nguyễn huy thiệp

hú thật, tác gia VN đương đại, tôi chỉ thích đọc có 2 người, đầu tiên là Bảo Ninh, kế đến là Nguyễn Huy Thiệp. Mà cũng ko dám nói là “đương đại”, vì Nguyễn Huy Thiệp tôi đã đọc từ hơn 20 năm trước! Đọc Nguyễn Huy Thiệp, người ta có cảm giác trở về với nguồn cội của mình…

Chảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì. Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi, Anh đi tìm gì, Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều, Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

“Cha tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, cảm giác như được trở về quê nhà, tháo giày và đi chân trần trên cát, để cảm nhận sự gắn kết lạ lùng với mảnh đất này, để hình dung một quê hương nửa hiện thực, nửa thần thoại, nửa lãng mạn văn vẻ, nửa thô bỉ trần tục…

liêm chính

ăn hoá TQ và VN, giống và khác như thế nào? Giống thì nhiều, khác vài điểm quan trọng. Người TQ nói câu nào, chữ nào đều có ngữ nghĩa đầy đủ, và cố gắng làm trọn ngữ nghĩa ấy! Người VN xem câu chữ như trò chơi chữ, hơn thua kiểu lươn lẹo, không thật hiểu thấu đáo nội hàm! Thấy “đối phương” nói câu gì cũng lập tức lên Google, học lóm đâu đó một vài câu chữ để có thể khả dĩ lấp liếm, bắt bẻ, bài xích được. Vốn dĩ câu từ lý luận nhị nguyên, thảy đều có hai mặt, ví như: “người không vì mình thì trời tru đất diệt”, nhưng cũng có câu: “người chỉ vì mình thì cũng trời tru đất diệt”.

Luôn có sự đối lập như thế, khác biệt chỉ ở chỗ nói có thực nghĩa như vậy hay không mà thôi! Nên càng nói nhiều chữ, càng đao to búa lớn, cách mạng công nghiệp, 4.0, đi tắt đón đầu các kiểu, là càng xa rời sự thật! Từ bao giờ người ta quên đi mất những điều rất đơn giản, ví dụ như: “liêm chính”! Nhìn nhận một con người cũng vậy thôi. Tôi quan sát thấy ai nghe một câu đơn giản mà không hiểu hay cố tình không hiểu, đến lần thứ hai là người đó sẽ “lên đường”! Xưa giờ mấy chục năm vẫn thế, mặc dù biết rằng điều đó làm mình “khó sống”. Từng câu, từng chữ, thảy phải đều có ý nghĩa!

dựng nêu

ựng nêu tức là chính thức ăn Tết, chuẩn bị đón năm mới! Ông nội kể… hồi đó, triều đình chẳng còn quyền lực gì, chỉ còn hư vị, thực quyền trong tay người Pháp, thế nên đi ra đi vào, rảnh rỗi thì làm gì? Thì cúng bái, tế lễ, quanh năm suốt tháng làm mãi thôi. Thế là lệnh xuống các làng, xã khắp nơi đều phải cử người về Kinh học nghi-lễ tế-bái: tấu sớ phải viết như thế nào, quỳ lạy phải ra làm sao… sinh ra đủ thứ phiền phức! 🙂

pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!

lại… giáo dục

hông ăn thua đâu, tôi biết nhiều người Việt ở Mỹ hơn 40 năm, đi từ khi còn rất trẻ, học được văn minh nhiều thứ, nhưng bản chất vẫn không thay đổi được mấy! Để thay đổi những điều nằm trong máu mà chỉ có ba cái “phương pháp” này là không ăn thua!

Huống hồ gì Việt Nam bây giờ, thấy toàn là những thứ: ngày xưa em học đến 2 năm lớp 4 và 3 năm lớp 5 lận, làm sao mà viết sai chính tả được? Viết chữ nào cũng sai, câu nào cũng sai mà cứ hễ mở miệng ra là nói chuyện đạo lý, lương tâm, lý tưởng, giáo dục chứ phải… 😅

trần dụ châu

ở kịch xem ra rất hợp thời, nó nhắc lại chính xác một sự kiện lịch sử có thật, năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, cục trưởng cục Quân nhu, vì tham ô nên Hồ chủ tịch đã “ban cho được chết”… tuoitre.vn – Chủ tịch Quốc hội xem kịch Bác Hồ xử án tham nhũng do Xuân Bắc đạo diễn

Nói như cái phim gì của Liên Xô (quên mất), xã hội cũng giống cái rạp xiếc, khi chiến tranh xảy ra, mấy anh lực sĩ cử tạ cho đi kéo pháo, mấy anh bịt mắt phóng dao cho đi trinh sát, đặc công, mấy anh ảo thuật “hô biến” đi làm quân nhu, hậu cần, còn mấy anh hề thì đi làm sĩ quan chính trị… 😅😅

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢

đi lại

i lại là quyền căn bản, chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm được! Cũng tương tự, trên sông, biển hay trên bộ (thậm chí trên không) thì nguyên tắc phổ quát ấy đều áp dụng như nhau. Dĩ nhiên tham gia giao thông thì phương tiện phải đăng kiểm, đi lại phải tuân theo luật giao thông. Giả sử ta chèo chiếc kayak, hay đi chiếc thuyền buồm, chúng nó sẽ tìm cách quy về “hoạt động thể dục, thể thao” để ngăn cản, làm khó. Thế tôi chỉ “đi lại” bình thường thôi được không, đó không phải là thể dục, càng không phải thể thao!

Mà chẳng ai cấm được thể dục trong công viên, nơi công cộng! Nói cho đúng thì quy về “hoạt động thể dục, thể thao” chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, hay đúng hơn là “nguỵ biện”. Ông già đi bộ hít thở trong công viên cũng là thể dục đấy, sao không cấm đi? Cái sai của lập luận “thể dục, thể thao” là ở chỗ, không thể phân biệt đi lại với thể dục về mặt luật, ví dụ như: ngồi thiền tại một chỗ cũng có thể là thể dục, mà cỡi jetski chạy 80kmph đôi khi chỉ là đi lại. Mà đã không thể, không có cách phân biệt, thì đừng đặt thành khái niệm luật pháp!