Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa

Haizza, do dân trí quá thấp nên mới dẫn đến tình trạng như vậy, chuyện không có gì lại trở thành những thanh âm vang vọng qua lại giữa những cái tôi “trống hoác” giống như nhau, cứ như là gió lùa qua hang trống vậy! Chuyện này phải nói làm sao cho rõ… Một mặt, tinh thần Phật giáo chính là không chấp nhất vào bất kỳ một con đường, một phương thức nào, một vị hòa thượng 50 năm tu hành chưa chắc đã được công đức như một đệ tử tục gia bình thường. Nhưng mặt khác, đã là con người thì phải có đoàn thể, luật lệ, và những giới luật của Tăng đoàn đã được đặt ra ngay từ thời Đức Phật còn sống chứ không phải bây giờ mới có, một số là do chính Đức Phật đặt ra! Sâu xa hơn, cái tranh luận giữa “đốn ngộ” và “tiệm ngộ” là một sự tranh luận xưa nay chưa có điểm dừng. Sự giác ngộ có thể đến, tại bất kỳ một giây phút nào, nhưng cũng có thể là phải trên căn bản của tinh tấn, của kỷ luật, cũng phải có một quá trình “hóa duyên” nào đó! Nên Đại thừa và Tiểu thừa, tuy khác nhau chút đỉnh về hình thức và phương pháp, nhưng tinh thần chung thì vẫn là… “bất nhị”! Quay trở lại với cái xã hội đã bị lưu manh hóa thời Mạt Pháp, chính vì không thể đánh đồng tất cả, nên cần phân biệt ra các kiểu lưu manh khác nhau! Em xin lỗi, nhưng cứ phải dùng đúng từ, đúng nghĩa, thẳng thắn như thế!

Kiểu lưu manh lớn: tổ chức thành công ty, kinh doanh vì lợi nhuận, đi theo con đường mê tín, tà đạo! Cái này vô cùng dễ thấy, ai ai cũng có thể nhìn thấy! Nhưng ở hướng ngược lại, có vô số sự lưu manh nhỏ mà người ta khó thấy hơn! Phần nhiều ở Nam tông, do giới luật lỏng lẻo, nên có vô số thành phần lười lao động, cũng bày đặt khoác y cầm bát, khất thực qua ngày, ở chùa rảnh rỗi nhàn cư sinh ra vô số tệ nạn! Đây là thực trạng khá phổ biến của Nam tông mà có vị từng thú nhận: suốt mấy chục năm đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể nào chấn chỉnh được! Trở lại một quan điểm trung dung, đã là người thì đều phải có hội đoàn, luật lệ, đều phải có quá trình! Như xưa mà dưới 10 năm hành trì thì chỉ gọi là “chú Tiểu”, 10 ~ 20 năm mới gọi là Đại Đức, từ 20 ~ 50 năm mới gọi là Thượng Tọa, và trên 50 năm tuổi Hạ mới mang danh Hòa Thượng! Chứ không phải bất kỳ một đứa thần kinh, tay cầm cái nồi cơm điện nào cũng có thể gọi là Sư được! Hoàn toàn không có ý phê phán ông Minh Tuệ gì đó, ông ta có đủ mọi quyền làm những gì mình muốn theo pháp luật! Chỉ là ở đây thấy rõ: những sự lưu manh nhỏ (của một xã hội dân trí thấp lè tè) đang tìm cách “mượn” ông ấy, “leo” sự kiện để bất mãn với những lưu manh lớn, nói một cách nôm na, hài hước thì chính là: đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa!

Viết tiếp ý, vì ngôn từ vắn tắt, nên có thể tạo ra cái nhận định thiên lệch là mình có thành kiến với ông Minh Đức gì đó! Đầu tiên nói rõ là việc “hành thiền” như thế này là một bài tập phổ biến trong Phật giáo, đã từng có rất nhiều người làm, thậm chí có người từng làm theo kiểu đau khổ hơn nhiều: đi 2 bước, lạy 1 bước, lạy đến khi sấp toàn bộ cơ thể xuống mặt đường, và lặp lại như thế suốt nhiều năm cho đến hết hành trình! Đây là 1 hình thức tu tập tương đối phổ biến, nhưng do các con ranh trên MXH chưa từng thấy, nên lấy đó làm điều kỳ diệu rồi tán tụng này nọ! Ma chướng xem ra vẫn còn nhiều lắm, kiếp nạn không phải chỉ có 72 lần! Mà ma chướng đến từ đâu!? Đầu tiên chính những thành phấn xưng tụng, bốc thơm là một dạng ma chướng, mục đích là tạo sự kiện, là câu view trên MXH! Tiếp nữa là vô số dạng ma chướng khác, vài năm trước, với 1 vị “hành giả” khác, từng xảy ra hiện tượng có nhóm người xăm trổ, hò hét dẹp đường cho “sư phụ”, thậm chí đánh người khác bị thương! “Hành giả” vẫn im lặng không nói, không thanh minh bất kỳ điều gì cho đến khi người ta hiểu ra đám “đệ tử” dẹp đường đó không biết là phường lưu manh ở đâu, chả có liên hệ gì với vị “hành giả”, nhưng dàn cảnh như đúng rồi vậy! Vụ việc tuy không đáng gì, nhưng xem ra lại là 1 phép thử đối với dân trí! Phải hành xử làm sao cho đúng với tinh thần: Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài!