gelcoat

hông tin đáng lưu ý cho anh em đóng thuyền. Gelcoat được dùng phổ biến dần vài năm gần đây trong làng composite. Trong tiếng Anh thì gelcoat và paint là 2 loại khác nhau, trong tiếng Việt thì cái nào cũng là “sơn” cả, chính là loại chị em dùng để sơn móng tay bền hơn tháng! 🙂

Gelcoat bền và rẻ hơn các loại sơn chống hà, sơn bóng đắt tiền. Điểm trừ là khó pha màu và độ bóng không cao (muốn bóng phải thêm topcoat). Quyết định thử trên chiếc Serenity xem sao. Người bán: oh nó bền lắm, gọi là “áo mưa” mà! (raincoat – gelcoat) Haiza, người bán cũng ko biết gì, mệt! 😢

TQ

ổng hợp một vài tin tức công nghệ… Trung Quốc chế tạo xe tải 300 tấn chạy bằng điện, hiện tại, nhiều người nghĩ điện chỉ thích hợp cho xe nhỏ, và nghi ngờ liệu công nghệ pin có thể dùng cho xe hạng nặng? Ấy thế mà cái xe siêu nặng này chạy điện! TQ khởi động lò phản ứng tổng hợp hạt nhân kiểu tokamak, do bản chất, kiểu lò này an toàn hơn lò phản hạt nhân phân rã. Cháy nổ, động đất, sóng thần xảy ra, lò sẽ tự tắt. Sẽ có nhà máy điện hạt nhân an toàn và thân thiện với môi trường! Điều quan trọng nhất là: hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng, ở thì tương lai (một tương lai không xa, chắc chắn trong đời chúng ta), sẽ thay đổi hoàn toàn, năng lượng hoá thạch sẽ giảm đến mức tối thiểu!

Vâng, toàn là “yếu tố Trung Quốc” cả ấy! Tôi tin những điều đó sẽ đến, trong ít hơn 20 năm, những đổi thay kinh hoàng và triệt để! Đến bao giờ thì con người mới biết lắng nghe chính mình và môi trường xung quanh? Chẳng bao lâu nữa, du học Trung Quốc, học tập văn minh “Đại Đường trung thổ” mới là sang chảnh! Thực ra, từ cả ngàn năm trước, các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều cử nhiều người đi Tràng An du học đó thôi! Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ dạy thiền và công phu Thiếu Lâm, như thế mới là văn minh “thượng quốc”, quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân君子求諸己,小人求諸人, không như ở cái xứ man di, tối ngày mở loa kẹo kéo và hú hét man rợ như bầy khỉ, vượn!

mai hương – 2020

ới post về bà hôm trước… lại thêm ngôi sao băng nữa vụt sáng qua bầu trời 😢 cháu gọi Thái Thanh bằng cô ruột, tuy không được như Thái Thanh (TT thì hiển nhiên cao theo mọi nghĩa) nhưng giọng ca này cũng rất sang trọng, quý phái, một tài năng nữa của gia đình Phạm Đình. Xem những bài viết gắn tag Mai Hương, nghe 100 ca khúc do Mai Hương trình bày.

vnexpress.net – Danh ca Mai Hương qua đời

tcs vs pd

gày xưa cũng ưa vẻ đẹp mong manh như thế, thời trước những năm 15, 16 tuổi, cũng thích nhạc TCS, cũng ngôn từ quanh co, vòng vèo, “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, vân vân và vân vân… Nhưng sau đó thì cảm thấy cần một loại nhạc giàu sức sống hơn, có chiều sâu hơn, đi vào “âm nhạc” chứ không phải chỉ có “ca từ”. Nên yêu Phạm Duy một cách tự nhiên thôi, ông ấy rất VN, loại VN từ thời còn ở nhà sàn, chứ không như ai kia!

Ai kia gốc người Minh Hương, nghe cả trăm bài chỉ thấy toàn thất cung Tây phương, chả thấy chút ngũ cung VN nào. Thích Phạm Duy một cách tự nhiên, rồi sau này đọc 3 cuốn hồi ký của ổng rồi mới biết, ví dụ như: Nụ đẹp một cách man dã và khoẻ như một con beo… … … Bởi vì, khác với cô gái thị thành, thôn nữ không ưa tán phét và chỉ thích tỏ tình bằng sức khoẻ, nhiều khi đấm vào lưng tình lang thùm thụp làm mình nghẹt thở luôn… 😀

Tuy vậy, ko nên nghĩ rằng Phạm Duy chỉ có như thế, cả 2 khía cạnh: non-Platonic và Platonic trong con người ông, từ tình yêu lý tưởng đến tình yêu thể xác, tất cả đều thật, và thật… một cách kinh hoàng. Thế nên mới gọi là con người đa dạng, phong phú, có sức sống. Chứ chẳng phải cứ mãi lải nhải mấy cái ngôn từ chết, nghe thì có vẻ “uyên áo” đấy, cũng gật gật nhưng mãi éo hiểu muốn nói gì, cứ muốn chửi: trả dép cho ông đi về! 😀

ngôn tình

ới tôi, kiểu văn chương đậm chất “ngôn tình” như thế là kiểu “mì ăn liền”, người ta cần một mớ những câu viết sẵn, diễn tả được tâm trạng của mình, lúc cần thì auto chọn một câu mà văng ra, khỏi suy nghĩ! Lâu lâu nghe cũng có vẻ hay hay, nhưng dùng nhiều thì cảm giác ngấy, chẳng bổ béo gì. Sâu xa hơn, nó làm nghèo nàn hoá tâm hồn, người ta không phát triển được cái tôi cá nhân riêng biệt, cứ lặp đi lặp lại mấy công thức có sẵn.

Nói cho đúng, nhu cầu thể hiện của mỗi người, nhất là giới trẻ là nhu cầu rất thật, nội tâm mỗi con người là thế giới riêng biệt đầy mầu sắc, chẳng ai giống ai. Khi còn trẻ, tôi cũng thế, khi yêu một cô gái chẳng hạn, người ta phải tìm cách biểu đạt. Nhưng bọn tôi toàn tự nghĩ ra những tâm tư của mình, viết nó thành lời một cách sáng tạo, chả phải copy của ai, và cũng hạn chế đúng người, đúng cảnh, chẳng phải cứ văng ra như kiểu công thức!

Nó trở thành nguy hiểm khi giới trẻ không hiểu được hết chiều sâu của ngôn từ, cứ nghĩ rằng viết được vài câu như thế là giỏi! Tôi theo dõi nhiều “tác giả” mới, trẻ, in sách hẳn hoi, toàn viết rặt giọng “ngôn tình” này, thực ra chỉ là một kiểu văn hoá kém! Đúng là giáo dục thời đại internet giúp người ta tiếp cận ngôn từ nhanh chóng, nhiều câu chữ bóng bẩy, trơn tuột, chả mấy ý nghĩa, nói ra quá dễ dàng! Mà cái gì dể dàng quá đều không tốt!

Nói cho ngay, bolero và ngôn tình, và những thứ như thế, tự động và hiển nhiên là “low-culture”. Không phải là mình chê nó thấp, nhưng những người trẻ cũng nên biết, thế giới văn chương, thơ ca, biểu đạt còn rất nhiều thứ hay ho hơn thế. Hãy quay lại học cổ văn, cổ ngữ, học thêm 2, 3 ngoại ngữ nữa, xem cách diễn đạt, thể hiện của cổ nhân, của người khác như thế nào, chục năm sau, học hành đàng hoàng, nhìn lại sẽ tự thấy mình “nhảm nhí”!

katrina

hiều năm trước, khi bão Katrina đánh vào nước Mỹ, mạng viễn thông sập trên diện rộng, toàn bang Mississippi mất hết liên lạc vô tuyến và cả hữu tuyến. Hội Chữ thập đỏ yêu cầu Hội Vô tuyến nghiệp dư chi viện. Hơn 700 con người, đều là dân chơi nghiệp dư, mang thiết bị, máy móc của mình vào, dựng lên các cột ăn-ten, không có điện thì chạy pin hay máy phát quay tay! Nó không giống như mọi người nghĩ đâu, không có mạng dữ liệu 3G, 4G gì cả, có khi toàn là gõ ma-níp tíc-tè tíc-tè ấy! 🙂

Suốt hơn 2 tuần, cho đến khi hệ thống viễn thông được khôi phục, 700 con người này điều hành mạng lưới liên lạc cứu hộ, cứu nạn. Một nước hùng hậu như nước Mỹ mà có khi còn không chống lại nổi mẹ thiên nhiên! Nên đến lúc phải đánh giá lại vai trò của các tổ chức, đoàn thể nghiệp dư, tư nhân, các hội vô tuyến, các hội chơi thuyền, etc… tạo điều kiện cho họ được “chơi” và phát triển, dù chỉ là những trò chơi giải trí, nhưng khi kỹ năng và trình độ đã có thì khi cần, họ có thể là một lực lượng rất đáng kể!

giáo dục thể chất – 2

ọc sinh xưa đi học hay nói: có môn học duy nhất, biết trước đề thi mà điểm vẫn cứ thấp, không như các môn khác như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, Sinh ngữ, .v.v. Vâng, đó chính là môn… Thể dục! 😅 Thể dục dù sao cũng là môn hết sức công bằng, cho biết trước đề thi luôn, không như các môn khác cứ chơi trò ỡm ờ: người biết thì không nói, kẻ nói thì lại không biết!

Việc đầu tiên là làm sao để các “nhà giáo dục” bớt “đĩ miệng” lại, mà dạy được cho con em những kỹ năng thực tế. Hết chỗ để “khoe chữ, loay hoay với ngôn từ chết” hay sao mà đè đám con nít chưa biết gì ra mà “hoa ngôn xảo ngữ”!? Việc này muốn thay đổi e quá khó, vì người dạy sống trên mây lâu ngày, đã thành loại bệnh mạn tính, chả biết có thay đổi được không!? 😢

F337

337 – đoàn Khánh Khê, thành lập 7/1978, là sư đoàn non trẻ của quân đội VN, chưa từng kinh qua chiến tranh. Tháng 2/1979 hành quân từ khu IV lên chiến đấu tại mặt trận Lạng Sơn, bảo vệ sườn tây của F3 – Sao Vàng. Và từ đó mang chết cái tên: đoàn Khánh Khê, tên đặt theo cây cầu bắc qua sông Kỳ Cùng. Chỉ một số đơn vị quân đội VN là “có tên”, đa số còn lại chỉ mang số hiệu mà thôi, và nên giữ đúng truyền thống đó, ngày xưa trong chiến tranh, để “có được tên” không phải là điều đơn giản…

giáo dục thể chất – 1

ây là hệ quả của cái lối: “chơi thể thao một cách triết học, và suy nghĩ triết học một cách thể thao”! 😃 😛 Ai cũng biết sức khoẻ, thể chất là nền tảng của mọi điều, ấy thế mà vẫn chỉ “thể dục, thể thao” trên giấy, vẫn cố viết “sách”! Riết rồi suốt ngày chỉ loanh quanh với ba cái ngôn từ vớ vẩn thôi, tìm cách “chơi chữ”, tìm cách “hơn người” bằng hoạt ngôn xảo ngữ, chứ động tay động chân thì không muốn và không làm được!

Không chỉ như thế, nó ảnh hưởng suốt về phần đời sau của đứa học sinh! Học cái gì cũng không có “hành”, chỉ lải nhải một mớ lý thuyết, ngôn từ chết! Học cái gì cũng lớt phớt bề mặt, không có chiều sâu, không có công phu! Nói đâu xa, ngay trong giới lập trình viên hiện tại, 10 người thì hết 9.5 người, hỏi cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng biết, trên trời dưới đất, chỉ có điều là những kỹ năng lập trình phức tạp, thực tế thì không làm được!