tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

nhạc kinh

ễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, đến Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

liêm chính

ăn hoá TQ và VN, giống và khác như thế nào? Giống thì nhiều, khác vài điểm quan trọng. Người TQ nói câu nào, chữ nào đều có ngữ nghĩa đầy đủ, và cố gắng làm trọn ngữ nghĩa ấy! Người VN xem câu chữ như trò chơi chữ, hơn thua kiểu lươn lẹo, không thật hiểu thấu đáo nội hàm! Thấy “đối phương” nói câu gì cũng lập tức lên Google, học lóm đâu đó một vài câu chữ để có thể khả dĩ lấp liếm, bắt bẻ, bài xích được. Vốn dĩ câu từ lý luận nhị nguyên, thảy đều có hai mặt, ví như: “người không vì mình thì trời tru đất diệt”, nhưng cũng có câu: “người chỉ vì mình thì cũng trời tru đất diệt”.

Luôn có sự đối lập như thế, khác biệt chỉ ở chỗ nói có thực nghĩa như vậy hay không mà thôi! Nên càng nói nhiều chữ, càng đao to búa lớn, cách mạng công nghiệp, 4.0, đi tắt đón đầu các kiểu, là càng xa rời sự thật! Từ bao giờ người ta quên đi mất những điều rất đơn giản, ví dụ như: “liêm chính”! Nhìn nhận một con người cũng vậy thôi. Tôi quan sát thấy ai nghe một câu đơn giản mà không hiểu hay cố tình không hiểu, đến lần thứ hai là người đó sẽ “lên đường”! Xưa giờ mấy chục năm vẫn thế, mặc dù biết rằng điều đó làm mình “khó sống”. Từng câu, từng chữ, thảy phải đều có ý nghĩa!

kulak và gulag

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới.
Đá xanh xây cống, hòn dưới chống hòn trên.

ấu trúc và tính cách xã hội người Việt, thực ra Deuxième Bureau và CIA đã nghiên cứu vấn đề này một cách kỹ càng, qua các tài liệu giải mật cho thấy họ hiểu chúng ta rất rõ! Xã hội Việt xoay quanh khái niệm “làng”, là một đơn vị di dân có nguồn gốc, phong tục, tập quán, văn hoá… hơi khác nhau một chút! Nói “một chút” nhưng đôi khi là… rất nhiều!

Như làng tôi diện tích hành chính chỉ hơn 8km2, nhưng diện tích sở hữu gấp 2, 3 lần hơn thế! Là do lịch sử hàng trăm năm, những năm đói, người ta phải bán ruộng đất, người làng tôi mua, dần dần, mua gần hết các làng xung quanh! Căn bản là dân làng tôi không đói, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ! Là do cái bản tính làm việc như trâu, như ngựa!

Chỉ nhìn quanh mấy cây số thôi là đã thấy văn hoá khác biệt rồi! Làng là một đơn vị vừa hành chính vừa văn hoá! Thời phong kiến, cấp hành chính thấp nhất do triều đình bổ nhiệm xuống là cấp huyện, còn thấp hơn nữa, lãnh đạo cấp làng xã là do người dân tự bầu lên với nhau! Một kiểu “tự trị” nho nhỏ… thế nên mới có cái câu: “phép vua thua lệ làng”!

Hàng năm thuế khoá, phu phen bổ xuống là quan huyện sẽ đi “thương lượng” với lý trưởng, thống nhất với nhau một cái “giá”, còn lại là chuyện lý trưởng tự sắp xếp, phân bổ trong làng! Nói: “quyền lực của nhà vua dừng lại ở cổng làng” là như thế! Nên trong chừng mực nào đó, mấy ông lý trưởng, chánh tổng cũng giống như là “ông vua con con”.

Nên tính cục bộ của người Việt là siêu đẳng! Để giải quyết chuyện này, để “lớn lên và thoát khỏi cái áo cũ kỹ”, một dân tộc “mạnh mẽ đến mức điên loạn” như ku Nga là nó làm tất tay, rốt ráo, “kulak và gulag”, một lần và mãi mãi. Cách người ta thường hiểu về “gulag” thực ra vẫn chưa đầy đủ và phiến diện, nhưng đó là một chuyện khác sẽ nói đến sau!

10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…

VN, siêu cường về bệnh tâm thần

gược dòng lịch sử 40 năm trước, một chuyện mà người nước ngoài biết được chắc cười lăn lộn. Là người Việt cũng phải cảm thấy xấu hổ, không biết chui vào đâu! Chuyện bắt đầu từ một dòng chữ Hán viết trên cái bình gốm Chu Đậu trong một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi thị hý bút. Câu này ai học chữ Hán vài năm đều biết chỉ có một cách hiểu duy nhất: năm Thái Hoà thứ 8, thợ người Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. “Hý bút” là cách dùng thông dụng, mang tính chất như ký tên: vẽ chơi, viết chơi, phóng bút, rất nhiều đồ cổ, thư hoạ có cách dùng “hý bút” này. Còn “Bùi thị” tức họ Bùi, tương tự như: Phan thị, Thiệu thị huynh đệ… Thế nhưng một ông giám đốc bảo tàng cấp tỉnh lại muốn hiểu nó là: người thợ Nam Sách tên là Bùi Thị Hý viết.

Để “chứng minh” việc bà tổ làng nghề gốm Chu Đậu, “nữ nghệ nhân Bùi Thị Hý” là có thật, ông này đã dày công nguỵ tạo rất nhiều “chứng cứ” như bia đá, gia phả, etc… nhưng ngay lập tức bị giới chuyên môn bác bỏ vì nguỵ tạo vụng về, thô thiển. Sự việc trở nên hài hước khi người ta phát hiện ra một số món đồ cũng ký tên tương tự, như “Trang thị hý bút”. Cứ theo cách hiểu đó, sẽ có nhiều nghệ nhân: Trang thị Hý, Trần thị Hý, Lê thị Hý… 😃 một làng nghề gồm toàn nữ nghệ nhân mang cái tên “Hý”! Câu chuyện không dừng ở đó, và bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, khi người ta muốn gây dựng thương hiệu Chu Đậu. Thế là bịa ra một bà tổ nghề tên là Bùi thị Hý, có lai lịch, chồng con, bia mộ, để lại rất nhiều đồ vật như bảo kiếm, la bàn đi biển.

Hoang đường đến mức vẽ ra hình ảnh một nữ CEO ngành gốm sứ, có sự nghiệp thành công xán lạn, sở hữu hạm đội thương thuyền lớn như Maersk SeaLand bây giờ, dong buồm qua tận Thổ Nhĩ Kỳ đi giao hàng. Từ một chữ vì dốt mà hiểu sai, đến việc nguỵ tạo chứng cứ để bao biện cái sai, đến việc hoang tưởng Bùi thị Hý là bạn với con gái Trịnh Hoà (Trịnh Hoà là hoạn quan từ lúc còn nhỏ, làm gì có con), rồi thuyền Việt đi qua tận đất Thổ. Ai hiểu lịch sử hằng hải đều rõ một điều là thương thuyền VN đi xa nhất chỉ đến Sing, Thái, mà điều đó hơn 300 năm sau mới làm được. Nói để mọi người hiểu dân trí Việt Nam ở mức nào, có những người sẵn sàng ăn không nói có, bịa đặt đủ thứ chuyện, sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để chứng minh “tôi đúng”, một cái tôi cùng cực ngu dốt, quái đản và bệnh hoạn!

Haiza, nói quả không sai: VN là siêu cường về bệnh tâm thần! Vốn dĩ việc hiểu sai một vài chữ không có gì là quan trọng, Hán tự không dành cho mọi người, không biết cũng không sao, để việc cho người có chuyên môn làm. Nhưng đằng này cái “chấp ngã”, “chấp mê” quá lớn, từ một việc nhỏ, phí phạm cả đời làm chuyện gian trá, lưu manh, những người như thế, ai đã hiểu rõ thì biết rằng, chỉ có thể cách ly, đừng lại gần là hơn. Một chút lịch sử: thời gian đó, nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng, nguồn cung hàng gốm sứ tinh xảo bị gián đoạn. Thương nhân các nước bèn quay sang các nước láng giềng như VN tìm nguồn cung mới. Gốm Chu Đậu, dù có nhiều nét đặc sắc riêng, vẫn chưa đạt đến trình độ như TQ. Đến sau, nhà Minh mở cửa trở lại, gốm Chu Đậu không cạnh tranh nổi, thế là lụi tàn!

bùa chú

ói chuyện lồng tiếng phim Hồng Kông ở bên hông Chợ Lớn, từ hồi còn nhỏ xíu, hễ mà nghe lồng tiếng kiểu đó là tôi tắt TV không xem. Xin nói rõ là tôi không có ác cảm gì với người Hoa Chợ Lớn, ngược lại còn thích họ rất nhiều! Nhưng mà lồng tiếng như vậy là không xem, không nghe, có hai lý do: thứ nhất là nghe phải cho ra tiếng Việt, dở cũng được nhưng phải là tiếng Việt, thứ 2 là phải hiểu thấu đáo về văn hoá cổ truyền TQ, trích dẫn cổ văn trong phim lồng tiếng, thuyết minh không câu nào là không sai, vì người lồng tiếng thực ra không biết gì về cổ văn. Riết rồi xem phim lồng tiếng, đọc trích dẫn cổ văn giống y như nghe pháp sư đọc sấm ký, bùa chú!

Rồi giờ đọc sách báo cũng thấy cũng y chang như vậy, dịch từ tiếng Anh sang, đọc là biết người dịch không hiểu gì, viết như bùa chú! Haiza, tiếng Hoa khó không nói, học tiếng Anh bao năm rồi thấy “công phu” cũng chỉ có thế. Hãi nhất bây giờ là nhiều sách báo viết thuần tiếng Việt mà đọc mãi cũng không hiểu nói gì, nghe cũng như bùa chú, hay là mình quá dốt chăng!? Tiếng Anh, tiếng Hoa xa lạ, khó khăn không kể, đằng này tiếng mẹ đẻ cũng vậy! Nhiều người thực ra không bao giờ hiểu được tôi khó chỗ nào, là từ những cái nhỏ như thế: tiếng Việt tào lao không nghe, nhạc tào lao không nghe, chuyện tào lao không nghe… miễn nhiễm với những thứ xàm xí! 😀

lại… giáo dục

hông ăn thua đâu, tôi biết nhiều người Việt ở Mỹ hơn 40 năm, đi từ khi còn rất trẻ, học được văn minh nhiều thứ, nhưng bản chất vẫn không thay đổi được mấy! Để thay đổi những điều nằm trong máu mà chỉ có ba cái “phương pháp” này là không ăn thua!

Huống hồ gì Việt Nam bây giờ, thấy toàn là những thứ: ngày xưa em học đến 2 năm lớp 4 và 3 năm lớp 5 lận, làm sao mà viết sai chính tả được? Viết chữ nào cũng sai, câu nào cũng sai mà cứ hễ mở miệng ra là nói chuyện đạo lý, lương tâm, lý tưởng, giáo dục chứ phải… 😅

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢

đức

áo chí VN chuyên lặp lại cái câu “để đức cho con”, mà nói cho ngay, vừa mở miệng ra là đã biết không hiểu “Đức” là gì! Dần dần, vì thiếu sự minh định, nên nhiều người cho rằng “đức” là một thứ tài sản vô hình, một loại may mắn, một kiểu kết quả có thể để lại cho con cháu. Hiểu như thế sai hoàn toàn, tra từ điển thấy ngay, chữ “đức” dịch sang tiếng Anh là: “merit” hay “virtue”, tiếng Việt hiểu là: phẩm chất, phẩm hạnh, tính tốt.

Ở thời của Khổng tử, chữ “đức” chỉ hiểu đơn giản là phẩm chất của con người: làm việc siêng năng là đức, nói năng thật thà là đức, đối đãi chân thành là đức, .v.v. “Đức trị” hiểu nôm na tức là “lead by example”, dùng bản thân làm gương để người khác noi theo! Thế thì quay về tự vấn bản thân đi chứ làm sao mà “để đức cho con” được!? Chính vì không hiểu “đức” là gì nên tìm cách lái nó sang khái niệm vật chất là… “công đức”! 🙂