horizon

huyện khởi đầu với Fedor Tokarev, người thiết kế súng ngắn K54 (TT-30) và súng trường SVT-40, về hưu rảnh rỗi ko biết làm gì, đã chế tạo ra FT2 – Fotoapparat Tokareva – máy ảnh Tokarev. Đây là một loại camera góc rộng đặc biệt, đầu tiên được chế tạo với mục đích trinh sát pháo binh, sau đó phát triển thành dòng camera dân sự.

Ý tưởng là phim được cuốn lên một mặt cong (khoảng 110 ~ 140 độ) và một ống kính xoay. Khi bấm nút, ống kính xoay từ trái sang phải, phóng ảnh lên mặt phim cong. Đây là một dạng camera rất đặc biệt, thu hút đông đảo photographer toàn thế giới. Điều lạ là ở VN, có nhiều người chơi Lomography mà ít người biết đến loại camera này.

gs đặng đình áng

ôi có số được gặp nhiều nhân vật hàn lâm tầm cỡ, nhưng không học hỏi được gì nhiều, bản tính ngu muội, cứng đầu, lại thêm tuổi trẻ nông cạn… nên thôi, đành vậy! 😞 Thầy của tôi, dù chỉ học với ông khoảng một năm ĐH. Nhiều người biết thầy Đặng Đình Áng là một trong những GS Toán hàng đầu VN, ông còn là chú ruột của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn, cả một gia đình, một dòng họ tài hoa! RIP! 😥

race

iếng Anh hay có cách nói rất hay: cuộc đua lên đỉnh hay cuộc đua xuống đáy (race to the top & race to the bottom) ý nói cuộc sống vốn là cạnh tranh, nhưng có nhiều loại cạnh tranh khác nhau! Có loại cạnh tranh để cùng tiến bộ, còn như kiểu VN, thế nào rồi lũ lưu manh với những thứ rác rưởi sẽ cố gắng kéo mọi người xuống đáy cho ngang bằng với chúng nó!

Có nhiều vấn đề lớn mà bản chất “vì lợi nhuận ích kỷ” của kinh tế tư nhân sẽ khó lòng giải quyết ổn thoả được, ví dụ như nghiên cứu, sản xuất và phân bổ vaccine! Do đó, cần một cái khẩu hiệu, như ngày xưa là: “vì Đất mẹ” thì ngày nay là: “vì Nhân loại”! Nước Nga đã thắng ngựa, lên yên, và ném chiếc găng tay “Sputnik V” ra rồi đấy, các bên khác cùng tham gia cuộc đua nào! 🙂 😀

thiên vấn

on tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 (天問) của TQ vừa phóng thành công cách đây ít ngày, dự kiến sẽ đáp xuống sao Hoả khoảng đầu năm sau. Thiên Vấn tức là “hỏi ông trời”, cái tên lấy cảm hứng từ một bài thơ cổ của Khuất Nguyên. Đấy, người ta “bắt thang” đã khiếp chưa!? Việt Nam chúng ta cũng có “thiên vấn” đó thôi, Nguyễn Du viết: Cổ kim hận sự thiên nan vấn – 古今恨事天難問。。。, haiza, thiên nan vấn, hỏi trời khó lắm, hỏi khó lắm, khó lắm! 🙁 🙁 vnexpress.net – Tàu Trung Quốc điều chỉnh quỹ đạo thành công

Vũ trụ sơ khai,
Ai truyền gốc tích?
Trời đất chưa thành,
Biết đâu lai lịch?

bác sĩ Zhivago

ê tác phẩm này từ nhỏ, bản dịch tiếng Việt của Lê Khánh Trường, sau mới biết thực ra là dịch từ bản tiếng Pháp đã được dịch từ tiếng Nga. Haiza, qua 2, 3 bước mới tiếp cận được, mất hết các chi tiết qua các lần dịch! Quan trọng là cách thức tiếp cận văn hoá, tốt nhất là nguyên gốc. Ví dụ như thơ cổ chữ Hán mà dịch sang tiếng Anh nghe rất buồn cười, mất gần hết sạch ý nghĩa gốc. Haiza, người ta bảo: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… 😀

Berberin

aiza, thời nào cũng có vấn đề riêng của thời đó… Có ai còn nhớ cái tên thuốc Berberin “huyền thoại”? Đọc link dưới đây để biết, những năm 70, lịch sử nghiên cứu, sản xuất thuốc dịch tả Berberin đã diễn ra như thế nào, loại thuốc rẻ tiền đã cứu hàng triệu sinh mạng! Chỉ có những ai quá trẻ mới ko biết, chứ ký ức dịch bệnh đủ kiểu, phức tạp trên diện rộng ở VN kéo dài mãi đến những năm cuối 80 mới dần được kiểm soát…

zombie

hả cần phải 20 năm, XH giờ đầy rẫy những thể loại “tâm thần” do nghiện game, xung quanh khu tôi ở, cũng có vô số loại “lưu manh, phá hoại” cũng do game mà ra. Cày game nhiều năm, con người ta dần dần mất đi ý thức giao tiếp xã hội, mất khả năng thông hiểu giữa người và người, mất năng lực tinh thần của người bình thường, biến thành một thứ “bệnh hoạn”, “tự kỷ”, làm nhiều việc kỳ quặc, ai xúi bẫy gì cũng nghe, cũng làm.

Phim ảnh Mỹ thường vẽ ra một thế giới toàn zombie – xác sống – âm binh, thật ra hoàn toàn là có thật, và hiện đang có thật, rất nhiều, hàng ngày trong XH VN hiện tại, các thể loại nghiện hàng đá, nghiện sex, nghiện game, nghiện đủ thứ tệ hại khác… Thậm chí còn có loại, không nghiện gì, nhưng suốt ngày bị tiêm nhiễm bởi các thứ văn hoá tin giả, nhảm nhí, tào lao trên MXH, rút cuộc cũng biến thành những thể loại bệnh hoạn, quái đản…

biết tuốt để làm gì!?

iết nhân đọc được bài hiếm hoi đề cập đúng bản chất vấn đề. Vì tôi đã từng là một thằng “biết tuốt”. Hồi học lớp 6~9, trường cấp 2 Trưng Vương, tôi đã là kiểu “ngôi sao biết tuốt” của trường, chuyên đi thi Toán, tham gia các kiểu “Đố vui để học” phát sóng trên truyền hình. Thành phố bé tí có 4, 5 trường phổ thông thi với nhau, gần như năm nào Trưng Vương cũng đoạt giải nhất. Tả lại chút cho mọi người hiểu về cuộc thi, “format” này thực sự không mới, đã làm trên sóng truyền hình miền Nam VN trước 75.

Hai đội, mỗi đội 3 người, ngồi 2 cái bàn riêng biệt, tay đặt lên nút chuông, giám khảo đưa ra câu hỏi xong thì ai bấm chuông trước được quyền trả lời, đúng được cộng, nhưng sai thì bị trừ điểm. Có lần đang thu hình thì… cúp điện, trong lúc chờ máy phát điện hoạt động thì ông thầy Bùi Thế Mỹ đi qua đi lại doạ nạt: em trả lời sai rồi, nhưng tôi khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Điện có trở lại, tiếp tục ghi hình, giám khảo đành phải cho tôi điểm vì trả lời đúng, năm đó, Trưng Vương lại về nhất!

Cái thời đói kém, sách vở, thông tin thiếu thốn, nên những trò chơi như thế cũng tương đối vui. Nhưng ngay từ những ngày đó, lũ học sinh chúng tôi đã nhận ra rằng biết nhiều như thế cũng ko để làm gì, cũng kiểu con vẹt, tỏ ra ta đây hiểu biết, ta đây hơn người mà thôi. Rất may là ngoài những kiểu “biết tuốt” như thế, tôi còn biết thêm rất nhiều thứ khác nữa: biết bơi hơn 10km, biết leo núi, băng rừng, cắm trại, biết dùng “trăm phương ngàn kế” để cưa gái .v.v. đó mới là những kỹ năng hữu ích! 😀

Vâng, biết cưa gái, một cách sáng tạo và đứng đắn, đó cũng là một kỹ năng, thời bây giờ gọi là “kỹ năng mềm” ấy! Nhớ lại cái thời “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, bạn tôi viết thư tình cho gái thế này (thời đó chỉ có thư giấy thôi, chưa có di động, tin nhắn đâu): em à, ở đây muỗi nhiều lắm, mở ngoặc, dùng hồ dán một con muỗi chết vào đó, đóng ngoặc, chấm! 😀 Chính những cái “joie de vivre” (tiếng Pháp: niềm vui sống) như thế mới là những động lực để con người ta phấn đấu, cố gắng lâu dài trong cuộc đời.

Những con người / thế hệ ít vận động thực tế cứ nghĩ rằng càng biết nhiều là càng tốt! Biết thì đã sao mà không biết thì đã sao!? Chưa kể thời nào cũng thế, sách vở, chữ nghĩa cũng đầy rẫy loại “đạo tặc”, đọc nhiều những thứ “trít học” vô bổ nó ám vào người, đẻ ra những kiểu “lơ lơ lửng lửng”, gì cũng biết nhưng ko biết được gì! Quan trọng nhất là hao phí sinh lực tuổi trẻ vào những điều ko thiết thực, cốt chỉ để thoả mãn cái mong muốn tỏ ra hơn người. Ngay từ gốc, động cơ của việc học là đã sai!

Thời đại bùng nổ thông tin, hàng tỷ tỷ gigabytes dữ liệu, làm sao mà nhớ hết, và nhớ để làm cái gì!? Càng nhớ nhiều, đầu óc càng mụ mẫm đi, kiểu như con vẹt, chỉ biết “tụng niệm, giáo điều” chứ thực ko có tư duy sáng tạo. Rất nhiều thứ bây giờ người ta ngỡ là “kiến thức”, thực ra mới chỉ là “thông tin”, thậm chí thông tin còn chưa biết chất lượng thế nào! Trong sự phát triển của tư duy con người, có rất nhiều “level” khác nhau, phải phân biệt rất rõ ràng giữa thông tin, kiến thức và tri thức!

Seagames 30, football gold medals

gay khi Hùng Dũng ghi bàn thắng thứ 2, cái đồng hồ Garmin trên tay kêu tít tít liên tục, dòng chữ chạy ngang màn hình nhắc nhở: đứng dậy hít thở hít thở… Đúng là một khoảnh khắc ngưng thở!!! 😀 Đã qua rồi cái thời “chúng ta thắng bằng ý chí”, một cách nói tránh né sự thật: do trình độ ko hơn, ko thắng được bằng thực lực, nên phải “cố đấm ăn xôi”. Cũng qua rồi cái thời lấy các chị em công nhân bốc vác chợ Cầu Muối đi đá bóng.

Cũng qua rồi cái thời cả dàn cầu thủ nam đêm trước nhậu lai rai… vài thùng, hôm sau ra sân. Trong khi một thế hệ trẻ mới đã nghiêm túc rèn luyện theo các phương pháp khoa học và kỷ luật, thì đâu đó ngoài kia, xã hội vẫn chưa chịu thay đổi, lưu manh vẫn chạy loanh quanh, dùng các thứ rượu chè, gái gú, các lời cạnh khoé, nhảm nhí mong ảnh hưởng người khác, kéo người khác xuống ngang tầm với chúng, éo biết để làm cái gì?!

thực trạng xh

hực ra, éo bao giờ đi quan tâm những chuyện như thế này, ko quan tâm ai như thế nào, càng ko quan tâm ai đúng ai sai, nhưng xét nên nói cho mọi người cùng hiểu thực trạng chung của XH mình đang sống, vì những chuyện như thế này đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần, mà một ông sếp cũ của chính tui cũng đã “tan hoang” theo cùng cách tương tự. Ai tinh mắt sẽ nhận thấy những biểu hiện, thủ pháp, thủ đoạn giống hệt nhau.

Trong lịch sử phong kiến TQ, VN, đây được gọi là “chiếc lược cái giường”, do một đám “thái giám” chủ mưu, một mặt thì dùng “gái” đánh vào nhu cầu cơ bản của một thằng đàn ông, một mặt thì tâng bốc, xu nịnh, đánh vào nhu cầu tinh thần được cảm thấy mình “xuất chúng”, thậm chí là “xuất trần, xuất thế”. Xưa nay, trung thần, lương tướng bị gian nịnh hãm hại là vô số, mà quốc gia, đế chế sụp đổ vì “chiến lược cái giường” cũng ko ít! 😀

Các bạn xem phim lịch sử, thao túng một vị vua như thế nào thì cuộc sống hiện đại cũng y như thế, chỉ có tinh vi, phức tạp hơn mà thôi! Trước vì công việc phải quen biết một số thể loại “thái giám” này, chả khác gì thằng “ma cô dắt gái” về độ lưu manh, chỉ có là táo tợn hơn vì nó nghĩ rằng mình thông minh, chỉ vài chiêu đơn giản là lừa được vô số người! Những chuyện thế này, giờ len lỏi trong mọi giai tầng, mọi ngóc ngách của XH!

Thế nên các bạn ạ, sống đơn giản, khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, đó ko phải là một “option”, đó là điều bắt buộc (a must). Những thứ lưu manh thì đầy đường, viết một câu Việt văn đơn giản sai tới sai lui, kiểu học sinh cấp 1, mà mở miệng lúc nào cũng “trít học”. Chiêu thức phổ biến xưa giờ là kích động cái “tôi” cá nhân, kích động nhu cầu được thoả mãn, được tôn vinh, được là “một cái gì đó”, một cái gì đó nhảm nhí, không thực!