bolero và danh hài

m thường chả muốn nói mấy chuyện này cho bẩn miệng, nhưng xã hội đảo điên nhiều khi vẫn cứ phải nói! Trước, mấy chú “dân chủ cuội” bênh vực ông Vân dữ lắm mà, lấy cớ bị “đàn áp tôn giáo” các kiểu! Em chả cần biết đúng sai thế nào…

Cứ thấy “bolero” với “danh hài” thì em biết tỏng là loại dân trí lè tè ngọn cỏ! Đã ngu dốt mà còn lu loa, to mồm thì chỉ có thể là loại lưu manh, bịp bợm, lừa gạt, hoặc tệ hơn thế! Giờ thì ai cũng biết rõ là cả một đống c… bên trong rồi nhé!

ăn ở

à do “ăn ở” thôi, 100 triệu dân, chỉ riêng vấn đề “ăn” với “ở” không là đủ: 坐食山崩。 toạ thực sơn băng – ngồi ăn núi lở !!! Xem mấy cái không ảnh, làm đường khoét núi như thế, đến khi mưa xuống không trôi hết mọi thứ mới lạ, mà từ thuỷ điện cho đến hạ tầng, cái gì cũng đúng chuẩn! Nói ngắn gọn, chung quy cũng chỉ là do “ăn ở”! 😢

crowd-sourced

ầu tiên là những nhóm lưu manh, tội phạm có tổ chức, có phân chia vai diễn, nhiệm vụ, có kịch bản trước sau đầy đủ, tiếp theo đó là những nhóm tội phạm liên kết hờ, hợp tác với nhau về lợi ích, kế đến là những hội, nhóm người bị lưu manh chi phối, gây sức ép, ảnh hưởng. Và cuối cùng là sự lưu manh được “xã hội hoá”, đã được “crowd – sourced” thành công! Dựng ra một vở kịch lớn như vậy kể cũng giỏi, nhưng điều đáng nói là hàng trăm người tham gia các vai diễn ngậm miệng không hó hé gì… nói ra mới thấy thực trạng xã hội Việt nó như thế nào!

Nhưng kể cũng lạ, cũng chỉ mấy chiêu thô thiển, đơn giản như vậy mà lừa được quá nhiều người, ba cái chiêu dùng số đông, kẻ tung người hứng theo một kịch bản sắp đặt trước chả có gì mới mẻ! Lưu manh thực tế có thể tinh vi và phức tạp hơn thế rất rất nhiều, vì đánh vào “cái tôi tham lam” thì vẫn còn thô thiển lắm, đánh vào “cái tôi đúng”, “cái tôi biết”, “cái tôi hơn người”, “cái tôi đạo đức”, “cái tôi trí thức” mới là siêu! Văn hoá, con người Việt mà, nội tâm trống hoác, phải thảy cho một “đống cứt”, phải có một “lý do” thì con người ta mới cảm thấy có “giá trị”! 😢

mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

bên bờ sóng

ất nước “bên bờ sóng”, thì nói là bên bờ sóng mà, thì ra đứng ngó ngó sóng đánh rứa thôi! Nhiều khi chả hiểu Vịt-tộc nó bị trời hành làm sao nữa! Đi xa thì không dám, dám thế nào được khi tàu vỏ sắt bị “ăn” đến mức chạy một chuyến là lên đà sửa một chuyến, bị một lần còn ai dám đóng tàu đánh bắt xa bờ nữa!? Gần bờ thì tận diệt, dùng điện đánh chết từ con non cho đến trứng cá. Đánh bắt kiểu giết sạch, đúng nghĩa… vô hậu!

Dân thì ngu, không chịu học cái mới, muôn phương nghìn kế tìm cách chơi nhau! Quan thì… cũng là từ dân đó mà ra thôi, cũng chả khác gì, nói chuyện trên trời, làm luật theo kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi, méo mó theo lợi ích nhóm! Trong lúc đó, TQ nó đưa tàu ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, những chuyến đánh bắt 2, 3 năm, có chuyến đi vòng quanh thế giới! Nên nói: muôn chuyện là từ “tâm” mà ra, tâm địa như thế, nhân nào thì quả đó! 😢

la condition humaine

ại dâm và tình báo, đó là cái 2 “nghề” cơ bản, sơ khai nhất của xã hội loài người, đã có ngay từ thời còn là… “vượn người” kia! Không chừng đến thời hiện đại giờ đã liên kết thành tập đoàn quốc tế, len lỏi vào mọi địa hạt của cuộc sống và tác oai tác quái hết sức tự tin! Thực ra quan tâm éo gì chuyện scandal xã hội, chỉ mượn cớ để nói những chuyện khác mà thôi. Đã là con người thì đều có những “nhu cầu” giống nhau! Nhưng không phải vì “nhu cầu” giống nhau mà mọi cá thể người đều giống nhau! Tâm hồn người là một thế giới phong phú đầy màu sắc, nhưng với những thể loại “cặn bã”, chúng nó bị “thu gọn, tối giản” lại chỉ còn 2 thứ đó thôi!

Trở thành một kiểu tâm lý tội phạm rất dễ nhận biết: rình mò và đĩ điếm, loanh quanh chỉ thấy 2 thứ đó vọng ra từ một cái hố trống hoác! Đã “trống hoác” nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ “biết rồi”, lúc nào cũng “cầm đèn chạy trước ôtô”. Thực chất, chúng nó chỉ hiểu được những điều chúng nó muốn nhìn thấy thôi, cái “tâm” chúng nó như thế nào thì nhìn thấy cuộc đời y vậy! Phải nhìn sự việc cho rõ, để trong một xã hội hiện đại, tư cách con người vẫn có chỗ đứng! Đừng để đến lúc, một kẻ chuyên viết các câu chuyện “bia ôm” và la liếm các mẩu tin “dưới gầm giường” từ thời Đường Sơn quán và Năm Cam bổng dưng trở thành… “nhà viết sử”, kiểu… “Bên thắng cuộc”! 😃

toán cao cấp

ài hay, ít nhất cũng nên nói cho đám ngu biết nó ngu chỗ nào, qua đó cũng cho thấy sự thảm hại, vô phương của giáo dục VN hiện tại! Nhớ hồi hơn 20 năm trước, lúc nào đạp xe đi học về cũng ghé quầy sách ngoại văn của Fahasa góc gần Sở thú Sài Gòn, tìm mua mấy cuốn Vi tích phân, sách tiếng Anh, bán sale đồng giá! Kiến thức thì cũng tương tự Toán cao cấp như ở Việt Nam thôi! Nhưng khác ở chỗ: sách có hàng ngàn ví dụ về cách áp dụng thực tế, rất sinh động, trực quan, kèm theo rất nhiều hình vẽ, ảnh minh hoạ đẹp!

Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn cảm thấy niềm vui khi hiểu được những ví dụ thực tế trình bày trong những cuốn đó! Một ví dụ: trong nội chiến nước Mỹ, đã dùng khẩu súng cối cỡ nòng 330 mm (chèn cái hình thực của khẩu súng, gián tiếp học Lịch sử), lực bắn như thế này, khối lượng đạn chừng đó, tính khoảng cách bắn xa nhất (áp dụng thực tế của phương trình parabol). Nghĩ mà buồn cho “kinh tế” Việt, toàn “đầu cơ, lướt sóng”, buôn “nước bọt” và “vịt giời” chứ có nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gì đâu, nên cảm thấy Toán nó thừa! 😢

mauvais goût

ình hình phá di tích cổ, làm lại những thứ mới “siêu giả cầy”, tô vẽ bằng xi măng nhìn như “chó liếm” đã có từ hàng chục năm nay chứ không phải bây giờ mới có! Về phương pháp, giới bảo tồn bảo tàng vẫn có nhiều trường phái suy nghĩ khác nhau, vẫn thường tranh cãi không ngớt, nhưng đại để có 2 ý chính như sau:

1. Phục chế, tạo mới giống y thật: các nước châu Âu làm tượng đá La Mã, vẽ tranh Phục Hưng tinh vi đến mức dùng mắt thường không thể phân biệt được! 2. Không có khả năng làm “giả như thật” thì tốt nhất là bảo tồn nguyên hiện trạng, không thay đổi! Tuyệt đối không đẻ ra các thứ “giả cầy” vớ vẩn, một kiểu xuyên tạc lịch sử!

Cách thứ nhất không hề dễ tí nào, rất nhiều công sức nghiên cứu, ứng dụng KHKT! Ví dụ như người ta biết các tháp Chăm xây bằng gạch không dùng vữa, giữa các viên gạch không có mạch vữa, chúng được “dán” lại với nhau bằng một lớp keo mỏng, ngày nay đã biết là làm từ nhựa cây dầu rái (chính là loại dùng để xảm thuyền).

Từ “tri – biết” cho tới “hành – làm” vẫn là khoảng cách rất rất lớn, biết là dầu rái đó, nhưng cụ thể, chi tiết thế nào để công trình đứng vững ngàn năm lại là chuyện khác! Những việc như thế đòi hỏi rất nhiều công phu, chất xám! Các vị bây giờ chỉ muốn xây “khu – du – lịch – giả – cầy” để kiếm tiền nhanh chóng mà thôi! 😢

Nhớ hồi 16 ~ 18 tuổi, mấy lần bạn rủ rê chơi đi các khu như Suối Tiên, Đại Nam, nể bạn bè nên cũng đi chứ không phải là không, nhưng tới nơi ngồi một chỗ, không buồn đi xem, vì cảm thấy “mắc ói”! Phải biết cách nói “không” với những thứ “giả cầy”, tiếng Pháp dùng một chữ rất hay là “mauvais goût”, thẩm mỹ tệ hại & độc hại !!!

dân tộc tính, 1

ì vài đồng bạc lẻ mà bỏ độc vào trà, hại người là chuyện nhỏ, cầm đá tự ghè chân mình mới là chuyện lớn! Tâm địa lưu manh lặt vặt, là tự mình hại chính mình, đừng đổ lỗi cho ai khác! Thế nên mới bảo “mãi không chịu lớn”, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! “Giá trị cộng đồng” bao gồm rất nhiều thứ, nhưng căn bản, sau cùng vẫn quay về “đạo đức cá nhân”! Mà không phải chỉ “ít học” mới thế, các thành phần “học nhiều” cũng y như thế, bất kể trình độ văn hoá, học vấn, bất kể vùng miền, xu hướng tôn giáo, chính trị…

Cả những loại đã ở nước ngoài 30, 40 năm, thấy biết bao chuyện hay của thiên hạ rồi mà tâm địa không hề thấy biến chuyển, thay đổi gì! Từ “đạo đức cá nhân”, biết phân biệt đúng sai cơ bản, cho đến “đạo đức nghề nghiệp”, biết quý trọng điều mình làm ra, thảy đều là một khoảng không trống hoác! Lại thêm thói “hoa ngôn xảo ngữ” lâu ngày thành quen, nên cái gì cũng “biết”, mà rút cuộc không “biết” được cái gì cho ra hồn! Thế nên mới bảo: người ta không thể hiểu cái bên trong họ không có, vì nó đã trở thành một thứ dân tộc tính cố hữu! 😢

bạo hành gia đình

ương nhiên, sự việc mới dừng lại ở mức tạm gọi là “chấp cổ, nệ cổ” mà thôi, nhưng có thể nhiều người ở đây không biết, ở nhiều làng quê, nhiều gia đình, đi ra đi vào, đóng cái cửa, bật tắt cái bóng đèn, bày biện lư hương, hoa quả trên bàn thờ, những việc lặt vặt như vậy cũng trở thành cái cớ để chì chiết, mạt sát nhau, tình trạng căng thẳng kéo dài hàng chục năm. Rồi các đám hội, các ông già khăn đóng áo dài ngồi cãi nhau: anh học ở đâu cái “lễ” đó, phải như tôi mới là đúng nè…

Chuyện như thế phải gọi chính xác bằng cái tên “bạo hành gia đình”, dai dẳng đến mức trở thành “tâm thần”, chả ai sống được! Có vô số hình thức, có thể công khai, rõ ràng, cũng có thể là nhiều kiểu kín đáo, xảo trá khác, dù thế nào thì cũng chỉ là những “cái tôi” bé như hạt cát chuyên dở trò lưu manh vặt! Nếu thực sự là vì tinh thần Trần Hưng Đạo thì nghiên cứu tư liệu, điền dã khảo cổ tìm lại văn bản “Binh thư yếu lược” (đã thất truyền) đi, ví dụ như thế, đừng cãi chuyện cái lư hương mãi! 😢