social engineering

Đây là một ví dụ (vừa mới xảy ra) về các chiêu trò social – engineering ngu xuẩn để ăn cắp tài khoản trên mạng xã hội! Một đứa bạn lâu không gặp gởi cái link nhờ vào bình chọn giúp cho đứa cháu đi thi tiếng Anh! Vừa nghe là biết nó không đúng rồi, nhưng mình thì tiếc gì một phiếu bình chọn, cũng làm theo, nhập tên Facebook, số điện thoại để bình chọn! Theo trình tự là nó sẽ gởi cho mình cái mã xác nhận bình chọn!

Sau đó chúng nó dùng tên và số điện thoại đã cung cấp để kích hoạt tính năng “Reset password Facebook”. Mịa, chỉ có mấy trò thiểu năng thế này mà cũng tính lừa người khác á?! Có reset password cũng không login vô được đâu, phí công vô ích! Ai đó nhắn bạn Chương dùm, có thể là tài khoản của bạn ấy đã bị xâm phạm nhé! Còn thật giả hay sự tình thế nào mình không cần biết, nguyên tắc là cứ block đã!

không tính, không tính!?

Xuất hiện nhiều sự việc quay lén, sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép, sử dụng cho mục đích không trong sạch, số lượng vụ việc nhiều như thế, mà khắp cả các mặt báo, không thấy có bài nào nghe cho được. Về mặt luật pháp, chỉ có thể xử người vi phạm đến một mức độ nào đó, thứ nhất là xử phạt hành chính, thứ nhì là phạt tiền nếu chứng minh được hành động gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và xã hội. Nhưng đây cũng gần như là giới hạn của pháp luật. Đương nhiên cách diễn giải, mức độ ảnh hưởng thiệt hại sẽ khác nhau tùy từng người. Ví dụ như tôi, đàn ông, trên răng, dưới dép, tôi chả có gì phải sợ, kể cả khi hình ảnh riêng tư của mình rò rỉ đâu đó! Nhưng sâu xa hơn, đi qua ranh giới của pháp luật chính là đạo đức cộng đồng! Chính những thể loại bên trong trống hoác, không có gì khi tự soi rọi tâm hồn mình, nên họ sẽ luôn tìm cách đi soi người khác (để bù vào cái khoảng trống đó)!

Người bình thường, trong một xã hội lành mạnh, sẽ dành phần lớn thời gian cho việc phát triển bản thân, chẳng ai rảnh hơi đi tìm sự “thỏa mãn” trong hành vi “soi mói” người khác! Những gì chúng nó, đám lưu manh nhìn thấy, chỉ là cái mà “tâm” chúng nó muốn thấy thôi, chính là sự phản ánh của những cái tôi bệnh hoạn! Chúng nó không nhìn thấy được cái gì khác, những nhân cách đã “bần cùng hóa”, “lưu manh hóa”, “bị thối rữa”, chúng nó mắc cứng vào những cái bản năng máy móc như thế, phần “người” trong chữ “con người” vẫn bán khai, chưa phát triển được mấy! Mạng xã hội là cái môi trường nơi ai ai cũng tranh thủ thể hiện, tôi là như thế này, tôi đã làm những điều này, v.v… Nhưng đạo đức xã hội, cái chúng ta cần, là những thứ ngược lại: tôi KHÔNG làm những điều này này, và tôi kiên định như thế! Mà để hiểu được cái tính KHÔNG này thì vô cùng khó, phi thường khó!

photography consent

Điều 32, Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.” Chỉ một câu này thôi là đủ để xử phạt hành chính tất cả những hành vi quay phim chụp ảnh một người rồi phát hành, xuất bản dưới bất kỳ dạng nào, kể cả trên mạng xã hội mà không được người đó đồng ý. Rất tiếc là ở phần thi hành, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, không quy định cụ thể mức phạt, chỉ có thể phạt nếu kết luận được hành vi chia xẻ này là: “giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan , tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Hiểu như vậy thì vẫn có thể cưỡng chế thi hành, bắt phải xóa phim, ảnh được, chỉ là chưa định được mức phạt cụ thể mà thôi!

Ví dụ như bạn đăng tấm ảnh đi uống bia với bạn bè lên mạng xã hội, thế nào cũng sẽ có thằng cóp lại cái ảnh, rồi giật dòng tít: Tác hại của chứng nghiện rượu! Đương nhiên, đây chỉ là tôi rảnh, ngồi tưởng tượng ra kịch bản thế thôi, nhưng phần lớn báo chí và mạng xã hội VN cũng giống y vậy! Nó thể hiện cái tâm thức xấu xí của cộng đồng Việt, bản thân không chịu vận động, chỉ la liếm khắp nơi, thấy cái gì lạ thì một là sợ, hai là ghét, và ba là tìm cách nói ra nói vào! Rồi dùng những nội dung sai lệch tìm cách gây “sóng”, anh A nói như thế này, anh B bảo anh C như thế kia, kích cho thiên hạ đánh nhau! Nên cái phần “hướng hạ” trong cộng đồng quá lớn, không thấy phần “hướng thượng” đâu, riết xã hội nó bị “quy đồng” về những “mẫu số chung” như thế!

Chính những cái thành phần thiểu năng, không có khả năng suy nghĩ, trống hoác không có nội dung gì, hạ bút viết câu tiếng Việt cho suôn sẻ cũng chưa làm được! Chính những thành phần đó là dạng la liếm khắp nơi, luôn luôn “ta đây biết rồi”, chính là những kẻ thêu dệt, bịa đặt tích cực nhất! Muốn “sáng tạo nội dung” á, chuyện không dễ thế đâu, phải xem từ nhỏ học hành chữ nghĩa thế nào đã, phải có quá trình cố gắng hàng chục năm thì mới hơi hơi có nội dung được, mà người không có công phu gì chỉ cần nói mấy câu là biết ngay! Phải sớm cụ thể hóa, chi tiết hóa luật về chuyện này, quy định ra thành mức phạt chi tiết, cụ thể, có như thế mới dẹp được đám du-tu-bơ, tíc-tốc-cơ, phây-búc-cơ và cả những dạng báo chí thiểu năng, điên loạn khác!

Thường những việc như thế này do chưa xảy ra với mình, hoặc giả sử nếu có xảy ra thì mình cũng cho qua vì không quá quan trọng, nhưng vẫn phải hiểu rõ luật để tự bảo vệ. Còn đối với trường hợp ông Anh Tú – Minh Tuệ, có 2 khả năng có thể xảy ra. #1. Ông Anh Tú ủy quyền cho luật sư khởi kiện vụ án sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép! #2. Viện kiểm sát, xét thấy sự việc ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, quyết định khởi tố vụ án sử dụng hình ảnh trái phép! Điều này nằm trong nghĩa vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát! Cứ bốc ra 100 ku đầu têu, phạt mỗi ku 20tr, kiếm 2 tỷ trả án phí, cứ làm như thế cho chúng nó sợ, khỏi đăng hình ảnh, video gì cả, còn chữ á, muốn đăng bao nhiêu thì tùy, chỉ sợ là chúng nó không có nhiều chữ để mà đăng đâu!

bên thắng cuộc

Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin quân ta đã vào Phnom Penh, ông Lê Duẩn chỉ ừ rồi ngủ tiếp… Đọc đến đây là tôi vất cuốn truyện qua một bên, không cần phải đọc nữa, vì những tình tiết kiểu như thế nó xuất hiện quá quá nhiều! Tác giả viết giống như thể lúc đó, ông ta đang nằm dưới gầm giường của ông Lê Duẩn nên biết được sự việc vậy! Mặc dù một số tình tiết trong truyện tôi cũng muốn tin lắm, nó giống những truyền khẩu dân gian người ta thường kể cho nhau nghe lúc trà dư tửu hậu! Nhưng lịch sử mà viết theo lối “tiểu thuyết dã sử, giả sử” như thế không hề ổn tí nào!

Lần cuối cùng người ta làm như thế có lẽ là từ thời của Homer (Trường ca Iliad và Odyssey) kia! Mà tất cả những kiểu như Đèn cù, Đêm giữa ban ngày, Bên thắng cuộc, etc… đều cùng một kiểu, cùng một giọng văn, cùng một phong cách: nói giống như là đúng rồi vậy, đưa tin theo kiểu “từ trên trời rơi xuống”, tìm cách nhào nặn những sự thật nhiều người biết, trộn thêm vào đó những tình tiết tưởng tượng theo cảm tính, tìm cách tô màu mức tranh theo ý của mình, hư hư thực thực đan xen vào nhau! Và có cơ sở để tin rằng tất cả những thủ pháp “sáng tác văn chương” như thế đã được đúc kết để dạy thành bài bản!

ma tăng

Quê hương của Đức Phật, tiểu quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) ngày nay nằm ở Nepal, chồng lấn lên biên giới với Ấn Độ, là vùng cận nhiệt đới chịu ảnh hưởng bởi gió mùa, khí hậu có thể được xem là tương đối ôn hòa, và đất đai thì phì nhiêu màu mỡ. Đây là cơ sở khiến cho đời sống dân chúng không đến nổi quá khó khăn, việc xin một bát cơm, mỗi ngày ăn một bữa, là việc hoàn toàn có thể chấp nhận được, để có thể dành thời gian cho việc tu tập! Nhưng khi Phật giáo truyền lên phía bắc, vào Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc… thì lại hoàn toàn khác, đây phần lớn là những nơi có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. Ở những xứ ôn đới, hàn đới, không có quần áo ấm thì chưa chắc sống được qua vài giờ, không có giày mũ bảo vệ đầy đủ thì khó sống qua vài ngày. Còn không có dự trữ lương thực thì không thể sống qua mùa đông.

Do điều kiện như thế nên hình thành tâm thức và văn hóa, người phương Bắc có “bản năng” tích trữ, phòng xa lớn hơn so với người phương Nam. Ở những nơi như thế, ngửa tay xin một bát cơm là người ta nhìn anh như kẻ từ trên trời rơi xuống vậy, đây không phải là chuyện đúng hay sai, chỉ là văn hóa nó thế! Nên khi Thiền tông thành lập ở TQ, họ chủ trương “bất tác bất thực – không làm thì không ăn”, sư cũng làm ruộng, làm việc như những người khác! Tuy như vậy nghĩa là thời gian dành cho việc tu tập phải bớt lại, nhưng có thế thì Phật giáo mới hòa nhập được vào với xã hội! Nên khất thực hay không khất thực đều do điều kiện thực tế cụ thể, chứ không mang tính đúng sai gì cả! Còn đương nhiên cái thể loại đi khất thực mà chỉ nhận tiền, không nhận đồ ăn (khất: xin, thực: thức ăn) thì chỉ có thể là ma-tăng mà thôi!

mượn hoa kính Phật

Vài câu hỏi sơ khai về Phật giáo, nhân sự việc có quá nhiều người “mượn hoa kính Phật”, mà ở VN, thường là “Tá hoa hiến Phật” thì ít, mà “Tá đao sát nhân” (mượn đao giết người) lại nhiều! Em dự là sau cơn hả hê, tất cả vẫn hoàn u mê như cũ! Theo dõi các clip, quan tâm ông MT thì ít mà xem cách Nhà nước xử lý sự kiện này thì nhiều! Các anh CA chìm bao quanh ông MT xem cách ăn nói cho thấy phần lớn là người có học, ít nhất cũng hiểu sơ về Phật giáo, xem ra Nhà nước đã khổ tâm huy động lực lượng có trình độ, như thế mới sàng lọc, đấu tranh được với đám “Giả hành tôn” để mà bảo vệ cho “Tôn hành giả”! Ngày xưa thì Tôn hành giả bảo vệ Đường tăng khỏi đám yêu ma, nhưng với đám yêu ma ngày nay thì ngay đến cả Tôn hành giả cũng cần phải được bảo vệ! 😀

+ Khổ hạnh không phải là con đường đúng, Trung đạo mới là điều Đức Phật đề nghị! ==> Hầu hết những lối tu hiện đại, kể cả hạnh đầu đà, đều chưa phải là khổ hạnh hiểu theo nghĩa như thời của Đức Phật!

+ Đi như thế ích gì, ở nhà phụng dưỡng cha mẹ mới là chân tu. ==> Đức Phật bỏ nhà vào rừng tu khổ hạnh đúng vào cái ngày con ông ta là La-hầu-la sinh ra đời, mặc cho bao nhiêu ngăn cản từ gia đình.

+ Ông ta tu thế chỉ ích mỗi ông ta thôi, lợi gì cho XH!? ==> Đúng vậy, Phật giáo đầu tiên và trên hết là vấn đề cá nhân, những cái khác chỉ là hệ quả. Đến mình còn chưa tự giúp được thì sẽ giúp được ai!?

+ Khất thực là ăn bám, không tạo ra của cải vật chất gì! ==> Chừng nào XH còn có người tự nguyện cúng dường thì đó không thể xem là ăn bám. Không phải ai cũng “ăn bám” được vậy đâu, số này rất ít!

+ Nếu ai cũng bỏ nhà đi như vậy thì lấy đâu ra người sản xuất, phát triển XH? ==> Đúng vậy, viễn cảnh mọi chúng sinh đều nhập Niết bàn cả rồi thì XH sẽ “giải tán”, nhưng việc này không biết đến bao giờ.

tâm bệnh

Về chuyện cuối cùng ông Minh Tuệ gì đó phải dừng “bộ hành, khất thực”… Cảm thấy thất vọng vô cùng, một cái dân tộc gì mà què quặt, khuyết tật, yếu đuối, nhược tiểu, cuối cùng rồi cũng chọn những giải pháp như thế! Nó làm tôi nhớ đến hồi còn ở ngoài quê, có cặp vợ chồng hàng xóm, thường xuyên xích mích với nhau, nhưng không công khai, không chửi bới, không đập chén bát, mà chỉ xích mích ngấm ngầm, một kiểu bạo hành gia đình kín cứ âm ỉ suốt hàng chục năm! Cứ hễ có việc gì xảy ra mà một bên không bằng lòng, là bắt đầu… đau, bịnh, ốm, nằm liệt giường! Mà cả vợ, cả chồng đều hành xử như thế, những “cái tôi” cứ mãi không chịu lớn. Ban đầu chỉ là một cách tỏ thái độ, nhưng mấy chục năm sống với nhau mà cứ diễn mãi cái vở kịch nhàm chán như thế, riết rồi thì bệnh giả nó… trở thành bệnh thật!

Mà đây là “tâm bệnh”, không cách nào trị khỏi! Cái nhà không có sinh khí, đụng đâu cũng mệt, bệnh, dỗi, rồi từ đó đẻ ra tâm lý ghét bất kỳ thứ gì vận động! Và cái MXH bây giờ cũng là một dạng “không chịu lớn” y như thế, luôn nói ra nói vào, anh thế này, tôi thế kia, cứ y như con nít bù lu bù loa vậy, chỉ có im lặng, suy nghĩ, làm việc để trưởng thành thì không làm được mà thôi! Nói về các phương thức rèn luyện trong Phật giáo thì vô chừng, người ta đã làm rất nhiều chuyện “dời non lấp bể”, nhưng quay về gốc, Phật luôn là vấn đề của cá nhân, là do chính ta, và vì chính bản thân ta, không liên quan ai khác! Nên ông MT làm gì thì đó là việc của riêng ổng, là sự rèn luyện mang tính chất rất cá nhân! Còn đám MXH đạp lên mồ mả để quay phim chụp ảnh (như trong truyện Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) thì đó là vấn nạn của thời đại!

Về chuyện những người đi theo ông MT có người “tử vong”, có người “ngất xỉu” do trời nắng nóng, sốc nhiệt, chuyện như thế này trong giới chơi thuyền xảy ra vô số! Thấy người ta chèo thuyền vượt thác đẹp quá mà, cũng thả thuyền qua ghềnh, kết quả là đập đầu vô đá chết! Thấy người ta chạy jet – ski sướng quá mà, cũng leo lên phóng hết ga, không kiểm soát được tốc độ, đâm vô xà lan chết! Thấy người ta chèo SUP điệu nghệ quá mà, cũng nhảy lên SUP rồi bị sóng cuốn trôi chết! Và những cái chết lãng xẹt trong giới chơi thuyền và thể thao dưới nước có thể nói là… không thể đếm hết, và nó cứ lặp đi lặp lại, từ năm này qua tháng khác! Nguyên nhân do đâu!? Là do ngay từ nhỏ đã lười vận động, thiếu hiểu biết sơ đẳng về bản thân và môi trường xung quanh, nhưng tâm thì lại vọng động không có điểm dừng!

Nhìn muốn được như người ta, nhưng không muốn cố gắng rèn luyện, không hiểu rằng việc gì cũng phải có quá trình! Nôm na và thẳng thừng thì ta nói: ngu thì chết thôi, ai vẹ?! Đây mới là chuyện đi bộ bình thường, chưa phải là vận động gì ghê gớm, chưa phải là cái gì khó khăn đến mức không tưởng! Thế nên, cho đến khi dân trí có thể tự hiểu ra rằng người ta vận động vì tìm kiếm một sự đổi thay trong “thân & tâm”, chứ không phải vì vài tấm hình chỉ để đăng lên Facebook, cho đến lúc đó thì vẫn tiếp tục chết thôi! Những chuyện như thế này, này pháp luật nên phải xử lý ra làm sao? Trong chừng mực các hoạt động không cố ý gây ảnh hưởng đến người khác thì không thể cấm được, vẫn cứ phải để cho sự vận động diễn ra, cần thiết phải như thế! Còn nghiệp của ai thì người đó gánh thôi, đơn giản là như thế!

tôn hành giả, giả hành tôn…

Trong vùng núi Bỉ Duệ (比叡山 – Hiei) Nhật Bản, có nhánh Phật giáo Thiên Thai tông mang tên Hồi Phong Hành (回峰行 – Kaihōgyō). Họ có hình thức tu tập độc đáo: trong 7 năm, các “hành giả – người đi” sẽ phải làm 1000 ngày hành trình vòng quanh núi, 40 km mỗi ngày trong 100 ngày với năm đầu tiên, tăng dần lên 84 km mỗi ngày trong 100 ngày ở năm cuối cùng. Điều đáng nói là hành trình đi qua những vùng núi non hiểm trở, không phải là 84 km trên đất bằng, trong mọi điều kiện thời tiết! Các hành giả không chỉ có đi mà vẫn phải tham gia hoạt động trong chùa, làm việc, học kinh sách, với chế độ ăn uống đạm bạc. Đến năm cuối cùng, cuộc marathon trường kỳ này đã tăng lên đến mức chỉ có thể ngủ khoảng 2 tiếng mỗi ngày, liên tục như thế 100 ngày! Tổng hành trình là hơn 40 ngàn km, hơn một vòng quanh quả đất! Người tham gia sẽ phải tự ép mình đến giới hạn của thể chất…

Chạm đến ranh giới giữa sự sống và cái chết! 100 ngày đầu tiên, hành giả có quyền bỏ cuộc, nhưng kể từ ngày thứ 101 trở đi, những ai bỏ cuộc, theo luật sẽ phải tự sát. Dọc theo con đường mà các hành giả đã đi trong suốt mấy trăm năm, rải rác hàng chục ngôi mộ những người đã tham gia nhưng thất bại, không thể kết thúc hành trình! Và họ cứ đi như thế, trên người dắt sẵn một con dao và một dải lụa trắng, chọn lựa kết thúc theo cách nào là tùy ý! Mãi đến sau này, một sắc lệnh Hoàng gia mới chấm dứt cái giới luật tự sát khắc nghiệt đó. Cho đến ngày nay, có chưa đến 50 người đã hoàn tất thử thách 1000 ngày này! Nên các nhà sư Phật giáo trên thế giới (và cả VN, như Thích Quảng Đức) đã từng làm nhiều chuyện vượt qua sự tưởng tượng của con người, đi bộ vài ngàn km đã là gì!? Nên khi ta thấy cái Báo Bồn Cầu – BBC bỗng dưng xưng tụng nhảm nhí “là người được chọn” này nọ…

Ta lại bỗng thấy nó giống hệt như ngày xưa, mấy chục năm trước, tờ Times giật tít: “Thích Trí Quang, người làm rung chuyển thế giới”, v.v. và v.v. thì ta biết rằng chúng nó lại đang tìm cách ném ra một cái “bánh vẽ”, có những nỗ lực của đám truyền thông bẩn, có sự giật dây của các thành phần tuyên truyền nước ngoài tìm cách biến một sự việc, một hoạt động mang tính chất cá nhân bình thường trở thành dậy sóng, trở thành siêu phàm, được khuếch đại lên qua cái lăng kính của sự vô minh, của dân trí thấp lè tè! Nên xưng tụng giả tạo, hão huyền là chúng nó, rồi tìm cách vấy bẩn, dàn cảnh, gán ghép, chụp mũ thì… cũng chính là chúng nó, cũng một đám, tự phân chia thành các “vai” chứ không ai khác! Nên, ở đây ta sẽ thấy có đủ các thể loại “hành giả”: Tôn hành giả, Hành giả tôn, Giả hành tôn, Hành tôn giả, .v.v. truyện Tây du ký, đoạn viết về các loại “hành giả” này thật là thú vị! 😀

Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa

Haizza, do dân trí quá thấp nên mới dẫn đến tình trạng như vậy, chuyện không có gì lại trở thành những thanh âm vang vọng qua lại giữa những cái tôi “trống hoác” giống như nhau, cứ như là gió lùa qua hang trống vậy! Chuyện này phải nói làm sao cho rõ… Một mặt, tinh thần Phật giáo chính là không chấp nhất vào bất kỳ một con đường, một phương thức nào, một vị hòa thượng 50 năm tu hành chưa chắc đã được công đức như một đệ tử tục gia bình thường. Nhưng mặt khác, đã là con người thì phải có đoàn thể, luật lệ, và những giới luật của Tăng đoàn đã được đặt ra ngay từ thời Đức Phật còn sống chứ không phải bây giờ mới có, một số là do chính Đức Phật đặt ra! Sâu xa hơn, cái tranh luận giữa “đốn ngộ” và “tiệm ngộ” là một sự tranh luận xưa nay chưa có điểm dừng. Sự giác ngộ có thể đến, tại bất kỳ một giây phút nào, nhưng cũng có thể là phải trên căn bản của tinh tấn, của kỷ luật, cũng phải có một quá trình “hóa duyên” nào đó! Nên Đại thừa và Tiểu thừa, tuy khác nhau chút đỉnh về hình thức và phương pháp, nhưng tinh thần chung thì vẫn là… “bất nhị”! Quay trở lại với cái xã hội đã bị lưu manh hóa thời Mạt Pháp, chính vì không thể đánh đồng tất cả, nên cần phân biệt ra các kiểu lưu manh khác nhau! Em xin lỗi, nhưng cứ phải dùng đúng từ, đúng nghĩa, thẳng thắn như thế!

Kiểu lưu manh lớn: tổ chức thành công ty, kinh doanh vì lợi nhuận, đi theo con đường mê tín, tà đạo! Cái này vô cùng dễ thấy, ai ai cũng có thể nhìn thấy! Nhưng ở hướng ngược lại, có vô số sự lưu manh nhỏ mà người ta khó thấy hơn! Phần nhiều ở Nam tông, do giới luật lỏng lẻo, nên có vô số thành phần lười lao động, cũng bày đặt khoác y cầm bát, khất thực qua ngày, ở chùa rảnh rỗi nhàn cư sinh ra vô số tệ nạn! Đây là thực trạng khá phổ biến của Nam tông mà có vị từng thú nhận: suốt mấy chục năm đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể nào chấn chỉnh được! Trở lại một quan điểm trung dung, đã là người thì đều phải có hội đoàn, luật lệ, đều phải có quá trình! Như xưa mà dưới 10 năm hành trì thì chỉ gọi là “chú Tiểu”, 10 ~ 20 năm mới gọi là Đại Đức, từ 20 ~ 50 năm mới gọi là Thượng Tọa, và trên 50 năm tuổi Hạ mới mang danh Hòa Thượng! Chứ không phải bất kỳ một đứa thần kinh, tay cầm cái nồi cơm điện nào cũng có thể gọi là Sư được! Hoàn toàn không có ý phê phán ông Minh Tuệ gì đó, ông ta có đủ mọi quyền làm những gì mình muốn theo pháp luật! Chỉ là ở đây thấy rõ: những sự lưu manh nhỏ (của một xã hội dân trí thấp lè tè) đang tìm cách “mượn” ông ấy, “leo” sự kiện để bất mãn với những lưu manh lớn, nói một cách nôm na, hài hước thì chính là: đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa! 😀

Viết tiếp ý, vì ngôn từ vắn tắt, nên có thể tạo ra cái nhận định thiên lệch là mình có thành kiến với ông Minh Đức gì đó! Đầu tiên nói rõ là việc “hành thiền” như thế này là một bài tập phổ biến trong Phật giáo, đã từng có rất nhiều người làm, thậm chí có người từng làm theo kiểu đau khổ hơn nhiều: đi 2 bước, lạy 1 bước, lạy đến khi sấp toàn bộ cơ thể xuống mặt đường, và lặp lại như thế suốt nhiều năm cho đến hết hành trình! Đây là 1 hình thức tu tập tương đối phổ biến, nhưng do các con ranh trên MXH chưa từng thấy, nên lấy đó làm điều kỳ diệu rồi tán tụng này nọ! Ma chướng xem ra vẫn còn nhiều lắm, kiếp nạn không phải chỉ có 72 lần! Mà ma chướng đến từ đâu!? Đầu tiên chính những thành phấn xưng tụng, bốc thơm là một dạng ma chướng, mục đích là tạo sự kiện, là câu view trên MXH! Tiếp nữa là vô số dạng ma chướng khác, vài năm trước, với 1 vị “hành giả” khác, từng xảy ra hiện tượng có nhóm người xăm trổ, hò hét dẹp đường cho “sư phụ”, thậm chí đánh người khác bị thương! “Hành giả” vẫn im lặng không nói, không thanh minh bất kỳ điều gì cho đến khi người ta hiểu ra đám “đệ tử” dẹp đường đó không biết là phường lưu manh ở đâu, chả có liên hệ gì với vị “hành giả”, nhưng dàn cảnh như đúng rồi vậy! Vụ việc tuy không đáng gì, nhưng xem ra lại là 1 phép thử đối với dân trí! Phải hành xử làm sao cho đúng với tinh thần: Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài!

the king maker

Hơn 60 năm trước, có người tên là Edward Lansdale, đại tá CIA, biệt danh “The king – maker” – Kẻ buôn vua, ông ta đã dựng lên (và đạp đổ) vô số “ông vua” tại Philippine, tại VN và nhiều nơi khác! Chính ông này là cha đẻ của chiến dịch “Chúa vào Nam”, đưa gần 1tr người Công giáo di cư năm 1954. Một trong những người giỏi nhất của CIA, tiểu sử của ông ta đầy ắp sự kiện, vô số “chiến công” lẫy lừng! Và thế là 1tr người ra đi, Em theo đoàn lưu dân, bờ vai thơm nồng bông bí nụ… Nhưng 1tr người này số phận không giống nhau. Số có xuất xứ, quan hệ tốt (với chính quyền Diệm) thì được phân về Sài Gòn, Đồng Nai.

Số khác thì phải xuống Kiên Giang, số thì lên Buôn Ma Thuộc! Cư-Kuin là một cái huyện đặc biệt về thành phần, nếu như các bạn còn nhớ, đây là nơi xảy ra vụ bạo loạn hãi hùng mới vừa qua! Nơi đây có một cộng đồng khá lớn Bắc 54 di cư từ thời trước, và những người dân miền Bắc, miền Trung di cư lên sau này, và cả những người dân bản địa đã sống ở đó từ xưa! Địa bàn dân cư phức tạp như vậy, đương nhiên sẽ xảy ra nhiều chuyện! Nhưng căn bản là luật không nghiêm, dân không biết tin vào đâu, dân trí thấp, không bảo nhau được, tự sống với nhau vốn đã không ổn, người ngoài bày mưu, xúi dục là thành chuyện thôi!