made in…

rmstrong vừa đặt chân xuống Mặt trăng, gặp ngay chú Cuội, ngạc nhiên quá hỏi: – Mày lên đây bằng gì? + Bằng “liquid fuel multi stage rocket” – a.k.a… cây đa! – Thế cây đa của mày xài nhiên liệu gì? + Amoniac – a.k.a… nước tiểu! – Làm sao mà lại bay được? + Chỉ cần đái vào gốc cây là nó bay thôi! – Thiệt hay xạo mày!? + Tin tao đi, tao là Cuội VN mà! 😀

hydrocarbon

hắc lại một số kiến thức hoá học từ thời cấp 3 🙂, các sản phẩm có được từ dầu thô (crude oil). Dầu thô là hỗn hợp của rất nhiều loại hydrocarbon khác nhau: CH4, C2H6, C3H8,…,… cùng các tạp chất khác. Tuỳ theo khối lượng phân tử nặng hay nhẹ mà các hydrocarbon này có nhiệt độ bay hơi khác nhau, tuần tự thu được trong quá trình “lọc dầu” (đúng ra phải gọi là “chưng cất”) như sau:

+ CH4 – methane, C2H6 – ethane, C3H8 – propane, C4H10 – butane: đều ở thể khí dưới điều kiện bình thường, 4 loại này thường dùng làm chất đốt, trực tiếp ở dạng khí (gas) hay ở dạng hoá lỏng LPG.

+ Tiếp theo, các chuỗi C5, C6, C7 nặng hơn chút, ở thể lỏng với nhiệt độ phòng, nhưng rất dễ bay hơi, được sử dụng làm dung môi, nôm na thường gọi là: “xăng thơm”, “xăng công nghiệp”, “xăng Nhật”.

+Từ C8 đến C11 là xăng (gasoline).

+ Từ C12 đến C15 là dầu hoả (kerosene).

+ Từ C16 đến C19 là dầu diesel.

+ Trên C20 là các loại dầu nặng (heavy oil) dùng với động cơ đốt ngoài: lò, nồi hơi, không dùng cho động cơ đốt trong.

+ Cao hơn nữa trong chuỗi hydrocarbon là các loại dầu nhớt bôi trơn (lubricants).

+ Từ C30 trở đi là bắt đầu chuyển sang thể rắn (các loại mỡ, sáp) và cuối cùng là nhựa đường (bitumen).

Chuỗi hydrocarbon càng dài thì phân tử khối càng lớn, càng khó bay hơi & khó bắt cháy hơn, nhưng càng chứa nhiều năng lượng hơn (năng lượng tỉ lệ với khối lượng). Đó là lý do tại sao máy dân dụng thường dùng xăng (dễ cháy, cháy sạch, ít để cặn), nhưng máy công nghiệp thường dùng dầu (khó cháy hơn, nhưng cháy sinh nhiều năng lượng hơn). Cái gọi là “xăng máy bay” JET-A1 thực chất là một loại dầu hoả.

Ai dùng hộp quẹt Zippo (hay bếp, đèn dã ngoại của Coleman) sẽ biết Zippo và Coleman xài một loại xăng riêng rất nhẹ, rất dễ bay hơi và dễ cháy. Zippo được chế tạo để nếu đổ xăng thường là không cháy được. Tuy vậy, muốn Zippo xài được xăng thường cũng không khó, khoan cái lỗ rộng hơn và thay cái bấc to hơn, mục đích là tăng tốc độ bốc hơi của nhiên liệu và khiến nó dể bắt cháy hơn! 🙂

Mỗi loại động cơ đều được thiết kế để chạy với một loại nhiên liệu nào đó, dùng khác đi phần lớn sẽ không chạy được, hoặc chạy được nhưng có nhiều rủi ro. Cái vụ xăng giả này, chính là đánh tráo một phần C8 ~ C11 bằng C5 ~ C7 (hay các loại dung môi tương đương: toluene, xylene, acetone… !?!?), làm cho xăng nhẹ hơn, dễ bắt cháy hơn, khó là ở chỗ kiếm ra được một loại đủ rẻ để làm hàng giả có lời,…,… 😀

narcissism of small differences

hu vực tôi sinh ra & lớn lên, bên này & bên kia đèo Hải Vân, cách nhau một ngọn núi nhưng đời sống người dân có nhiều khác biệt: giọng nói khác nhau, tâm tính khác nhau, tập quán sinh hoạt cũng hơi khác nhau. Chính vì những sự khác biệt nho nhỏ ấy mà đẻ ra biết bao nhiêu mâu thuẫn, kèn cựa, thù ghét, mỉa mai, đàm tiếu, hài hước…

Ấy là còn cách nhau một con đèo, còn cách trở một chút. Gần hơn, như một dải từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên, con người từng vùng cũng khác biệt. Với người miền ngoài mà nói thì hầu như không thể phân biệt giọng Quảng Bình với Quảng Trị, Quảng Trị với Huế. Nhưng với người địa phương thì sự khác biệt là rất rõ ràng, hiển nhiên.

Ngay bên trong một tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ làng này sang làng khác cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt từ ngôn ngữ giọng nói, đến phong tục, tập quán, đến độ có những câu “thành ngữ” kiểu như: Bất thú Dạ Lê thê, bất thực Nguyệt Biều kê… – không lấy vợ làng Dạ Lê, không ăn gà làng Nguyệt Biều… 😀

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó, theo cái nhìn của Freud, là một trong những động lực chính để các nền văn minh đấu tranh và phát triển. Trong nỗ lực tạo nên sự khác biệt, con người ta có xu hướng ghét những cái giống mình, mà thích những thứ khác biệt với mình, đó âu cũng là bản tính tự nhiên của con người và muôn loài!

Suốt lịch sử nhân loại, hầu hết những xung đột đều là những mâu thuẫn cục bộ nhưng gay gắt, càng giống nhau lại càng gay gắt. Xưa đã có Hy Lạp & La Mã, Ngô vương Phù Sai & Việt vương Câu Tiễn, gần hơn thì Anh & Pháp (nội chiến 2 Hoa hồng), Anh & Đức (WWI & II), Iran & Iraq, gần nữa thì Nam & Bắc Triều Tiên, Ukraine & Nga, etc…

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó nó lặp đi lặp lại trên nhiều mức độ, quy mô khác nhau. Như người Việt tự nhìn mình thì Nam VN và Bắc VN khá là khác nhau: Mạc & Trịnh khác nhau, Trịnh & Nguyễn khác nhau, Nguyễn & Tây Sơn khác nhau. Nhưng từ góc nhìn phương Tây thì cả Nam & Bắc VN đều giống nhau và đều rất giống… Trung Quốc.

Suốt hơn 2000 năm, Trung Quốc là cái lý do căn bản để VN… đến như ngày hôm nay. Chúng ta học họ mọi thứ, từ ngôn ngữ đến văn chương, từ phương thức sản xuất đến thể chế chính trị. Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục học, TQ làm cái gì là y như rằng 5, 10 năm sau, chúng ta bắt chước làm theo (kiểu như “điện mặt trời” và “ví điện tử”).

Nhưng cũng vì quá giống nhau như thế, nên hết lần này đến lần khác, xuyên suốt lịch sử, cái ám ảnh tự kỷ đó lại thôi thúc VN đi tìm kiếm, khẳng định bản sắc riêng của mình, luôn muốn tách ra để được “độc lập”, không chịu nằm trong vòng ảnh hưởng của TQ. Căn bản, đó cũng là một điều tốt, tiếc là sự “khác biệt” tạo ra chỉ ở trên “đầu lưỡi”.

Khác biệt nhỏ, nhưng thế nào là to, thế nào là nhỏ…tất cả đều tương đối. 15 tuổi, tôi đã thấy những khác biệt địa phương là nhảm nhí, 25 tuổi, đã thấy toàn VN đâu cũng như nhau… Toàn cầu hoá, kết nối thông tin, thế giới lại càng trở nên “không phẳng” hơn bao giờ hết, tất cả khác biệt, to hay nhỏ sẽ đều được đem ra xét lại… (to be continued)



thế hệ từ khoá, thế hệ vô hồn

iếp tục series những post trước, một kỹ thuật nguỵ biện hàm hồ là bịa ra những khái niệm trống rỗng (kiểu như “bolero”, “phượt thủ”, etc…) để dẫn dắt dư luận, “chụp mũ”, đánh đồng tất cả tốt xấu, đây có thể xem là những hành động “bất lương” của một đám gọi là “nhà báo”! Người ta đi du lịch chẳng ai giống ai… anh hoạ sĩ đi tìm chất liệu sáng tác, anh nhiếp ảnh đi tìm khung hình đẹp, người đi tìm hình dáng kiến trúc, văn hoá dân gian, các bạn trẻ cũng đi để “check-in” một phát, khoe với bạn bè, thoải mái đầu óc, việc đó cũng chẳng có gì sai cả! Dĩ nhiên không loại trừ vài cá nhân có những hành động chưa được đẹp!

Thế nhưng cái đám “nhà báo – chuyên gia mạng” suốt ngày la liếm chuyện “trong nhà ngoài ngõ” trên mạng thì nhất quyết phải chụp mũ cho bằng được, bằng một khái niệm gọi là “phượt thủ”, kéo tất cả những ai đi du lịch vào đó, phải tạo ra một “cái tên”, một “danh từ”, một “từ khoá” có thể search Google được, bắt người khác tin vào đó, gieo rắc tâm lý phán xét bầy đàn. Cái tâm lý muốn được phán xét, được tỏ ra hiểu biết thực ra cực kỳ mạnh mẽ: à, ta đã biết rồi, anh A là như thế này (abc), thằng B là như thế kia (xyz), nhưng thực ra A, B là ai thì không ai biết, mà abc, xyz là như thế nào cũng chẳng ai hiểu! Cái sự vô minh, vô hồn của đám đông, dưới sự dẫn dắt của truyền thông, mạng xã hội, dần dần trở thành tội ác!

Nó đẻ ra những con người tách rời với thực tế, hoàn toàn không hiểu tự nhiên vận động như thế nào, tất cả chỉ quay cuồng trong những suy nghĩ hời hợt, nhảm nhí, ghen ăn tức ở lặt vặt. Công bằng mà nói, không phải chỉ thời buổi Internet mới đẻ ra những con người như vậy, mà thực sự đã có rất lâu từ trước, những ông già đọc sách “triết học cao siêu” khi đất nước đang chìm trong khói bom đạn! 😀 Một cá nhân lành mạnh chỉ quan tâm đến nội dung công việc anh ta làm, chẳng hơi đâu tranh luận những “khái niệm” rỗng tuếch! Tôi nói đó là những kiểu “nguỵ biện” mà đám “báo chí bất lương” hay sử dụng: nào là “bolero”, nào là “4.0”, nào là “phượt thủ”, nào là “thế giới phẳng” etc… Bao giờ thì em suy nghĩ mới có được tí nội dung, hả em!?

thanh điệu

ói chuyện… chính tả, lần này từ góc nhìn của một kẻ tập tễnh làm nhà ngôn ngữ học 😁. Xưa giờ, dù thi thoảng vẫn viết sai chính tả (thường là do vô ý hay do đánh máy quá nhanh), tôi vẫn chủ trương mọi người viết đúng một thứ chính tả chung! Đó là lẽ hiển nhiên, vì mình viết là cho số đông người khác đọc và xã hội phát triển thì mọi điều cần phải được chuẩn hoá! Nên sai thì thi thoảng vẫn sai, nhưng chuẩn thì vẫn cứ phải chuẩn. Thế nhưng vẫn có những suy nghĩ khác, khác với số đông thường nghĩ. Những suy nghĩ bất chợt đến khi trò chuyện với những thiếu nữ Mông ở Đồng Văn và Mèo Vạc, những người đã đi học và nói tiếng Phổ thông còn xịn hơn, còn dể nghe và hay hơn cả tôi, ít nhất là về mặt phát âm!

Hồi trước nghĩ rằng tiếng Việt có 6 thanh sắc (hoặc 5 thanh tuỳ vùng) đã là nhiều lắm rồi, nhưng đến khi lên cao nguyên Đồng Văn, nghe người Mông nói mới biết tiếng Mông ở Việt Nam có đến 7 thanh, tiếng Mông một số vùng ở Trung Quốc có đến… 8 thanh. Thật khó hình dung một ngôn ngữ lại có nhiều thanh điệu như vậy, líu lo còn hơn cả chim hót! 😁 Tiếng Hoa cổ (cổ ở đây là nói thời Đường), lấy âm địa phương Trường An làm chuẩn, theo ghi nhận của “Thiết vận”, có 6 thanh. Thiết vận (phiên thiết) là gì thì người học chữ Hán mới biết, nhưng nôm na là một phương pháp ghi âm của người xưa, xuất hiện từ thời Tuỳ, Hán, thậm chí có thể còn sớm hơn. 6 thanh của tiếng Hán cổ đó, miễn cưỡng có thể “ánh xạ” vào 6 thanh của tiếng Việt.

Tiếng Mông 8 thanh, tiếng Việt 6 thanh, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn 4 thanh… Nói điều này sẽ có người phản đối, nhưng một nền văn minh càng khép kín, càng lạc hậu thì ngôn ngữ càng có nhiều thanh sắc! 😁 Đó là vì càng hiện đại, càng có nhu cầu giao tiếp đến lượng lớn thính giả, thì ngôn ngữ càng phải bỏ bớt những “khu biệt” địa phương, vùng miền, dần dần bỏ bớt số thanh điệu. Tại thời điểm lưu truyền vào Việt Nam, Thiết vận đã ghi nhận những phát âm không còn tồn tại, vì nó là một hệ thống ký âm đã có từ trước đó rất lâu. Có nghĩa là tiếng Hoa thời Đường đã khác thời Hán rất nhiều, nhiều “ký âm” chỉ còn tồn tại trong sách vở chứ không còn trên thực tế! Điều tương tự cũng đúng cho tiếng Việt và hệ thống ký âm “Quốc ngữ”.

Hệ thống ký âm Quốc ngữ, từ khi hình thành, lấy “chuẩn” là một địa phương đâu đó ở vùng Quảng Bình, khá nhiều ký âm cổ cũng đã không còn tồn tại ngay tại gốc Quảng Bình, ví dụ như: “các” & “cát”, “ngan” và “ngang”… theo như quan sát hiện tại hầu như đã đồng nhất. Các địa phương càng cổ, càng bảo thủ (điển hình là một dải khu 4, từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Huế) thì sự “khu biệt” càng lớn. Tiếng Hoa hiện đại đã phát triển đến một mức mà rất nhiều ký âm không thể phân biệt được, không những “mam” và “man” đọc như nhau, mà “man” và “nan” cũng đọc như nhau, nghĩa là “m” và “n” đọc như nhau, dù đứng đầu hay cuối con chữ. Suy nghĩ lan man… nhận thấy rằng sự tiến hoá của tự nhiên, nó khác xa những điều người ta thường nghĩ!

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng tôi nghĩ, không nhất thiết phải chấp nhất quá triệt để vào hệ thống ký âm “Quốc ngữ”, vì nguyên thuỷ, nó đã không phải là một hệ thống ký âm phổ quát (mà thực sự thì làm gì có một thứ tiếng Việt phổ quát!?), và quan trọng nhất là xu hướng tiến hoá của ngôn ngữ thường không bảo lưu những khác biệt quá “tinh vi, nhỏ nhặt”. Viết đúng chính tả vẫn là việc cần phải làm, nhưng bên cạnh đó, sự phát triển của “chuẩn hoá”, cái suy nghĩ băn khoăn cho rằng tự nhiên là “deterministic” hay “non – deterministic”, là “tất định” hay “bất định”, vẫn luôn còn đó (tức là Einstein sẽ vẫn luôn đối nghịch với Heisenberg). Dù gì đi nữa, ngôn ngữ vẫn sẽ phát triển theo hướng âm luật dần đơn giản hoá, dần thống nhất!

tần thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

hi nhỏ, một mình tự học Hán tự, tự đọc thơ Đường, mọi thứ đều là trên giấy trắng mực đen, thông tin không được phong phú, đa phương tiện, đa chiều như bây giờ. Tất cả chỉ là một mình tự thưởng thức cái đẹp, những gì lịch sử còn lưu lại, Đường thi với gần 5 vạn (50 000) bài của hơn 2 ngàn tác giả (số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều, không kể phần đã thất truyền, mai một qua hơn 1200 năm biến động lịch sử). Kho tàng văn hoá đồ sộ như thế, Trung Quốc lâu lâu bẻ ra một miếng là làm thành một bộ phim, thỉnh thoảng trích một câu là làm được một series truyền hình, thậm chí còn không cần tới một câu…

Tần thời minh nguyệt mới có 4 chữ trong một câu 7 chữ. Trông người lại ngẫm đến ta, xưa có câu Nôm na là cha mách qué, ý nói về bản chất, ngôn ngữ Việt cũng thể… phường “ba que xỏ lá”, chẳng có thực chất gì! Lại nói gần đây, giới ngôn ngữ học có xu hướng đánh giá cho rằng, thực ra “tiếng Việt” chưa phải là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà mới chỉ là một “Creole language”, một dạng tập hợp, hình thành tạm bợ, nhất thời từ nhiều nguồn khác nhau, thừa hưởng cấu trúc ngữ pháp từ gốc gác Môn – Khmer, tiếp nhận hệ thống thanh điệu từ phía Tày – Thái và vay mượn một lượng rất lớn từ vựng từ nguồn Hán tự… 😞 😞

nước mắt cá sấu

ột bài viết rất hay! Lại cái thói trí trá lặt vặt, muôn đời của người Việt, cứ hay lấy những giá trị cực đoan ra để thách đố người khác! Giáo dục là hướng con người đến những hành động đúng đắn, vừa phải, trong những tình huống bình thường hàng ngày, hướng đến một sự tiến bộ từ từ và thiết thực. Chứ không phải vẽ ra những mẫu hình đạo đức cao siêu không tưởng, thường chỉ xảy ra ở những tình huống cực đoan trong cuộc sống! Riết như thế một lúc sẽ trở thành những trò đạo đức giả! Học sinh học cách khóc “nước mắt cá sấu” khi cần phải “diễn”, học cách vẽ ra những hình tượng đạo đức gương mẫu, nhưng thực tế thì ngược lại, sẵn sàng làm những trò lưu manh không nháy mắt trong các tình huống thực của cuộc sống! Thêm một bằng chứng về thói “đĩ miệng” và “lưu manh vặt” của người Việt, hai cái đó thường đi đôi với nhau! XH Việt vẫn luôn như thế, đa số vẫn bị lôi cuốn bởi những chuyện đạo đức giả đầy nước mắt cá sấu mà quên đi cách nhìn thẳng vào cốt lõi của vấn đề.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, cái bản chất bướng bỉnh của tôi vẫn luôn nhìn ra những chuyện như thế. Nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn. Tác hại của những điều ấy tưởng vô hình, khó thấy, nhưng thực rất khủng khiếp, nó đẻ ra những thế hệ mất niềm tin, nhưng lại rất giỏi diễn kịch! Rút cuộc trở thành một cuộc thi ai “kể chuyện” hay hơn, ai lấy được nhiều nước mắt hơn, còn hơn cả… một lũ bán hàng đa cấp! Nguy hại là những điều ấy xâm nhập trường cấp 1, 2, tiêm nhiễm những đầu óc còn non nớt! Sự đổ vỡ tâm hồn là hậu quả hiển nhiên tất yếu, khi con người ta bị dồn nén mãi bởi những điều “có vẻ quá sức tốt đẹp nhưng lại không có thực”, nó phải tự giải thoát theo chiều hướng ngược lại: lưu manh, xảo trá, đê tiện, càng nguy hiểm hơn dưới những vỏ bọc “tốt đẹp” nguỵ tạo như đã nói trên!

đình làng Trà Cổ



iây phút sững sờ bên đình làng Trà Cổ… Phường (đảo) Trà Cổ, tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngay sát biên giới với TQ, là một khu định cư rất lâu đời của người Việt. Đình xây năm 1461, về kiến trúc có nhiều điểm tương đồng với đình Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây), đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)… đã viếng thăm trong các chuyến xuyên Việt trước. Tuy không đẹp bằng nhưng tuổi đời nhiều hơn đến 2, 3 thế kỷ! Đình do một nhóm lính gốc Đồ Sơn, vâng lệnh triều đình ra trấn thủ biên cương xây dựng nên.

Ngồi nói chuyện với một cụ bà ngoài 70 sống ngay bên cạnh đình làng (và cũng nói chuyện thêm với một vài cư dân địa phương nữa), thoảng qua vài câu đầu đã thấy cụ bà rõ ràng không nói giọng miền Bắc! Thêm vài câu nữa thì tôi sững sờ nhận ra cái ngữ âm ấy, cái ngữ âm của chính mình, khó có thể mô tả một cách chính xác, nhưng có chút gì thô ráp kiểu Bắc và Trung Trung Bộ. Trà Cổ như quan sát hiện cũng đang dùng một loại thuyền đi biển dạng bè tre y như vùng Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Rồi chợt nhận ra mình đang trò chuyện với một thứ tiếng Việt cổ, rất cổ, rất… Vietic! Một vết tích của sự di dân bằng đường biển, phân tán và rải rác nhiều nơi suốt chiều dài bờ biển Việt Nam, một di sản truyền đời với rất ít thay đổi, mang tính chất cực kỳ “phụ hệ và bảo thủ” được duy trì trong suốt hơn 500, 600 năm lịch sử. Một thứ tiếng Việt cổ thô ráp, cứng cáp của… chàng Lạc Long Quân trước khi nên duyên với nàng Âu Cơ, và trở nên mềm mại, êm dịu như giọng đồng bằng Bắc bộ bây giờ!

bộ bộ kinh tâm

ữa xem 1 trích đoạn “Bộ bộ kinh tâm” – thường ko thích ngôn tình, kiếm hiệp, những thi thoảng vẫn xem để “học chữ”. 2 chị em Nhược Lan, Nhược Hy nhận được thư nhà, ngồi chờ viên thái giám đến đọc thư giúp. Xem đến đây lấy làm lạ, vì phụ nữ quý tộc xưa, tuy ko “thông kim bác cổ” như các trang nam nhi “luận bàn chính sự”, nhưng học vấn cũng ko phải là tầm thường, đều có ít nhất mười mấy năm học chữ. Cổ văn, Đường thi, Tống từ… thảy đều thông thạo, làm sao có chuyện ko đọc được thư nhà!?

Mở thư ra mới biết chữ viết lối bán thảo, học 10 năm cũng chưa chắc đã đọc được (tôi cũng ko đọc được, vậy mà biết có người ở làng Đường Lâm, Hà Nội, mới học 3 năm đã đọc / viết thảo thư thông thạo). Như nhân vật chính Nhược Hy trong phim tự nói về bản thân: ta ở thời hiện đại dù sao cũng có 16 năm đèn sách, chữ nghĩa, thế mà “xuyên không” quay ngược về quá khứ, lại trở nên người nửa mù chữ! Cái sự học ngày xưa cực kỳ khó khăn, học 10, 15 năm vẫn chưa biết gì, từng câu, từng chữ, thảy đều có ý nghĩa thâm sâu.

Không như “quốc ngữ” ngày nay, ngu lắm chỉ 6 tháng là có thể đọc viết tương đối. Vì dể dàng như thế nên trên đường dài, hại nhiều hơn lợi! Đây là vấn đề rất lớn của tiếng Việt: ngôn từ cạn cợt, ngữ pháp lỏng lẻo, nội dung ít ỏi… sinh ra nhiều người với “lổ hổng tư duy”. Từ những năm 20 tuổi, bằng cách so sánh ngôn ngữ học (comparative linguistics), đem cách suy nghĩ, hành văn trong tiếng Anh, Pháp, Hoa… đối chiếu vào tiếng Việt, tôi có thể phát hiện nhiều “lổ hổng tư duy” trong nhiều người nói chuyện với mình.

Những lỗi tư duy đó khiến cho người Việt rất dể bị xúi dục, lừa gạt. Đáng tiếc lỗi có tính chất cố hữu nên phần lớn không tự nhận ra. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XH Việt như ngày nay, không thể tự phản tỉnh để biết mình thiếu chỗ nào. Chưa kể đến vô vàn những thể loại “tỉnh để chi oa”, vì đã ngồi đáy giếng, không muốn xem trời bằng vung cũng không được! Sâu xa hơn, ngôn ngữ ko phải chỉ là cái vỏ của tư duy, nó hàm chứa trong đó nhân sinh quan và thế giới quan của một con người, một dân tộc…