đa cấp

hững tưởng những hình thức lừa đảo vớ vẩn kiểu “đa cấp” không còn đất sống, nhưng thực ra lại ngày càng lớn mạnh hơn, trở nên lưu manh một cách công khai, trắng trợn. Những chiêu thức “sale – bán hàng” đã phát triển thành những kỷ thuật “tuyên truyền – tẩy não”, được viết thành tài liệu để dạy nhau: phải nói như thế này, động tác phải thế này, biểu cảm phải như thế này, .v.v. thì mới lừa được người khác. Và khi không lừa được thì bắt đầu to mồm chửi bới, có những kiểu Chí Phèo!

Tất cả những hội lưu manh đều có những cách thức thể hiện giống nhau, dù cho là các hội đa cấp, bán thực phẩm chức năng, mua bán bất động sản, các hội bán hàng, quà tặng lừa đảo, các hội lô đề, vé số, các hội đá gà, cá độ, các hội trộm cắp, tiêu thụ xe máy, các hội nghiện game, bài bạc, các hội đĩ điếm, trai bao nhắm vào cộng đồng người nước ngoài, các hội chat sex, mại dâm… thêm cả đám báo chí ba que, ba xu, chưa kể đám nghiện hút, ngáo đá nhưng mặc đồ veste nhìn rất văn minh lịch sự.

Đến khi nào thì mọi người mới tỉnh ngộ ra, những đám lưu mạnh hạ đẳng của xã hội này rất dể nhận biết, chúng nó dạy nhau cùng một thủ đoạn, dùng chung cùng một thứ ngôn ngữ. Thậm chí có những người xuất thân tương đối đàng hoàng cũng mắc vào, kiểu như một khi đã đóng tiền theo hội của Luyện thì cho dù không muốn lưu manh, lừa gạt người khác cũng không được! Đó là vẫn còn tương đối “sạch sẽ”, cặn bã, bệnh hoạn nhất là những loại đĩ điếm trên internet!

Lỗi nằm ở những thành phần có học, xuất thân đàng hoàng nhưng nhắm mắt làm ngơ cho lưu manh lộng hành, lại xem chuyện đó là bình thường! Lỗi là ở những con người mang tiếng “lương thiện” nhưng không tạo dựng được giá trị chung và giữ được niềm tin trong cộng đồng! Lỗi nằm ở hệ thống báo chí, mạng xã hội, a dua, hùa theo cái ác, cái xấu! Nói rộng ra, lỗi ở dân trí quá thấp, ai nói gì cũng tin, ai xúi gì cũng làm, riết trở thành một vũng nước đục cho cái xấu, kẻ ác lợi dụng!

nguyễn văn bảy

hông nhiều người biết đây là phi công chiến đấu số một Việt Nam mọi thời kỳ! Nổi tiếng với lối áp sát bắn ở cự ly 200, 300 mét, khoảng cách đó trên không cũng giống như dưới mặt đất, bộ binh bắn ở khoảng cách 2, 3 mét vậy, không thể nào mà trật được! Về công danh nhiều người hơn ông, ví dụ như: Nước này còn lắm gian truân, Việc gì phải phóng Phạm Tuân lên trời 😃! về thành tích cũng nhiều người hơn, vì sau khi hạ 7 chiếc máy bay Mỹ thì bác Hồ lệnh ko cho ông Bảy bay nữa, sợ mất một người anh hùng. Nhưng về bản lĩnh chiến đấu – dogfight, thì Nguyễn Văn Bảy là số một!

made in…

rmstrong vừa đặt chân xuống Mặt trăng, gặp ngay chú Cuội, ngạc nhiên quá hỏi: – Mày lên đây bằng gì? + Bằng “liquid fuel multi stage rocket” – a.k.a… cây đa! – Thế cây đa của mày xài nhiên liệu gì? + Amoniac – a.k.a… nước tiểu! – Làm sao mà lại bay được? + Chỉ cần đái vào gốc cây là nó bay thôi! – Thiệt hay xạo mày!? + Tin tao đi, tao là Cuội VN mà! 😀

hydrocarbon

hắc lại một số kiến thức hoá học từ thời cấp 3 🙂, các sản phẩm có được từ dầu thô (crude oil). Dầu thô là hỗn hợp của rất nhiều loại hydrocarbon khác nhau: CH4, C2H6, C3H8,…,… cùng các tạp chất khác. Tuỳ theo khối lượng phân tử nặng hay nhẹ mà các hydrocarbon này có nhiệt độ bay hơi khác nhau, tuần tự thu được trong quá trình “lọc dầu” (đúng ra phải gọi là “chưng cất”) như sau:

+ CH4 – methane, C2H6 – ethane, C3H8 – propane, C4H10 – butane: đều ở thể khí dưới điều kiện bình thường, 4 loại này thường dùng làm chất đốt, trực tiếp ở dạng khí (gas) hay ở dạng hoá lỏng LPG.

+ Tiếp theo, các chuỗi C5, C6, C7 nặng hơn chút, ở thể lỏng với nhiệt độ phòng, nhưng rất dễ bay hơi, được sử dụng làm dung môi, nôm na thường gọi là: “xăng thơm”, “xăng công nghiệp”, “xăng Nhật”.

+Từ C8 đến C11 là xăng (gasoline).

+ Từ C12 đến C15 là dầu hoả (kerosene).

+ Từ C16 đến C19 là dầu diesel.

+ Trên C20 là các loại dầu nặng (heavy oil) dùng với động cơ đốt ngoài: lò, nồi hơi, không dùng cho động cơ đốt trong.

+ Cao hơn nữa trong chuỗi hydrocarbon là các loại dầu nhớt bôi trơn (lubricants).

+ Từ C30 trở đi là bắt đầu chuyển sang thể rắn (các loại mỡ, sáp) và cuối cùng là nhựa đường (bitumen).

Chuỗi hydrocarbon càng dài thì phân tử khối càng lớn, càng khó bay hơi & khó bắt cháy hơn, nhưng càng chứa nhiều năng lượng hơn (năng lượng tỉ lệ với khối lượng). Đó là lý do tại sao máy dân dụng thường dùng xăng (dễ cháy, cháy sạch, ít để cặn), nhưng máy công nghiệp thường dùng dầu (khó cháy hơn, nhưng cháy sinh nhiều năng lượng hơn). Cái gọi là “xăng máy bay” JET-A1 thực chất là một loại dầu hoả.

Ai dùng hộp quẹt Zippo (hay bếp, đèn dã ngoại của Coleman) sẽ biết Zippo và Coleman xài một loại xăng riêng rất nhẹ, rất dễ bay hơi và dễ cháy. Zippo được chế tạo để nếu đổ xăng thường là không cháy được. Tuy vậy, muốn Zippo xài được xăng thường cũng không khó, khoan cái lỗ rộng hơn và thay cái bấc to hơn, mục đích là tăng tốc độ bốc hơi của nhiên liệu và khiến nó dể bắt cháy hơn! 🙂

Mỗi loại động cơ đều được thiết kế để chạy với một loại nhiên liệu nào đó, dùng khác đi phần lớn sẽ không chạy được, hoặc chạy được nhưng có nhiều rủi ro. Cái vụ xăng giả này, chính là đánh tráo một phần C8 ~ C11 bằng C5 ~ C7 (hay các loại dung môi tương đương: toluene, xylene, acetone… !?!?), làm cho xăng nhẹ hơn, dễ bắt cháy hơn, khó là ở chỗ kiếm ra được một loại đủ rẻ để làm hàng giả có lời,…,… 😀

cao khảo

ao khảo – 高考, giống kỳ thi ĐH ở VN (âm Bắc Kinh hiện đại, hai từ cao & khảo đọc gần giống hệt nhau). Là một sự thách đố, làm khó các bạn trẻ giai đoạn đầu đời mà chẳng cần lý do vì sao. Một năm trước khi kỳ thi diễn ra, thầy cô chủ nhiệm họp phụ huynh và đề nghị: nếu muốn ly hôn, phá sản, cưới vợ lẻ, hay muốn qua đời vâng vâng… thì nên hoãn đến sau khi kỳ thi kết thúc, để con em tập trung ôn thi! 😀

Mình chưa bao giờ biết cảm giác đó là thế nào: không đi học thêm, không giải bộ đề, cũng vẫn tự ôn thi nhưng túc tắc một cách cầm chừng nhỏ giọt, kết quả không cao không thấp, 27.5/30 điểm. Vẫn luôn có những cách để các bạn trẻ thoát ra được những định kiến, lề thói, ràng buộc của xã hội để mà chọn hướng đi cho riêng mình, hay ít ra vẫn luôn có cách để giữ cho tâm hồn mình được tự do, thanh thản, mạnh khoẻ! 😀

con quay hồi chuyển

áo chí VN tràn ngập những kiểu thông tin như thế: con quay hồi chuyển giúp loại bỏ 90% tròng trành của thuyền. Những tay “nhà báo” chuyên la liếm các trang tin nước ngoài rồi copy lại mà không có tẹo suy nghĩ! Trước hết, đúng là thiết bị này có một số ứng dụng thực tế chứ không phải là không. Những “gyroscopic device” thế này đã được phát minh ít nhất cách đây hơn… 100 năm, nhưng tại sao đến bây giờ vẫn không phổ biến!?

Thứ nhất là khối lượng của con quay hồi chuyển phải khá lớn mới có thể cân thuyền, điều này làm giảm trọng tải hữu ích, chưa kể năng lượng hao phí để giữ cái “gyroscopic device” đó quay liên tục ở tốc độ rất cao hàng ngàn vòng / phút. Thứ hai, quan trọng hơn nhiều: giúp cho thuyền có ổn định ở vị trí bình thường cũng có nghĩa là giúp thuyền có “ổn định” ở mọi vị trí, hiểu theo nghĩa: khó nghiêng, nhưng khi nghiêng cũng rất lâu quay lại vị trí cân bằng.

Khi sóng gió nhỏ, thuyền có vẻ như bớt lắc, nhưng trong sóng to gió lớn, thuyền rất lâu quay về vị trí cân bằng, điều này tạo nên cảm giác “say sóng” cực kỳ khó chịu, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Những thí nghiệm cách đây gần 100 năm cho thấy: đúng là thuyền bớt lắc trong sóng gió nhỏ, nhưng nó cũng có xu hướng cứ giữ mãi tư thế nghiêng trong sóng to gió lớn, chính là vì con quay hồi chuyển giúp ổn định vật thể ở *trạng thái hiện tại*!

USS Henderson là con tàu đầu tiên được trang bị thiết bị ổn định con quay hồi chuyển (1917). Nhưng chính nhà sản xuất thiết bị cũng khuyến cáo chỉ dùng trong điều kiện sóng nhỏ, nếu sóng lớn thì nên “tắt” thiết bị này đi (!!??) 😅. Trãi qua hơn 100 năm phát triển, người ta thấy rằng, trên tàu biển, con quay hồi chuyển vừa nặng nề, vừa phức tạp, lại không hữu ích bằng “stabalizing fins”, các “vây, cánh” ổn định.

Có lúc, ai cũng nói, ai cũng nhắc: “con quay hồi chuyển”, xem nó như “thiết bị vạn năng”, “công nghệ toàn năng” giải quyết được mọi vấn đề. Tôi thì đơn giản nghĩ là sự lặp lại như con vẹt những khái niệm hình thức mà không thực sự hiểu nội dung, nội hàm của nó, điều đó chỉ phản ánh sự “thiểu năng trí tuệ” của người nói, nói mà không hiểu mình nói cái gì, đơn giản chỉ vì mọi người ai cũng đang “nói” về cái đó! Tập tính bầy đàn cố hữu của người Việt!

age of space

hiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, các chàng trai giã từ vũ khí và trở về nhà. Đa số về lại làm cao – bồi, đi chăn bò, tiếp tục cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Số khác vào làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Những tưởng cuộc sống sẽ quay trở lại nhịp điệu yên bình như trước. Nhưng không, vốn dĩ có “một vài gã Nga ngố”, rặt gốc “nông dân” từ nhiều ngàn năm nay, những người suốt ngày “gãi đầu, gãi tai”, “nhìn xa xăm và cười vô lý”. Những kẻ mộng mơ về những vì sao, mơ về khoảng không vũ trụ bao la, về cái “outer space” rộng lớn ở ngoài kia. Từ cuối TK 19, đã có một “gã ngố” Konstantin Tsiolkovsky, người xuất bản hơn 500 công trình, xây dựng nền tảng lý thuyết của tên lửa nhiều tầng (multi – stage rocket). Ý tưởng căn bản là: vật thể phải dần bỏ lại đằng sau khối lượng của chính nó thì mới thắng được lực hút của quả đất!

Nhưng phải đến chờ đến gần 100 năm sau, có thêm một “gã siêu ngố” Sergei Korolev nữa, người cuối cùng biến ý tưởng thành hiện thực. Suốt những năm tháng chết chóc của WW2 và The-great-purge, ông ta vẫn ngước lên trời, cũng mơ về khoảng không gian vô tận ngoài kia. Người ta tìm thấy trong kho tài liệu của Wernher von Braun một cuốn sách do Konstantin Tsiolkovsky là tác giả. Bên lề các trang sách, Braun ghi chi chít những chú thích, suy nghĩ. Braun là người thiết kế đồng thời cả V2 (Đức quốc xã) và cả Saturn (NASA) giúp đưa con người lên Mặt trăng. Những con người “đầy năng lượng”, “không nghỉ ngơi” ấy làm cho thế giới trở nên “không yên ổn”. Chiến tranh lạnh, các siêu cường tranh nhau vị trí dẫn đầu về KHKT, gay cấn nhất là cuộc đua hướng về các vì sao! Ngày nay, cuộc đua vẫn tiếp diễn, dưới hình thức này hay hình thức khác…

xăm – 2019

ách mạng 4.0 chính là đây, thánh thần cũng sẽ được tự động hoá, điện khí hoá! Máy xin xăm tự động giống kiểu máy chơi game ở siêu thị, bỏ xu vào sẽ nhả quẻ ra! 😀 Sáng cafe đọc báo thấy bài này, nhớ ra năm nay chưa xin quẻ đầu năm, bèn về lật 100 xăm đã chuẩn bị năm ngoái, ngẫu nhiên được số 66, phán thế này, hãy chờ xem… 🙂

Valentine

ừa hay hôm nay là ngày lễ Tình Nhân, lại sắp tổ chức hội nghị Mỹ – Triều tại HN. Khâm phục cái nhà bác Cảnh này, lao tâm khổ trí hơn 30 năm, chở cả 7 tấn gạo qua Triều Tiên mới cưới được người trong mộng! Ai quan tâm, đọc bài gốc tiếng Anh trên reuters.com, xem các chi tiết phải lược bỏ khi dịch sang tiếng Việt.

Mới hay, con chó của Pavlov và con mèo của Schrodinger (Pavlov’s dog and Schrodinger’s cat), một con đại diện cho nhu cầu vật chất, cứ chuông reo là… đói, một con đại diện cho nhu cầu tinh thần, tâm hồn, suốt ngày cứ suy tư, có hay là không có, nên hay là không nên, thì mèo vẫn cứ gây đau khổ nhiều hơn là chó! 🙂

thế hệ từ khoá, thế hệ vô hồn

iếp tục series những post trước, một kỹ thuật nguỵ biện hàm hồ là bịa ra những khái niệm trống rỗng (kiểu như “bolero”, “phượt thủ”, etc…) để dẫn dắt dư luận, “chụp mũ”, đánh đồng tất cả tốt xấu, đây có thể xem là những hành động “bất lương” của một đám gọi là “nhà báo”! Người ta đi du lịch chẳng ai giống ai… anh hoạ sĩ đi tìm chất liệu sáng tác, anh nhiếp ảnh đi tìm khung hình đẹp, người đi tìm hình dáng kiến trúc, văn hoá dân gian, các bạn trẻ cũng đi để “check-in” một phát, khoe với bạn bè, thoải mái đầu óc, việc đó cũng chẳng có gì sai cả! Dĩ nhiên không loại trừ vài cá nhân có những hành động chưa được đẹp!

Thế nhưng cái đám “nhà báo – chuyên gia mạng” suốt ngày la liếm chuyện “trong nhà ngoài ngõ” trên mạng thì nhất quyết phải chụp mũ cho bằng được, bằng một khái niệm gọi là “phượt thủ”, kéo tất cả những ai đi du lịch vào đó, phải tạo ra một “cái tên”, một “danh từ”, một “từ khoá” có thể search Google được, bắt người khác tin vào đó, gieo rắc tâm lý phán xét bầy đàn. Cái tâm lý muốn được phán xét, được tỏ ra hiểu biết thực ra cực kỳ mạnh mẽ: à, ta đã biết rồi, anh A là như thế này (abc), thằng B là như thế kia (xyz), nhưng thực ra A, B là ai thì không ai biết, mà abc, xyz là như thế nào cũng chẳng ai hiểu! Cái sự vô minh, vô hồn của đám đông, dưới sự dẫn dắt của truyền thông, mạng xã hội, dần dần trở thành tội ác!

Nó đẻ ra những con người tách rời với thực tế, hoàn toàn không hiểu tự nhiên vận động như thế nào, tất cả chỉ quay cuồng trong những suy nghĩ hời hợt, nhảm nhí, ghen ăn tức ở lặt vặt. Công bằng mà nói, không phải chỉ thời buổi Internet mới đẻ ra những con người như vậy, mà thực sự đã có rất lâu từ trước, những ông già đọc sách “triết học cao siêu” khi đất nước đang chìm trong khói bom đạn! 😀 Một cá nhân lành mạnh chỉ quan tâm đến nội dung công việc anh ta làm, chẳng hơi đâu tranh luận những “khái niệm” rỗng tuếch! Tôi nói đó là những kiểu “nguỵ biện” mà đám “báo chí bất lương” hay sử dụng: nào là “bolero”, nào là “4.0”, nào là “phượt thủ”, nào là “thế giới phẳng” etc… Bao giờ thì em suy nghĩ mới có được tí nội dung, hả em!?