apps

on đường đau khổ sẽ còn dài dài… cứ trậm trầy trậm trật thế này, nhiều năm không giải quyết được, cuối cùng có khi phải bỏ đi làm app khác, rồi vẫn tiếp tục lặp lại vết xe đổ như thế! Nguyên nhân từ đâu ra? Làm trong ngành CNTT nên em là em cứ nói thẳng: nguyên nhân từ cấp 2, cấp 3 đọc nhưng không hiểu chữ, hoặc có hiểu nhưng hiểu không sâu, chỉ lơ mơ những ngôn từ bề mặt! Lên đại học, những khái niệm cơ bản đọc mãi không thông, toán đơn giản như vector, ma trận làm không được, học thiết kế CSDL cũng y vậy, viết câu lệnh SELECT 3 cấp lồng nhau vô tư…

Không biết “INNER JOIN” là cái gì, làm sao tạo “VIEW”… Không nói quá đâu vì đã thấy nhiều rồi, tất cả đều quay về cơ bản mà thôi! Nên đừng trách, em mà bắt bẻ cái gì là bẻ từng từ một! Nói thì hay lắm, lúc nào cũng Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Khai khoáng dữ liệu này kia, trên mây không à, nhưng coding căn bản không làm được, sợ có khi cài đặt thuật toán QuickSort còn không được! Nên kiểu giống như học võ ngày xưa các ông thầy bắt tấn “mã bộ” suốt mấy tháng là có lý do! Vẫn phải quay về những điều căn bản nhất, mà căn bản nhất của giáo dục chính là… làm người! 🙁

dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂

bơi

ào lao hết sức, đây không phải là phát triển thể thao, càng không phải là vấn đề huy động nguồn lực xã hội, các bác cứ “nâng tầm quan điểm”, chuyện “nhỏ” thôi, là chuyện thay đổi tâm tính người Việt, mọi chuyện bắt đầu từ “tâm” mà! Cứ muốn “vận động” mà “tâm” không đổi, làm thế nào được!?

Vẫn lên mạng livestream nói xấu người khác, vẫn hóng hớt vạn chuyện tào lao xã hội, vẫn cạnh khoé và ghen ăn tức ở vặt vãnh, vẫn luôn rình mò, ta đây biết rồi, ta đây hiểu chuyện, vẫn suốt ngày lên Tiktok nhìn mông và vú, rồi quay sang mắng trẻ nhỏ: mày không vận động, mày lười biếng, các kiểu… 😃

topping

uy nghĩ nhiều về chuyện đó, như khi nói, viết những chuyện phổ thông thì tôi có thể dùng từ khá là “thuần Việt”. Nhưng khi chuyển sang những đề tài như thuyền bè, hay công nghệ thông tin là bắt buộc phải chêm tiếng Anh, đã cố gắng lắm nhưng không thể khác được vì tiếng Việt không có từ tương đương! Như trong nhóm thảo luận – làm việc chung (group chat) của tôi, lập trình và phần mềm, toàn người Việt với nhau, nhưng suốt hơn 15 năm chỉ toàn xài tiếng Anh, tuyệt đối không có một từ tiếng Việt nào, quy ước như thế để diễn đạt chính xác hơn. Và thực tế chính là như thế, tiếng Việt hoàn toàn không giàu đẹp, cứ nói thẳng như vậy: thiếu tính chính xác, thiếu từ vựng, và quan trọng nhất là… thiếu nội dung! Đám trẻ thì chêm tiếng Anh một cách vô tội vạ, các bác già thì “gài” nhau bằng các văn bản luật với từ ngữ nhập nhèm, hàm hồ, đó là một thực tế đáng buồn!

Thiếu nội dung mới là điều nan giải nhất: báo chí lải nhải các vấn đề nông cạn, nhảm nhí! Mà nội dung ở đâu ra, chẳng phải là từ việc phản tỉnh, tự vấn bản thân đó sao!? Phản tỉnh á, chúng nó làm gì có, toàn cọp-dê (copier) sống sượng, đâu có tự nghĩ ra được! Thế là gom góp bất kể nguồn một mớ từ ngữ nhộn nhạo, gép lại với nhau, nhằm thể hiện một cái ý thoáng qua trong đầu, một cái gì đó “kêu to” để phản ứng với tình huống nhất thời, chứ không hề bỏ thời gian mà suy nghĩ cho nó sâu xa! Thế nên “loè” người là chính, nội dung lảm nhảm, nham nhở, không đạt được công năng xây dựng tâm hồn con người! Và thế là cái “lẫu thập cẩm Vietic” đó tiếp tục được quậy tưng lên, vốn dĩ tự ngàn xưa, gốc gác ngữ pháp Mon-Khmer, hệ thống thanh điệu vay mượn từ nguồn Tày-Thái, một lượng lớn từ vựng được mượn từ nguồn Hán tự, và giờ lại tiếp tục thêm vào một mớ “topping” Anh, Pháp… 🥲🥲

0908292724

uất hiện nhiều cuộc gọi lừa đảo: “thuê bao của quý khách đã bị khoá 2 chiều” (bị khoá 2 chiều mà vẫn nhận được cuộc gọi!!! 😃) Bực mình block hết, nhưng cũng vô app của Mobiphone để kiểm tra lại, thấy câu văn ghi thế này: “Thuê bao của quý khách không thuộc danh sách cần cập nhật thông tin thuê bao… Quý khách vui lòng truy cập website… để cập nhật thông tin”! Mịa, viết như “bò đội nón”, một câu cho suôn sẻ cũng không làm nổi!

Vậy vẫn còn đỡ, xưa có lần đi tàu Bắc Nam, bảng điện tử hiện dòng chữ: “đây là búa thoát hiểm, dùng trong trường hợp cần đập vỡ kính thoát ra ngoài, dùng xong xin để lại chỗ cũ”!!! Mà 99% văn bản, quảng cáo, nội dung trên báo, trên net hiện tại cũng y như thế, hành văn ngớ ngẩn, nhộn nhạo, cái nọ xọ cái kia, căn bản là do… “tâm không thẳng”, nên mới nói người Việt nó bị làm sao ấy! Nên các bác trên kia vẫn sẽ còn “đánh vật” với các văn bản luật dài dài! 🙁

dân tộc tính, 2

à thế là, cái “dân tộc tính” tính cố hữu đó, theo chân các đợt di cư của người Việt, lan toả khắp nơi và trở thành một “thương hiệu toàn cầu”. Vì lịch sự người ta không nói thẳng ra thôi, chứ ai cũng thấy, hiểu rõ, một sắc dân gì đâu mà vừa không hiểu chuyện, vừa chẳng làm được việc gì cho ra hồn, hay nhiễu sự những chuyện lảm nhảm, thường có những yêu cầu rất vô lý, và cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt! Em biết nói như thế sẽ bị ăn gạch đá, nhưng em cứ phải nói, số đông nó như thế, dĩ nhiên phải loại trừ, vẫn có một số ít khác! Như ngành IT, phần mềm, cứ nói người Việt là người ta nghĩ ngay đến lừa đảo, trong top đầu của thế giới về các trò lừa gạt trên internet, đến độ nhiều khi không dám nhận mình là người Việt, và em nghĩ các ngành nghề khác cũng y vậy! Đến lúc phải nhìn cho rõ cái “dân tộc tính” ấy, về bản chất, là một sự sợ hãi lớn lao!

Cái nỗi sợ “không bằng được người” sâu thẳm bên trong ấy khiến con người bị “co cứng, xơ cứng” lại, không chịu nhìn ra bức tranh rộng, không chịu thấy sự phong phú của cuộc sống! Cái sợ ấy khiến họ không dám, không muốn chấp nhận bất kỳ điều gì khác biệt! Chính vì sợ nên mới xây dựng một vẻ ngoài hùng hổ, tự tin, nói năng như đúng rồi, luôn luôn có ngôn từ để ứng đối, nhưng kỳ lạ thay, vì chỉ giả vờ thế thôi chứ bên trong trống hoác nên ai nói gì cũng nghe, ai đưa gì cũng tin! Bất kỳ điều gì đánh vào cái “tôi”, cho họ một chút tự hào, tự mãn là vơ lấy, cố sống cố chết bám vào đó! Vì “sợ hãi” nên “co cứng”, vì “co cứng” nên thành ra “cố chấp”, từ “cố chấp” trở thành “cố cùng”… Nhiều người không dám nói ra điều đó, chứ em gặp quá quá nhiều rồi, nhiều đến mức nhàm chán! Nhìn thẳng vào cái tâm, đó chẳng qua là một sự sợ hãi to lớn và thảm hại! 😢😢

không chịu lớn, 2

ua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình chả ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện MXH, chỉ mượn câu chuyện để nói về cái “không lớn” của người Việt!

Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn! Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó!

Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

trít học

iờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi mở ra kỷ nguyên Ánh sáng, các phong trào khai phóng bùng nổ!

Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao, một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và thường là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu!

Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!

kỷ sở bất dục

ột nền báo chí, dịch thuật và sách vở vay mượn, chắp vá, lôm côm và nham nhở! Dịch đa phần từ tiếng Anh sang thì câu văn trúc trắc, tối nghĩa, và phần lớn các trường hợp, cho thấy là cũng chẳng hiểu gì văn bản gốc. Kỹ năng tiếng Anh và tiếng Việt đều ở mức làm người đọc cảm thấy sợ hãi, vì thứ “cơm sống” đó ăn vào chắc chắn sẽ bị “sình bụng”. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất chính là la liếm, vay mượn, đem những vấn đề xa lạ ở đâu đâu về, rồi tự cho là mình giỏi! Tất cả không giấu được một thực tế chính là vì bản thân trống hoác, không tự suy nghĩ được gì, không tự tạo ra được nội dung riêng biệt, nên bạ đâu cũng vay, mượn, copy, xào xáo một cách thô thiển và sống sượng! Nhìn vào những gì thể hiện, có vẻ như đó là một sự khiếm khuyết và bất an về tri thức, nhưng thực ra không phải vậy! Sự khiếm khuyết và bất an… thực chất nằm ở tầng đạo đức cộng đồng! Lúc nào cũng phải “hoạt ngôn”, “bao biện”, “chống chế”, vì đã có điều gì đó sai, vì bên trong có điều không ổn! Nên cứ phải luôn “bao bọc” bản thân bằng ngôn từ, bằng những thông tin lảm nhảm!

Đó không phải là sự theo đuổi kiến thức đích thực mà chỉ là sự “loè người”, tìm cách “dẫn dắt” người khác bằng ngôn từ tào lao, vớ vẩn! Đó là sự “giấu dốt” bằng cách tung hoả mù thông tin, tương tự như việc chụp ảnh “loà sáng” để xoá hết mụn, nếp nhăn vậy! Về sách vở, không cần phải đọc quá nhiều, chỉ một vài quyển nhưng đọc kỹ có khi là cũng đã đủ rồi! XH vận hành bằng giá trị tin tưởng, tin cậy, chứ không phải bằng “trí thức giả danh”. Những chuyên môn “triết học”, “khoa học” là của các tạp chí chuyên ngành, không cần và không thể là “thức ăn đại chúng”! Tự nhìn vào bản thân, mọi suy nghĩ, nội dung đích thực đều xuất phát đều từ sự quán chiếu, quan sát chính mình và người khác! Tất cả bắt đầu bằng câu đơn giản: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – 己所不欲,勿施於人 – điều gì không thích (xảy ra với mình) thì đừng làm nó cho người khác! Một câu đơn giản, nhưng là điểm khởi đầu, cũng là điểm kết thúc của toàn bộ nền luân lý cộng đồng, một câu mà nếu hiểu cho rốt ráo thì xã hội đã không có những “thể loại hai mặt”, những kiểu “tiêu chuẩn kép” cùng những dạng “tri thức giả cầy” khác!

đuổi hình, bắt chữ

ông phu kinh hồn… chữ này là giả chữ in mộc bản, vì xưa in kinh sách thường khắc âm bản trên ván gỗ, mà gỗ thì có sớ! Nên nét ngang khắc mảnh vì thuận sớ, mà nét dọc phải khắc đậm vì nếu không sẽ dễ bị gãy, mòn, nhoè. Tôi biết có nhiều người viết tay chữ Hoa y hệt như máy, kỹ năng đủ để làm giả giấy tờ mà người thường không phân biệt được. Công phu như vậy chưa thấy người Việt nào làm được, mặc dù “múa thư pháp” các kiểu để “loè người” thì “kinh hồn” lắm! Nhân tiện nói về “chữ nghĩa” và “công phu”… Chữ TQ, mặc dù đã giản lược đi nhiều so với trước, nhưng vẫn còn rất rất khó, phải mất nhiều thời gian học thuộc, ghi nhớ, nghiền ngẫm. Học sinh TQ tốt nghiệp cấp 3, thậm chí là cả ĐH, khả năng cao đưa cho một bài có nhiều chữ khó là… vẫn không đọc được! Thế nên tốt nghiệp ĐH rồi, vẫn phải chịu khó học hành, trau dồi thêm, mở rộng kiến văn, ngoài 30 tuổi mới dám phát ngôn chút đỉnh, chưa nói chuyện trở thành chuyên gia, nghiên cứu này nọ! Không như anh VN, mới học hết lớp 5 trường làng đã chém gió thành bão!

Cái sự khó ấy cũng có tác dụng của nó! Nó đẻ ra những thành phần dân cư “cẩn ngôn, thận hành”, tức là nói năng và làm việc “cẩn thận”. Từ dùng phải cho hết chiều sâu, câu nói ra phải có ý tứ! Cho nên gọi là “thâm Nho” là thế, trong các giao dịch xã hội, làm ăn buôn bán, và tất cả các hoạt động khác, không tính toán sâu xa, không “mưu sâu kế hiểm” thì không phải là người Trung Quốc! Có được điều đó đơn giản là từ… căn bản giáo dục mà ra! Nên nhiều khi đơn giản đến mức rỗng tuếch đi chửi người khác thâm nhọ thấy cũng hơi kỳ! Tự nhìn lại mình, tiếng Việt giống như kiểu một trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, ngoài một số sự “nhanh trí, thông minh vặt”, còn thì nội dung trống hoác! Nên… làm ơn, đừng chơi cái trò “đuổi hình bắt chữ” nữa, lâu lâu bắt gặp một vài trường hợp thì còn thấy hài hài, chứ chơi nhiều người ta sẽ nghĩ mình bị “thiểu năng trí tuệ”, đầu óc không nghĩ ra được cái gì cho có nội dung, nội hàm nghiêm túc, toàn những câu chữ lảm nhảm, trơn tuột, nói sao cũng được, và cũng chỉ dùng để nói cho vui, chứ chẳng làm nên được tích sự gì!