sputnik

gày này, cách đây 60 năm… Từ một động cơ “kép”, vừa để thể hiện sức mạnh khoa học kỹ thuật của “Moguchiy Sovetskiy Soyuz – Liên bang Xô viết hùng mạnh”, vừa phát triển công nghệ quốc phòng; đã khởi đầu cho kỷ nguyên không gian, nhờ đó mà bây giờ chúng ta có GPS, có điện thoại vệ tinh, có vệ tinh thời tiết, và vô số những thành tựu khác. Đưa được vệ tinh vào quỹ đạo cũng có nghĩa là người Nga đã có loại tên lửa đưa được đầu đạn hạt nhân đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu! Nước Mỹ không còn an toàn như trước!

Nó cũng tạo ra “ấn tượng” rằng, trình độ KHKT của Liên bang Xô viết đã vượt qua phương Tây! Chiến tranh lạnh cũng có mặt tích cực của nó, KHKT được ưu tiên phát triển! Cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu! Một năm sau, bố tôi về nhà thông báo với ông nội rằng người Mỹ vừa đặt chân lên mặt trăng! Ông nội lắc đầu hoài nghi, hoàn toàn không tin, kiên quyết phản đối. Không thể nào cái vầng trăng tuyệt mỹ, thiêng liêng như trong thơ Đường của ông lại có thể bị “xâm hại” như thế được! Chuyện ấy đơn giản là không thể, tuyệt đối không thể… 😅

power plants on the moon?

rong 1 thoáng suy nghĩ tình cờ, tôi chợt nhận ra lý do tại sao Elon Musk vừa đầu tư cho công nghệ điện mặt trời, lại vừa đầu tư cho du hành vũ trụ. Họ sẽ làm những “solar farm” – nông trại điện mặt trời trên mặt trăng để tạo ra điện, chuyển qua dạng vi ba (microwave) và truyền về trái đất, kiểu giống như sạc điện không dây cho các thiết bị di động mới đây! Không phải chỉ có Mỹ, cả Nga và TQ tuy không nói ra nhưng đều nhắm đến việc xây nhà máy điện mặt trời trên mặt trăng. Ở đó cường độ bức xạ cao hơn trái đất nhiều lần, không bị che bởi khí quyển như mặt đất, hầu như là có sáng 24/7, nên hiệu suất điện năng rất cao, xây ở một quy mô siêu lớn dùng robot, vì số lao động có thể đưa lên mặt trăng khá hạn chế!

Năng lượng mặt trời, cùng với xăng sinh học (ở VN đang là E5, Mỹ là E75, Brazil đã là E100) sẽ giải quyết triệt để vấn đề năng lượng hoá thạch (không thể tái tạo) và năng lượng hạt nhân (không an toàn). Dĩ nhiên với xăng sinh học (ethanol) vẫn còn đó lưỡng đề nan giải: “food or fuel”! Haizza, cảm nghĩ vẩn vơ trong một chiều bị “nướng” bởi hàng triệu ống bô xe ở SG !!! Đừng vội cho rằng tôi “cả nghĩ”! Một tương lai môi trường sạch và xanh đúng nghĩa, không dùng đến năng lượng hoá thạch, hạn chế tối đa khí thải, toàn bộ năng lượng hầu như đều renewable, có khả năng tái tạo, tương lai đó hoàn toàn khả thi! Không những chỉ khả thi mà tôi tin chắc rằng mình sẽ còn sống đến ngày được thụ hưởng những thành quả ấy !!!

thời hoa đỏ – 2

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ,
Em thầm hát một câu thơ cũ,
Về một thời thiếu nữ say mê
Về một thời hoa đỏ diệu kỳ…

hạy dọc trên triền đê sông Thao, rồi qua Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, lên đến Lai Châu… thi thoảng lại bắt gặp cái mầu hoa gạo đỏ nao lòng này… Những ai đã từng tận mắt chứng kiến mùa hoa gạo nở (thử dùng google image search với 2 từ khoá: “chùa Hương” + “hoa gạo”) mới hiểu được cái đẹp quyến rũ đến lạ kỳ của “Thời hoa đỏ”.

tuoitre.vn – Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ

Thời hoa đỏ - Nguyễn Đình Bảng 

Aleksander Doba

leksander Doba, người Ba Lan, 71 tuổi, 3 LẦN CHÈO KAYAK XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG! Mặc dù cái định nghĩa về chiếc kayak của ông hoàn toàn khác biệt so với cách mọi người vẫn thường nghĩ, và mặc dù cái chiếc kayak của ông đi ngược lại quan niệm của riêng tôi về tiêu chuẩn kỹ thuật và cái đẹp của một chiếc sea – kayak, mặc dù thậm chí đó có thể được gọi là “kayak” hay không còn tuỳ vào quan điểm của mỗi người…

Và mặc dù, mặc dù 1001 lý do nào khác đi nữa… thì ông ấy đã chèo 3 lần vượt Đại Tây Dương! Cái sự thật hiển nhiên là ông ấy đã hoàn tất, không phải chỉ 1 mà 3 lần, không phải chỉ CHÈO từ Đông Sang Tây mà còn theo chiều ngược lại, khó hơn nhiều lần vì ngược gió! Đôi khi không phải là chiếc thuyền, mà là mục đích của hải hành! Và đôi khi cũng chẳng phải là mục đích của hải hành, mà là những gì có thể làm khi ta 71 tuổi !!!

toán & tính

hớ lại ông thầy dạy Toán ở Đại học hồi xưa có nói rằng: cái thứ mà các anh đang học đó, ở cái “trường phổ thông trung học cấp 4” này, nó là “tính” chứ không phải là “toán”! Nhớ lại những ngày đang học lớp 13 hay 14 gì đó (modulo cho 12), câu nói đó đến tận giờ vẫn chẳng hề sai tí nào! Ở Việt Nam, số người làm “toán” thực sự, như GS Ngô Bảo Châu, chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi, mà lại là các ngón trên bàn tay của một thằng Yakuza ấy! Và những người như ông thì đa số đại chúng (>99%), chẳng thế éo nào mà hiểu cho được, dù chỉ là phần nhỏ!

Những gì chúng ta học ở cấp 3 và những năm đầu Đại học: vi tích phân, đạo hàm… phần lớn vẫn là “tính”, chúng ta được dạy nhân chia, cộng trừ, chuyển vế đổi dấu các kiểu. Nhưng ai “nhạy cảm” chút sẽ nhận ra rằng, từ “lý thuyết vành”, “lý thuyết trường”… trở đi không còn là “tính” nữa, đó là biểu diễn của thế giới thực qua những mô hình trừu tượng của Toán học. Cuộc phiêu lưu của thằng “Mít đặc” toán là tôi đây dừng lại ở đó, cũng có thể là xa hơn một chút, nhưng đủ để hiểu rằng, Toán nó hoàn toàn khác với Tính, Tính chỉ cần khả năng, Toán cần tài năng.

Ngày GS NBC được trao giải Fields, một người bạn hỏi tôi: liệu rằng lễ trao giải có thượng quốc kỳ, cử quốc ca hay ko!? Tôi nhìn vào mắt anh ấy, như thể nhìn vào một khoảng trống vô hồn, ko nói gì nhưng thầm nghĩ: hoá ra 5 năm ĐH ngành Toán chẳng có tí xíu ích lợi gì với con người này! Cái tư duy chưa vượt qua được luỹ tre làng ấy ko hiểu rằng, có những cộng đồng nhỏ chỉ vài trăm người nhưng uy tín và danh dự cá nhân của họ vượt lên trên ranh giới quốc gia, dân tộc! Hoặc giả như rằng những cái bản ngã nhỏ nhoi đó ko thể hiểu, hay ko muốn chấp nhận điều ấy!

thằng ngốc mùa hè và thằng ngốc mùa đông

ăn học, phim ảnh Nga thường có hình tượng “thằng ngốc”. Không biết có phải vì cái lãnh thổ quá rộng lớn của nước Nga, nhiều vùng xa biển, và do đó thiếu muối hay không, nhưng quả thực là văn hoá Nga có một chủ đề khá phổ biến, cũng khá đặc trưng, đó là chủ đề “thằng ngốc”. Một kiểu “mentally impaired”, một loại “abnormal personality trait”, hay một dạng khiếm khuyết về thần kinh, trí tuệ nào đó.

Họ phân biệt có hai dạng ngốc khác nhau, dạng thằng ngốc mùa hè: vừa thoáng thấy nó đi ngoài chợ, “nhặt lá, đá ống bơ”, khoa chân múa tay, nói năng la hét um sùm là đã biết ngay rằng nó ngốc! Dạng thứ hai gọi là thằng ngốc mùa đông, ngoài trời bão tuyết, phải chờ nó vào hẳn trong nhà, lột mũ, cởi áo khoác, ngồi nói chuyện vài câu rồi mới biết là nó ngốc! Ở Việt Nam, có khi phải ngồi nhậu với nó 4, 5 lần rồi mới biết nó ngốc! 😥

Svalbard seed vault

ai lầm nguyên thuỷ, lớn nhất của nhân loại, ấy là việc… Noah và các sinh vật khác đã kịp lên con tàu Ark trước khi cơn đại hồng thuỷ tràn ngập toàn bộ hành tinh. Và giờ đây chúng ta phải tiếp tục xử lý sai lầm này! Mọi người hãy nhớ lấy địa chỉ này nhé: Ngân hàng hạt giống có khả năng lưu trữ hơn 2 tỷ hạt ở nhiệt độ -18 độ C sâu trong lòng núi! Sau khi cơn đại hồng thuỷ qua đi, anh em ai còn sống sót, hãy bơi thuyền đến đảo, lấy một ít hạt giống đem về, để gieo trồng lại cây xanh trên “mảnh đất… lắm người nhiều ma” này! 😅

mare liberum

hiều thế kỷ về trước, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiên phong khai phá Tân thế giới, họ đề cao học thuyết “Mare clausum” – tiếng Latin nghĩa là biển đóng, những vùng biển được tuyên bố chủ quyền triệt để. Người Anh, Pháp chậm chân hơn, họ đề cao học thuyết “Mare Liberum” – biển tự do, biển mở: chỉ công nhận lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, ngoài khu vực đó là vùng biển… quốc tế, không ai có thể tuyên bố chủ quyền.

Dần dà, học thuyết Mare Liberum thắng thế, đơn giản vì với khả năng thời đó, rất khó thực thi chủ quyền trên những vùng đại dương rộng lớn, thay vào đó nên chấp nhận quyền khai thác chung. Tuy vậy, đây vẫn là một dạng luật của kẻ mạnh, vì ai có khả năng khai thác, nếu không phải là kẻ có tàu to, súng lớn!? Đến ngày nay, đa số các quốc gia đều ủng hộ học thuyết Biển tự do, chỉ có một số ít không ủng hộ, đơn cử ví dụ như là… Trung Quốc.

Việt Nam cũng đi theo với xu thế của thế giới, cũng đã thừa nhận tinh thần của trường phái suy nghĩ “Mare Liberum” này, hay ít nhất cũng có vẻ như thế, trên hình thức là như thế! Nhưng nói thì dể, mà làm không dễ… muốn có được cái tự do rộng lớn ngoài kia, thì trong nội địa, trong mọi sinh hoạt sản xuất, xây dựng, kinh doanh, trong ý chí, hoài bão của con người, phải có tự do trước đã… Suy cho cùng, nó vẫn là luật của tàu to, súng lớn…