có chứa microtone thực ra phổ biến toàn thế giới: các giai điệu ngoại lai của âm nhạc phương Tây, các nhạc thổ dân, bản xứ… đều có nhiều cách để truyền tải microtone. Và mỗi nền văn hóa, mỗi truyền thống đều có những microtone riêng như là những dấu lăn tay, điểm chỉ cho nền văn minh của mình.

Prayer and despair 

đôi mắt người sơn tây

hần nhạc nền như bị touch lại bằng máy tính, nhưng giọng ca ngưng đọng cả thời gian này, có lẽ bây giờ không còn tìm được một nghệ sĩ trình diễn nào như vậy nữa. Và có lẽ cũng chỉ có chính tác giả (đồng thời là ca sĩ Hoài Bắc của ban nhạc Thăng Long cũ) mới có thể trình bày bài hát này đạt đến vậy! Tâm hồn con người vẫn luôn có những không gian hoài niệm, dù cho không gian ấy có thể… chưa bao giờ là có thật, một không gian xứ Đoài xa vắng đến từ hai bài thơ: Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, hai bài thơ còn xuất hiện nhiều trong những tác phẩm âm nhạc khác!

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 

Chủ quán hỏi: Thưa ông, còn ông dùng gì? Anh trả lời, trả lời như một nhà thơ, hoặc như một ông hoàng, hoặc như ảo thuật gia David Coperfield: Ở đây có thức ăn của chim hồng, chim hộc hay không? Chủ quán trả lời: Thưa, trước đây thì có! (Nguyễn Huy Thiệp)

Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về,
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi.
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Vầng trán em mang trời quê hương,
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Bao xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi có thằng em còn bé lắm,
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.

Từ độ thu về hoang bóng giặc,
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ,
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây,
U uẩn chiều luân lạc,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Tôi gửi niềm nhớ thương,
Em mang giùm tôi nhé,
Ngày trở lại quê hương,
Khúc hoàn ca rớm lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn,
Lên núi Sài Sơn ngóng lúa vàng.
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc,
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Bao giờ ta gặp em lần nữa?
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
Đă hết sắc mùa chinh chiến cũ,
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh,
Khi chớm thu về một sớm mai.

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,
Bên này em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến,
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến Tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa,
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Xa quá rồi em người mỗi ngả,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

phạm duy’s music

hese days, I’m very interested in Pham Duy’s music and gather an almost – completed collection of his songs. Besides the outstanding melodies, rhythms, harmonies and forms, I’ve tried to explore the root of all evils (all good and bad), here the microtones, something so crucial and unseparatable to our nature. Sometimes, I wonder if these things had been extinct and still conceivable in our current chaotic cultural environment.

Below are some midi files to get an idea on the music. Synthesizers (computer MIDI…) can now partly convey the microtones thanks to new improvements. You can hear to get an idea on his music. For mp3s, try out online music sites such as: http://www.dactrung.net. Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi…, the musician should be acknowledged as the most brilliant figure in Vietnamese music.