thu phong từ

李白 – 秋風詞

秋風清
秋月明
落葉聚還散
寒鴉棲復驚
相思相見知何日
此時此夜難為情

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2014, chụp tình cờ bằng điện thoại nên không được rõ nét lắm, cảnh sắc trăng chiều mơ hồ, bỗng gợi nhớ đến một bài thơ của Lý Bạch…

Mùa thu con gió trong veo,
Mùa thu trăng sáng dõi theo bóng nàng.
Lá bay kìa, hợp rồi tan,
Lạnh lùng quạ khóc, miên man đêm trường.
Bao giờ gặp lại người thương?
Đêm này, tình ấy, tỏ tường cùng ai?

một mùa đông – 2

Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái,
Đàn sếu đã sanng sông.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, tại cửa Tùng, sông Bến Hải, Vĩnh Linh, Quảng Trị, gió mùa gió Đông Bắc lạnh căm và biển sóng bạc đầu, thật lý tưởng để chèo thuyền kayak!

một mùa đông – 1

Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau,
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ lên lầu không trăng.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, dọc theo con đường ven biển mới làm từ Phan Thiết ra đến Nha Trang, một cung đường thuộc loại đẹp nhất VN, đâu đó gần Vườn quốc gia Núi Chúa.

liên hương

hị trấn Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận… là 1 làng chài cũ, nằm cạnh chùa Cổ Thạch, bãi đá 7 màu và vịnh Vĩnh Hy tuyệt đẹp. Trong làng còn có nhiều ngôi nhà đề năm xây 192x, 193x. Tôi thích những nơi có 1 tí truyền thống xưa cũ: cuộc sống ổn định, cư dân hiền hoà. Dự tính là 1 nơi rất tốt để ghé vào nghỉ ngơi, tiếp thêm nước uống, lương thực cho… chuyến chèo thuyền xuyên Việt, 1 lúc nào đó trong tương lai! 😀

đường gập ghềnh

m biết anh trách em, cũng vì em bước đi con đường, nơi mà ta chẳng thể đến với nhau bao giờ. Đường gập ghềnh em đi, riêng một mình em, đường dài em đi. Nơi đây anh đứng, chẳng biết làm chi, chẳng biết nói gì (chính xác là éo biết phải nói gì luôn 😀)

vũng tàu sailing – 5

au một thời gian khá dài “lu bu” vì công việc, cảm thấy đã “ù lỳ”, “bất động” quá lâu, nên khởi động lại “bài test” thể lực cũ: đạp xe trong khoảng 6h từ Sài Gòn đi Vũng Tàu và chơi các loại thuyền nguyên ngày hôm sau: buồm, chèo, kayak, ván, monohull, catamaran, etc… đủ loại đủ kiểu! Cám ơn các anh em VTSA vì một ngày vận động tuyệt vời! 😀

Cảm thấy có sự tiến bộ rõ rệt về thể lực và sức bền, hành trình xe đạp Sài Gòn – Vũng Tàu chỉ mất đúng 5h 30′ thay vì hơn 6, 7 tiếng như trước, cảm giác như không phải cố gắng quá nhiều, chơi thuyền được nguyên ngày và cũng không cảm thấy “đuối” lúc cuối ngày như trước! 😀 Chỉ hơi tiếc là một ngày hơi ít gió, không “cảm” được nhiều hơn về lá buồm!

thuật và đạo

術與道

hân chuyện nhiều VĐV Việt Nam dành được huy chương với bộ môn Jiujitsu tại ASIAD 2018 vừa qua… Jiujitsu dịch từ Kanji – tiếng Nhật sang âm Hán Việt chính là Nhu thuật, vậy nó khác với Nhu đạo – Judo như thế nào!? Ở Nhật Bản, ít nhất là từ gần 100 năm nay, đã có sự phân biệt rõ ràng, ví dụ như: Kendo là Kiếm đạo, Kenjutsu là Kiếm thuật, Judo là Nhu đạo, Jiujitsu là Nhu thuật, Aikido là Hiệp khí đạo, Aikijutsu là… Hiệp khí thuật… tương tự cho nhiều môn võ khác.

Chuyện bắt đầu khi Nhật Bản tiến hành hiện đại hoá các môn võ cổ truyền cách đây non 100 năm: chuẩn hoá, hệ thống hoá các bài bản, đồng thời loại bỏ các đòn thế nguy hiểm, dể gây chấn thương, chết người (các kiến thức đó được bảo lưu trong phần Thuật). Các võ sinh sẽ không được dạy những đòn thế nguy hiểm cho đến khi họ đạt đến một trình độ nhất định. Khi đó, xuất phát từ Đạo, họ sẽ bước chân vào Thuật, và khi đã đi thật xa trên con đường Thuật, đến một lúc họ sẽ… quay trở về với Đạo.

Võ học ngày nay đã không còn chức năng chiến đấu sinh tồn như trước, đa số người học là mục đích thể thao, dưỡng sinh. Thế nên đa số chỉ cần Đạo, một số ít các nghề đặc thù như cảnh sát, đặc công… mới cần Thuật. Không nên nghĩ Thuật chỉ là đôi ba đòn thế bí truyền nguy hiểm, lượng kiến thức được xác định là “hạn chế dạy” này thực sự rất khổng lồ. Tương tự, Thái Cực quyền TQ ngày nay là một môn dưỡng sinh, không phải võ chiến đấu, còn những ai muốn tìm hiểu sâu hơn, xin mời lên núi Võ Đang!

Thuật và Đạo giống như hai mặt của một đồng xu, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nếu như Đạo đặt nặng vấn đề xây dựng những giá trị thể chất và tinh thần con người, thì Thuật lại đi sát với mục đích sơ khai của võ học, đó là để tự vệ hay khống chế đối phương, hay nói thẳng ra, đôi khi là để làm sao giết người nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong trường hợp của Nhật Bản là duy trì phát triển cả hai với hai “trường phái” tuy chung gốc, nhưng hơi khác nhau về phương châm, phương pháp: Thuật và Đạo.

Nếu đã hiểu vấn đề đến đây, thì mới thấy các chiêu trò “thách đấu” võ công, Thái Cực quyền, MMA, etc… mà báo chí cố tình “lăng xê” lâu nay thực ra chỉ là những thứ nhảm nhí, lợi dụng sự “mù mịt” của độc giả để câu view, nguỵ tạo tình huống có vẻ “trớ trêu”, gây sóng gió dư luận vớ vẩn, mà không hề biết “trời cao đất dày” như thế nào! Thực sự thì những điều đó chỉ có một lượng độc giả nhất định ở VN hay TQ, chứ với trình độ dân trí như ở Nhật Bản thì từ lâu họ đã thông suốt, phân biệt được Thuật và Đạo.

tần thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

hi nhỏ, một mình tự học Hán tự, tự đọc thơ Đường, mọi thứ đều là trên giấy trắng mực đen, thông tin không được phong phú, đa phương tiện, đa chiều như bây giờ. Tất cả chỉ là một mình tự thưởng thức cái đẹp, những gì lịch sử còn lưu lại, Đường thi với gần 5 vạn (50 000) bài của hơn 2 ngàn tác giả (số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều, không kể phần đã thất truyền, mai một qua hơn 1200 năm biến động lịch sử). Kho tàng văn hoá đồ sộ như thế, Trung Quốc lâu lâu bẻ ra một miếng là làm thành một bộ phim, thỉnh thoảng trích một câu là làm được một series truyền hình, thậm chí còn không cần tới một câu…

Tần thời minh nguyệt mới có 4 chữ trong một câu 7 chữ. Trông người lại ngẫm đến ta, xưa có câu Nôm na là cha mách qué, ý nói về bản chất, ngôn ngữ Việt cũng thể… phường “ba que xỏ lá”, chẳng có thực chất gì! Lại nói gần đây, giới ngôn ngữ học có xu hướng đánh giá cho rằng, thực ra “tiếng Việt” chưa phải là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà mới chỉ là một “Creole language”, một dạng tập hợp, hình thành tạm bợ, nhất thời từ nhiều nguồn khác nhau, thừa hưởng cấu trúc ngữ pháp từ gốc gác Môn – Khmer, tiếp nhận hệ thống thanh điệu từ phía Tày – Thái và vay mượn một lượng rất lớn từ vựng từ nguồn Hán tự… 😞 😞

grandiose delusion

ôi nghĩ rằng mình bị chứng Delusion of grandeur dạng nhẹ! Không biết tiếng Việt gọi là gì, nhưng đó là một loại rối loạn tâm lý lưỡng cực, kiểu như con mèo soi gương thấy mình là con cọp ấy! 😬 Tự biết có bệnh cũng nhiều năm rồi, lần đầu để ý thấy là khi đang chèo trên vịnh Ghềnh Rái nhìn về Núi Lớn, Núi Nhỏ – Vũng Tàu, cảm giác 2 ngọn núi bé chút xíu, chỉ cần đưa tay ra búng một cái là cả 2 sẽ bay đi mất. Chỉ mình tôi ngồi trên cái vỏ đậu phộng giữa biển khơi, cái cảm giác ấy thật tự do tự tại! 😬

“san” hành đoản ca

ột chiều trên tỉnh lộ 206 từ Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng (thác Bản Giốc) chạy về thị trấn Phục Hoà, giáp ranh TQ. Con đường rất đẹp đi qua vùng biên giới hoang vắng, hiếm hoi lắm mới thấy được một mái nhà, một bóng người. Đã hơn 5h chiều, khu dân cư gần nhất vẫn còn cách tầm 50 km, trời rét dưới 10 độ, bụng đói cồn cào. Đang không hy vọng gì có được một bữa tối êm ấm, thì qua một khúc quanh, bỗng đâu xuất hiện một quán… heo quay. Tin nổi không, một quán heo quay lá mắc mật nằm trơ trọi giữa núi rừng. Vội ghé vào, chủ quán là người Tày, trong bộ áo quần lĩnh đen truyền thống, đầu chít khăn mỏ quạ cũng đen nốt, bất giác cảm thấy như đang ở trong một phim cổ trang nào đó. Thật đúng là:

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng!

(Trích từ trong bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát đã đăng cách đây rất nhiều năm). Gọi thầm trong bụng: Tiểu nhị, cho 2 cân thịt và 1 vò rượu! 😀 Trời lạnh cóng thế này, không có gì khoái khẩu hơn những món ăn nhiều mỡ, làm liền một lúc 3 lạng heo quay, vẫn còn thòm thèm! Chủ quán đem rượu Táo mèo ra mời, ngồi nói chuyện lai rai, không tiện từ chối, cũng làm chừng 3 ly nhỏ để cho ấm cơ thể! Thầm nghĩ trong đầu, hết chỗ rượu thịt này, chủ quán mà kêu lên: 1, 2, 3, đổ này, đổ này! thì nguy khốn, có khi sắp trở thành bánh bao đến nơi! 😬 Nghĩ vậy thôi, chứ thực ra là chưa bao giờ gặp được một nữ chủ quán dễ thương, có giọng nói ngọt ngào, êm dịu đến như thế giữa núi rừng Đông Bắc!

Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời.
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?