Катюша, 2

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần… với tôi, ngày nào cũng là weekend, mà ngày nào cũng là weekday… Bài hát đã trở nên quá quen thuộc, quá phổ thông rồi, nhưng nghe lại nhiều lần vẫn thấy rất ấn tượng, mới đầu không hiểu vì sao, cứ cho là do dàn đồng ca lớn hàng trăm người, nhưng nghe kỹ thì thấy hình như không phải vậy!

Hoá ra là do thủ pháp dùng cello và contrebasse để làm bass, kiểu rất cổ điển thường gặp trong âm nhạc nhà thờ! Đám bolero hiện tại đang có chiêu trò dùng tiếng bass siêu lớn cho giống nhạc sàn, chủ yếu để tạo tiếng ồn mà thôi, quanh đi quẩn lại cũng chừng đó thứ, tối giản và đơn điệu đến mức giống… thiểu năng! 😢

phim ảnh

gứa mồm nói chơi, hơn 30 năm nay không xem TV, gần như không biết gì về phim ảnh nước nhà! Nhưng những lần hiếm hoi có xem thì thấy kiểu: camera lia qua nhân vật thứ nhất, người này nói một câu, rồi camera lia qua nhân vật thứ hai, người này nói tiếp một câu, rồi camera quay trở lại nhân vật một, nói tiếp câu nữa… Cứ thế, cảnh quay máy móc, từng khung giật cục, chả có sáng tạo gì, cứ như là đọc từng dòng từ kịch bản ra vậy! Mà xem 10 phim là đã hết 9 như thế, các bạn mở TV lên kiểm tra xem có đúng thế không nhé?! Một cảnh quay “sống động” phải cho thấy không gian có nhiều nhân vật, hoạt động và lời thoại, có khi là chồng lấn, tiếp diễn, và tương tác phức tạp, không phải phân khúc đơ cứng, máy móc như thế!

Ngày xưa lúc trẻ thì nghĩ là, ah, là do trình mình kém, chưa theo kịp người ta, chưa có kỹ thuật làm phim tốt! Nhưng già rồi thì ngộ ra một điều, là do “văn hoá, tâm hồn, sự tự nhận thức” của con người mà thôi! Họ nhận thức về thế giới như thế nào thì họ làm phim như thế, điện ảnh chính là cái gương phản ánh cuộc sống, toàn những con người đơ cứng, cạn cợt, không thấy được cái gì khác ngoài cái “tâm” “trống hoác”, “nghèo nàn” và “máy móc” của họ! Nên trước có đọc một bài báo nói rất đúng: hãy cứ sống thực đi, rồi mới mong có giáo dục thực chất, hãy có một tâm hồn phong phú, thấu hiểu đi, rồi mới mong có điện ảnh hay! Con người thì như thế, nhưng những trò lưu manh lặt vặt, tài lanh, “ta đây biết rồi” thì lại rất rất nhanh, đúng là quái lạ!

tề bạch thạch

hoảng 25 năm trước, các tiệm chép đĩa CD là nơi bán đủ thứ thập cẩm: phần mềm, crack, game, nhạc, thậm chí là cả… hội hoạ! Nhớ có lần ghé tiệm đĩa CD quen thuộc, tình cờ nhặt về một cái đĩa chứa những bức tranh ngựa của Từ Bi Hồng, tranh tôm của Tề Bạch Thạch, tranh hoa của Ngô Xương Thạc… Cái thời đói “văn hoá”, cái gì cũng xem, cái gì cũng đọc.

Xem những con tôm, cá, nét vẽ hồn nhiên như trẻ nhỏ, không hiểu lắm, thích lối “công bút” cổ điển hơn. Thoáng chốc 25 năm có dư, Trung Quốc trở mình một cái, giá tranh trở thành ngoài trăm triệu, đến giờ vẫn gãi đầu, gãi tai không hiểu vì sao… Vẽ tranh vi diệu ở chỗ vừa giống vừa không giống, nếu quá giống tức là chiều theo thế tục, mà không giống thì là nhạo báng nhân gian…

workshop, 1

ơn 3 tuần liền loay hoay với cái xưởng… sơn quét lại cho sạch, dọn dẹp mọi thứ cho ngăn nắp, dưới đây chỉ là góc nhỏ. Có thể có người không hiểu, nhưng cái xưởng có 1001 chi tiết lắt nhắt, từ cái đinh, con ốc, vô số dụng cụ, phụ kiện, hoá chất… khác phải sắp xếp phân loại, đinh ốc 1.5, 2, 2.5, 3, 4, 5, 6… cm, mũi khoan 2, 3, 4, 5, 6, 7… mm, cờ lê 8, 9, 10… 19, 20mm, giấy chà nhám 60, 80, 100, 200, 300, 500grit… tất cả phải sắp xếp đâu ra đó, đúng vị trí!

Tôi rất khoái treo các loại dụng cụ lên một cái bảng, sẵn sàng như thế, như người ta nói: “when your only tool is a hammer, everything looks like nail – khi trong tay chỉ có cái búa thì mọi chuyện nhìn giống cây đinh”! Đôi khi chỉ vì không biết mình có một cái tool nào đó mà lại không nghĩ đến được một phương án thi công tốt hơn. Nhắc chuyện cái búa mới nhớ, hiện tại cũng đang cầm một loại búa khác, cũng nặng nề và phức tạp không kém (như trong ảnh)! 😀

tom – 1

ai cuối tuần chỉnh trang, sắp xếp lại cái xưởng mộc, tiện tay sửa luôn cái cửa, cửa lớn là cho người, cửa nhỏ bên dưới là dành cho… mèo, y như trong phim hoạt hình Tom & Jerry ấy 🙂 ! Những người làm phim hẳn đã nghiên cứu kỹ hành vi của loài mèo, ku Tom này không “nịnh” thì thôi, chứ đã “nịnh”, “quấn” người cũng khéo lắm!

Đi đâu về là đã thấy ảnh nằm ở cửa chờ như chó vậy! Tom dù sao cũng là động vật sống về đêm, ban ngày ngủ, ban đêm đi chơi đến 4, 5h sáng mới về, chui vô phòng, leo lên giường, liếm liếm tay mình mấy cái báo cáo đã về, rồi lăn ra ngủ ngon lành! Chắc là đi kiếm những thể loại “nocturnal rapport – những buổi hẹn hò thú vị về đêm”… 😀

minwax

hững vật liệu, dụng cụ mộc này nếu như là 7, 8 năm trước tìm đỏ mắt không có, đặt ở nước ngoài về thì tiền ship lớn hơn tiền sản phẩm. Sài Gòn hậu Covid – 19 thấy rõ bùng nổ 2 phong trào: một là home – DIY: tự sửa chữa, tân trang, chế tác vật dụng, nhà cửa, hai là outdoor – activities: các hình thức hoạt động ngoài trời khác!

Là phong trào thực ra cũng tốt, bà con mua về chụp khoe Face vài tấm hình rồi quên ngay ấy mà! Khi cần thì không có, khi có thì không cần nữa! Haiza, một thời mê mẩn những thứ như thế này, mà không hiểu rằng “sinh lão bệnh tử”, “thành trụ hoại không”, “quang âm lần lữa”, hà tất cứ phải chấp vào những “vật ngoại thân” như thế… 😢

I vnov’ prodolzhayetsya boy

hương trình ca nhạc cuối tuần tiếp tục… Tôi nghĩ ai trong chúng ta lâu lâu, thỉnh thoảng cũng thích một chút cosplay, chắc chắn là vậy! 😅 Cosplay tức là chúng ta đóng vai, hoá thân thành một nhân vật khác, có thể là viễn tưởng, cũng có thể là viễn tượng!

Có thể là siêu thực, biết đâu đấy có thể là vị lai, tạm thời thoát ra khỏi cái hiện thực đáng ghét này một chút! Bài ca: Và trận chiến tiếp tục – I vnov’ prodolzhayetsya boy… Ca khúc còn được biết đến dưới một tựa đề khác: Và khi Lenin trẻ lại!

biking, 2

hiết kế hơi lạ lùng chút nhưng chắc chắn công năng là dùng được, cũng vì không tìm mua được phụ kiện ghi – đông ưng ý, nên tự làm luôn bằng gỗ! Nói chung hơi vụng về, không gọn gàng như đồ chuyên nghiệp, nhưng vẫn xài khá tốt, có mấy công dụng như sau:

Có chỗ để gắn đèn pin, Garmin, gác được thêm một chai nước, có thêm vài vị trí gác tay thay đổi qua lại cho đỡ mỏi. Và quan trọng nhất là chức năng tựa hai cánh tay song song, cuối thấp người, trong trường hợp đường dài, gió lớn liên tục, cần phải giảm bớt sức cản.

thời xa vắng

âu lắm rồi mới cầm lại cuốn sách này, tác giả của nó vừa mới ra đi hôm qua. Phải lật cẩn thận, vì sách đã rất cũ, cuốn này xuất bản năm 1986, giấy vừa đen vừa xấu, các trang sách như muốn rời vụn ra từng mảnh. Nói chung, sức đọc của em khá là lớn, và cũng từng thích đọc rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng giờ có tuổi chút rồi, ai mà nói đến chuyện “đọc sách” là em cứ “chửi phủ đầu” cái đã 😃 mọi người thông cảm…

Nói cho ngay, sách vở không phải là thứ gì “tốt đẹp”!!! Em đã từng chứng kiến vô số người “tẩu hoả nhập ma” vì sách, huyên thuyên một mớ từ ngữ tào lao, vô nghĩa, sáo rỗng mà lại cứ cho rằng mình hay. Ở một khía cạnh khác, tất cả những thứ thuộc về thức ăn tinh thần, âm nhạc, sách vở, etc… là chuyện rất cá nhân, người ta lẳng lặng đọc, lẳng lặng nghe, éo có cái học thức nào oang oang như “bolero” và ầm ĩ như mạng xã hội!

mèo, 6

hiều định xỏ đôi giày đi ra đường mới phát hiện thiếu mất một chiếc tất, cầm đôi giày ngó nghiêng tới lui, ku mèo trông thấy bèn vùng dậy bỏ chạy, mịa, đúng là chưa đánh đã khai mà, còn ai khác nữa ngoài mày!? 😃 Tìm mãi mới thấy chiếc tất còn lại, bị tha tận gầm giường…

Ở nhà có vẻ ngoan lắm, đi đâu về là quẩy đuôi, chạy loăng quăng mừng, mèo mà cứ như chó! Nhưng ra ngoài thì đúng là “hổ báo ở trường mẫu giáo”, trên người chi chít hàng chục vết thương do cắn lộn, giờ chắc trở thành đại ca xóm rồi, không con mèo nào khác dám lại gần…