Lê Quý Đôn sailboat, HQ – 286

Thái Bình Dương gió thổi,
Thuyền em trôi nổi tựa cánh bèo.
Sao không ra giúp chống đỡ chèo!?
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền!?

eah, she is officially put into Vietnamese Navy service today in her home port Nha Trang. This is to follow my previous 3 posts on the training vessel: post 1, post 2, post 3. Contrary to the initial announcements (which I’d doubt to be wrong intentionally, as common to all military news), the boat didn’t take the Cape of Good Hope and Indian ocean route, but passed the Atlantic to West Indies, then the Panama canal, then crossed the Pacific to reach Vietnam, apparently going the Trade wind route.

The boat had 33,800 km passed under her keel in the 120 – days delivering trip from Poland to Vietnam. It is a shame that, it’s also the longest voyage ever made by any Vietnamese Navy ship!

The training vessel Lê Quý Đôn, in addition to it’s modern life boats and life rafts, carries 4 small canoes, each is equipped with oars, and has two masts for sailing training. Actually, I’m feeling envy with those who are trained on such a wonderful platform! 😀 Watch a video of the ship in action below.

uối cùng thì con tàu buồm Lê Quý Đôn cũng đã chính thức đi vào biên chế Hải quân Việt Nam hôm nay tại Nha Trang. Không giống như đã đưa tin trong 3 bài trước: bài 1, bài 2, bài 3 (mà tôi đã ngờ là: thường thì tất cả các tin quân sự đều thất thiệt một cách cố ý), con tàu không vòng qua mũi Hảo Vọng và Ấn Độ Dương, mà qua Đại Tây Dương, vùng biển Caribê, qua kênh đào Panama, rồi băng qua Thái Bình Dương về Việt Nam, hiển nhiên là tận dụng con đường có gió Mậu Dịch.

Hải hành từ Ba Lan về Việt Nam mất 120 ngày, trãi qua 33.800 cây số. Đáng xấu hổ thay, đó là hành trình dài nhất từng được hoàn tất bởi Hải quân Việt Nam, chưa một con tàu nào khác đi xa hơn thế!

Bên cạnh xuồng, bè cứu sinh hiện đại, tàu Lê Quý Đôn còn có 4 chiếc ca nô nhỏ, mỗi chiếc được trang bị mái chèo, và 2 cột buồm để huấn luyện cách dùng buồm. Thực sự, tôi đang cảm thấy ghen tị với những ai được huấn luyện trên một con tàu như thế! 😀 Xem thêm video về con tàu dưới đây!

vietnam naval training sailboat

ccording to this very fascinating news: part 1, part 2 and part 3, Vietnam navy’s first (ever) training sailboat is being built at Conrad shipyard, Poland. Well, eventually, what I was thinking back many many years ago is being materialized, can’t imagine that this could be true! A navy longing to be strong should have its personnel trained, first and foremost, in this very harsh and rudimentary way as in the Age of Sail, just for the true spirits of seaman and seamanship.

The boat is speculated to be similar, but larger than this Zygmunt Choreń designed, 380 metric ton, schooner barque rigged, ORP Iskra (Polish naval training vessel Iskra, showed in the image below). Some information on the boat under construction: LOA: 67m, LWL: 58.3m, beam: 10m, draft: 4m, 3 masts (about 40m in height each), 1400 m2 of sail area, with a crew of 30 plus 80 training cadets. The ship is planned to join Vietnam People’s Navy sometime in autumn this year.

heo như nguồn tin rất hấp dẫn này: phần 1, phần 2phần 3, con tàu huấn luyện đầu tiên của Hải quân Việt Nam đang được đóng ở xưởng Conrad, Ba Lan. Cuối cùng thì điều tôi suy nghĩ rất nhiều năm về trước đang được thực hiện, thật khó tin điều này có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ hải quân nước nào muốn mạnh, trước hết phải được đào tạo theo cách cực kỳ thô sơ và khắc nghiệt như thời của các tàu buồm, để học lấy cái tinh thần chân chính của người đi biển!

Con tàu được cho là tương tự (nhưng lớn hơn) so với chiếc ORP Iskra (tàu huấn luyện của Hải quân Ba Lan) tải trọng 380 tấn, thiết kể bởi Zygmunt Choreń trong bức hình dưới đây. Một số thông số kỹ thuật, dài: 67 m, chiều dài mớn nước: 58.3 m, rộng: 10 m, sâu mớn nước: 4 m, 3 cột buồm cao khoảng 40 m, tổng diện tích buồm: 1400 m2, thuỷ thủ đoàn 30 người cùng với 80 học viên. Dự kiến, con tàu sẽ gia nhập Hải quân Việt Nam vào khoảng mùa thu năm nay.

thôi

Ôi cuộc đời, đầy phong ba giữa lòng người…
Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài…

Khi xưa thích bài này, nhưng có lẽ là do giọng ca Thái Thanh mà thôi…

áo Thanh Niên gần đây có loạt bài là lạ: Những bóng hồng trong thơ nhạc, đầu tiên là về ca khúc Ngày xưa Hoàng thị, về những bài thơ của Phạm Thiên Thư đã được NS Phạm Duy phổ nhạc, tiếp theo đó là bài viết về ca sĩ Thanh Thúy, một trường hợp rất đặc biệt trong làng nhạc cũ. Chờ xem bài tiếp theo trong serie là về ai! Cá nhân tôi thì không ấn tượng đặc biệt lắm với giọng ca cũng như thể loại nhạc của ca sĩ Thanh Thúy (dù rất cảm cái chân thành, tự nhiên, “mộc” đến mức… “liêu trai” của bà).

Thôi – Thái Thanh 

Ca sĩ Thanh Thúy được gọi là “tình yêu của nguyên cả một thế hệ”, “người trong mộng” của không biết bao nhiêu là nhân vật trong giới văn nghệ sĩ đương thời: Trúc Phương, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Nguyễn Long… danh sách những người chết mê chết mệt, thần tượng, tôn thờ, hay đơn giản là thầm yêu trộm nhớ bà còn dài, dài lắm. Quanh Thanh Thúy, có không biết bao nhiêu là tác phẩm thơ văn, âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, phim ảnh… được thành hình, mà ca khúc phổ biến bên đây chỉ là một ví dụ.

bare feet, iron will

ne more item in my to – be – read list: Bare Feet, Iron Will, by James Zumwalt, a retired Marine lieutenant colonel, son of the Vietnam war’s time US Navy’s Admiral. The book has recently been translated and published in Vietnamese. Though I haven’t got an English copy in hand, my interests rose after reading this interview with the author. Just like Archimedes Patti’s book Why Vietnam?, I would expect stories from intermediate – level officers to contains a lot of facts, events, numbers… that gives details into the things that happened, and offers closer, truer look into the figures involved, unlike those of high – level cadre supérieur (a.k.a politicians).

The author recently gave an interview with Vietnamese presses, in which he confirmed that his book was inspired by The sorrow of war, Bảo Ninh’s novel. He loves the novel and dedicates part of his book to write about this Vietnamese fiction and its author. I knew some 20 years ago that The sorrow of war would be a very profound impact (read more about it in my another post here). It’s just ridiculous that the VN government once forbade (and still limits) the novel, permits it to be appeared on news on occasions only to serve some political purposes, this time is a step toward tighter relation with the US. Below is some notable remarks from the author, James Zumwalt interviews:

Was the loss of a loved one any less significant just because it occurred on the other side of the battlefield? …It just opened my eyes to the fact that we have to recognise that our suffering is mirrored on other side.

When I made my second trip, one of the first places I went to was the Hanoi war museum. And there they had a section devoted to war criminals – one of whom was my father for his use of Agent Orange. (Asked: How did he react to being a war criminal?) He kind of smiled and said: Well it’s a good thing they didn’t arrest me when I was there.

In one case, a doctor told his wife he would probably be gone for six months to a year. He was gone for eight years, and only got back to visit his wife once… Many of those I interviewed had difficulty pinpointing particular years, but they could tell me if it was in dry or monsoon season. That was the way they looked at it. The year didn’t matter. That shows the mindset they operated under.

There were some 1,400 mothers who lost three or more sons in the war. I think we’d be hard pressed in this country to find more than a handful of mothers who lost more than one son in Vietnam. They considered it a sacrifice they had to make.

In the interviews I did with hundreds of NVA / VC I asked them what their motivation was. It was not communism but rather it was nationalism and the desire to reunify the country… I believe it is part of the Vietnamese people’s DNA. To them, there was never any alternative, they just had to prevail.

Look at the Vietnamese who defeated the Japanese in 1945, the French in 1954, the Americans in 1975, and again the Chinese in 1979, I don’t think we realised we were probably fighting against Vietnam’s own Greatest Generation. (yes we sacrificed our best seeds in those wars, you know what the sh… is left as of today! 😢)

hồ trường

南方歌曲

丈夫生不能披肝折檻,為世扶綱常。逍遥四海,胡為乎此鄉。回頭南望邈無極兮,天雲一色徒蒼蒼。立功不成,學不就,少壯有幾辰兮,坐視百年身世驅陰陽。撫掌狂歌問斯世,茫茫天地,安得知一知己兮,試來對酌佑予觴。予觴擲向東溟水,東溟之水萬隊起狂瀾。予觴擲向西山雨,西山之雨一陣何汪洋。予觴擲向北風去,北風揚沙走石飛殊方。予觴擲向南天霧,霧中有人開口一飲蘧然醉。天地宇宙渾相忘,予不醉矣,予行予志。男兒自古事桑蓬,何必窮愁泣枌梓。

gâm thơ là một loại hình kết hợp giữa văn chương và ca nhạc, và là loại hình nghệ thuật tôi hoàn toàn không biết gì. Những điệu ngâm Sa mạc, Bồng mạc, ca trù, ngâm Kiều, Tao đàn… tôi hoàn toàn mù mịt, dù trong nhà từ nhỏ được không ít lần thưởng thức ngâm thơ. Xin post ở đây một bản ngâm thơ tôi được biết, cũng là bài ba tôi thường ngâm mỗi lúc cao hứng, ngà ngà say. Đây là một bài thơ rất có giá trị trong văn học sử Việt Nam cận đại, và câu chuyện về người tác giả (dịch giả) của nó cũng bị cố tình lãng quên, không mấy ai được biết đến!

Hồ trường - Tôn Nữ Lệ Ba 

Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường, Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương. Trời Nam nghìn dặm thẳm. Non nước một màu sương. Chí chưa thành, danh chưa đạt. Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc? Trăm năm thân thế bóng tà dương.

Vỗ gươm mà hát. Nghiêng bầu mà hỏi. Đất trời mang mang ai người tri kỷ? Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn! Rót về Tây phương, mưa Tây phương từng trận chứa chan. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá dương! Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.

Nào ai tỉnh, nào ai say? Lòng ta ta biết, chí ta ta hay. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, Hà tất cùng sầu đối cỏ cây!

Cũng lại là một người con của làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt số một Việt Nam, Nguyễn Bá Trác tham gia phong trào Đông Du, trở về nước năm 1914, ông cùng Phạm Quỳnh duy trì tờ Nam Phong tạp chí. Sau đó, ông làm Tuần phủ Quãng Ngãi, rồi Tổng đốc Thanh Hóa, Bình Định. Ông bị Việt Minh xử bắn lúc họ cướp chính quyền, ở Huế năm 1945. Tên tuổi Nguyễn Bá Trác không được “chính sử” nhắc đến, nhưng chỉ nhờ vào một bài thơ Hồ Trường, cốt cách, chí khí con người ông vẫn còn được truyền tụng và ngưỡng mộ đâu đấy, như đại diện của một lớp “những người muôn năm cũ”.

Đến nay, đã có đủ cơ sở để tầm nguyên lời thơ Hồ Trường. Có thể đọc nguyên văn phần nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Quân ở đây. Bài thơ Hồ trường – hóa ra lại là phần lời của một bài hát không tên, tạm gọi là Nam Phương ca khúc – được đăng tải trong thiên ký sự Hạn mạn du ký của tác giả Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí, phần chữ Hán (từ số 22 đến số 35, năm 1919 – 1920); sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong (từ số 38 đến số 43, năm 1920 – 1921). Nam phương ca khúc nằm ở chương 10 trong thiên ký sự này.

Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu. Rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát, ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam, họ Lưu nói: nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru? Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.

Nam phương ca khúc là một bài ca ấy không rõ tựa đề, không biết tác giả, Nguyễn Bá Trác đã chép lại toàn vẹn trong Hạn mạn du ký. Và khi Hạn mạn du ký được sang chữ Việt thì lời ca này đã được dịch rất thoát, linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác để có được một bài Hồ Trường như chúng ta được biết. (Hình bên phải: phần lời Hán văn của Nam Phương ca khúc, in trong Nam Phong tạp chí).