CMM

hớ lại cách đây 15~20 năm, các công ty phần mềm, nhà nhà trưng bảng CMM level 5. Ai nấy đều tung hô như kiểu tiêu chuẩn vàng thần thánh! Mà tôi là kiểu dị ứng với kiểu hình thức rỗng không có nội dung! Ai đọc spec CMM rồi sẽ hiểu, đến giờ ý kiến cộng đồng về CMM cũng đã rõ!Ngay lúc đó tôi đã nói với các anh em kỹ thuật: CMM5 cũng giống như “5 điều Bác Hồ dạy”, nghe thì rất hay, có cũng tốt!

Vấn đề là chẳng có gì bảo đảm đứa trẻ làm theo sẽ trở thành người tốt, cũng như không có gì bảo đảm có CMM5 thì làm phần mềm có chất lượng! Bao giờ chúng ta tự nghĩ được nội dung, tự tạo được giá trị, thì lúc đó chúng ta mới thôi bị người khác áp đặt tư tưởng, thôi bị lung lạc trong mớ sáo rỗng! CNPM mới có vài chục năm lịch sử, vẫn rất non trẻ so với những ngành khác, nên giáo điều, sáo rỗng là… vô số!

jack london

ài viết rất hay, cũng cấp nhiều dữ liệu lịch sử để cho chúng ta hiểu biết đúng hơn về Jack London, tác giả của những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn đã quá nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Sói biển, Gót sắt, Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, etc… Vâng, nếu chỉ đọc sách của ông thôi thì chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra rằng Jack London là một con sói biển thật sự, ông ta dường như đến từ một thế giới hải hành xa xưa, kỳ bí nào đó, với tất cả những kinh nghiệm sống khôn ngoan, dầy dặn của nó. Sự thật… hoàn toàn không phải như thế!

Sự thật, Jack London sau khi đã viết khá nhiều tựa sách mới bắt đầu đi biển như một tay mơ. Ông ta đọc cuốn “Du hành một mình vòng quanh thế giới” của Joshua Slocum, nhảy xuống thuyền với một đống sách hàng hải, vừa đi vừa học cách sử dụng kính lục phân! Giữa một cơn bão biển, Jack London gãi đầu gãi tại, tại sao động tác “heave-to”, dằng thuyền bằng 2 lá buồm ngược nhau, lại không hoạt động giống như trong sách mô tả. Sự thật là Jack London là một tay mơ đúng nghĩa, dong thuyền từ San Francisco đi Hawaii, tới đích rồi mà vẫn không hiểu vì sao còn sống! 🙂

bạch mã – 2

eries 7 bài về Bạch Mã, ngôn từ cũng hơi “tự kỷ” một tí, nhưng chứa nhiều thông tin. Hơn 20 năm trước, bọn tôi làm một hành trình leo 3 ngày lên đỉnh Bạch Mã, toàn đi bộ xuyên rừng, thời tiết lạnh 8 ~ 10 độ, cắm trại ngủ qua đêm trên thác Đỗ Quyên. Còn phải nói thêm đây là khu vực ẩm thấp nhất VN, lượng mưa hàng năm trung bình đến 10 000 mm, vắt và muỗi vô số, bàn chân thằng nào thằng nấy chảy đầy máu tươi, nhìn rất kinh!

Bằng con mắt không chuyên môn gì, quan sát dọc đường đi đã thấy toàn “kỳ hoa dị thảo”, những cây dương xỉ thân gỗ to như cây cau, những con giun dài 1.5m, to hơn ngón chân cái bò lổm nhổm. Chụp rất nhiều ảnh đẹp (thời còn máy cơ) nhưng máy trôi theo dòng nước khi lội qua suối, vớt lên thì toàn bộ phim đã hỏng hết, không lưu lại được gì! 🙁 Nếu nói về biodiversity, đa dạng sinh học, vùng này chắc chắn là phong phú, đa dạng nhất VN!

bolero và triết học

hư thế nào là “beloro và triết học”… Nhớ lại nhân vật lịch sử hơi xa xưa là Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Quốc Dân đảng), làm gì cũng dở quẻ ra bói, xem hung cát thế nào rồi mới hành động, ai hỏi đến thì bảo Kinh Dịch là triết học của cổ nhân, rất sâu xa, các kiểu! Cũng trong lúc đó, ai kia đâu có bói, ai kia chỉ nói: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm… 😃

Một số đám “dân chủ cuội” bây giờ cũng y như thế, cứ hễ mở miệng là “triết học”, khoác lên mình một vẻ tri thức, đạo mạo, huyền bí giả hiệu. Nhưng việc làm thì toàn nói nhảm, bịa đặt, chửi bới và khủng bố! Haiza, người ta chỉ cần nghe anh nói chưa đến 3 chữ, xem anh nghe nhạc gì, thưởng thức văn hoá gì, là đủ biết anh là người thế nào rồi, ấy thế mà vẫn cố… “trít học”! 😃

giáo dục

hân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa… Ôi, má ơi, thể dục mà học từ sách thế này, không có ai ép phải tập thành nề nếp, thì có khác nào học võ công trên giấy!? Nếu chỉ đọc kinh mà thành Phật được thì thiên hạ vào Niết Bàn hết từ lâu rồi! Thể chất, âm nhạc, rồi mỹ thuật mà dạy kiểu này… haiza, rồi lại đẻ ra toàn mấy con “gà công nghiệp”, suốt ngày “bolero” và “triết học” cho mà xem! 😢😢

Dạy đạo đức cho HS cấp 1 tức là uốn nắn cách hành xử, phép tắc hàng ngày, thiết thực! Đạo đức không phải là mớ ngôn từ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, đó không phải là “đạo đức”, đó là “ngôn từ về đạo đức”! Những người làm giáo dục hoàn toàn không có một khái niệm nào về kiến thức thực hành, chỉ huyên thuyên một mớ trừu tượng! Nên kết quả là học sinh không biết về “đạo đức”, mà chỉ xào xáo “ngôn từ đạo đức”, nôm na gọi là… “diễn”!

Trong một post trước, tôi có viết: nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn! Tôi có nhiều bạn bè làm giáo dục, hay có liên quan, tôi biết họ không thích nghe điều đó, nhưng từ hồi cấp 2 đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận thực tế như vậy!

Một số người đọc được ở đâu đó một số ngôn từ rồi tự cho mình hay! Tôi nói càng biết nhiều kiểu đó, càng xa rời sự thật, càng “ní nuận” càng lầm lạc trong ngôn từ. Nên căn bản với sự vận hành của XH toàn là các giá trị thực hành, chả ai cần “triết lý”, hay ít nhất là 99.99% con người ta sống tốt hơn khi không có “triết học”. Chính những kẻ huyênh hoang chữ nghĩa, xa rời thực tế đã đẻ ra nền giáo dục và xã hội như ngày hôm nay!

chi lăng

ăm đó lang thang vùng Chi Lăng này, đi tìm cái “Ải Chi Lăng”… QL1 mới xây không trùng với con đường cũ, người ta xây mới cái “Chi Lăng” giả, cái “thật” nằm trong xóm núi. Đi vào trong vùng đồi núi đá vôi chuyên trồng na, mua và ăn tại chỗ từ người dân, hàng trăm hệ thống ròng rọc đu từ trên núi xuống, chuyển hàng hoá trên những địa hình dốc đứng!

Có vài điều đáng lưu ý về những người Kinh sống ở những vùng núi, trung du này, đa số di cư lên từ vài chục năm trước, một số từ đồng bằng lên đây đã vài thế hệ, một số là người Tày, Nùng. Thế nên họ bảo lưu một kiểu văn hoá Việt hoàn toàn khác, thành thật, vững chãi, đáng tin cậy, khác hẳn cái loại văn hoá bắng nhắng, liếng thoắng ta thấy ở đồng bằng bây giờ… 😢

coastline paradox

enoit Mandelbrot xuất bản một bài báo trên tạp chí Science năm 1967, nhan đề: Đường bờ biển của nước Anh dài bao nhiêu? Giả sử ta dùng một cây thước dài 1 km để đo đường bờ biển, cộng lại với nhau thì được chiều dài ‘x’ km. Nhưng nếu dùng một cây thước khác, có chiều dài ví dụ như 100 m để đo thì lại được một chiều dài khác lớn hơn, ‘y’ km. Đơn giản vì cây thước 1 km là một xấp xỉ rất “thô”, ở giữa khoảng cách 1km đó, đường bờ biển không phải là một đoạn thẳng. Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu dùng cây thước càng ngắn, thì chiều dài đo được càng tăng, và nếu chiều dài cây thước tiến dần về 0 thì chiều dài đường bờ biển tiến dần về vô hạn. Đó gọi là “nghịch lý đường bờ biển – coastline paradox”, và cũng từ đó (1967) chính thức xuất hiện một nhánh toán học mới, gọi là hình học fractal, nghiên cứu một loại đối tượng đặc biệt, ví như ở đây là bản đồ nước Anh, một đối tượng hình học có diện tích hữu hạn, nhưng chu vi… vô hạn! Đây là chủ đề yêu thích của tôi những năm cấp 3 và Đại học…

Vì nó liên quan trực tiếp tới đồ hoạ máy tính (computer graphics). Gọi là “Nghịch lý – paradox” vì nó đi ngược lại với “trực quan” của chúng ta, qua đó nói lên rằng, những gì chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ, đôi khi chỉ là sự lừa dối, một sự lừa dối khó nhận ra vì suốt bao nhiêu năm, cách suy nghĩ của chúng ta bị đóng trong một cái khuôn máy móc! Một câu hỏi tưởng chừng ngây ngô nhưng trả lời không hề đơn giản! Riêng về đường bờ biển VN, nếu đo bằng phương pháp VN thì nó dài khoảng 2400 km, nếu đo bằng cách của Mỹ thì nó dài khoảng 3400 km, còn nếu đo bằng “toán” thì nó… vô hạn! Có điều gì rất “Phật giáo” trong phép đo này, chiều dài của một đối tượng hình học không phải là hằng số, không phụ thuộc vào “các định luật vật lý hiển nhiên”, mà ngược lại, nó lại phụ thuộc vào cách chúng ta đo nó! Nói nôm na, phiên phiến là… “tâm” nó tới đâu thì “tầm” (chiều dài đối tượng) tới đó. Chiều dài của một đối tượng hình học Euclide đơn giản đôi khi nằm ngoài “nhận thức thông thường” của con người! 😀

vận động

ừ 10, 15 năm trước, tôi đã có nhận định rằng sức khoẻ thể chất và đặc biệt là sức khoẻ tinh thần người Việt có vấn đề, 70~80% người Việt có biểu hiện bệnh lý thần kinh, thể nặng hay nhẹ, dạng này hay dạng khác! Nguyên do sâu xa nằm ở tầng văn hoá, thiếu chiều sâu, thiếu hiểu biết, chia xẻ giữa người và người, thiếu khả năng xây dựng giá trị cộng đồng. Cộng với sự thiếu vận động thời gian dài dẫn đến tâm hồn và cảm xúc xơ cứng! Không có đủ kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề gì cho thấu đáo, ai nói gì cũng tin, sẵn sàng nghe theo bất kỳ sự xúi dục vớ vẩn nào! Lật lại vụ “cha chơi đùa với con bị giết chết” mới thấy đó là cả một thế hệ bị “côn đồ hoá”! Cái “chấp ngã” quá lớn: điều tôi thấy phải đúng, điều tôi nghĩ phải đúng…

Nên chỉ cần một câu nói, một sự xúi dục nhỏ nhất là sẵn sàng giết người! Để cho “tôi được đúng” thì điều tệ hại nào cũng làm! Từ anh tiến sĩ “học nhiều”, cho đến gã xe ôm “học ít”, cái sự “chấp ngã” đều lớn như nhau, lớn đến mức ngoài “cái sự đúng của tôi” ra, chẳng còn gì quan trọng hơn nữa, những cái tôi hoang tưởng, méo mó, bệnh hoạn! Cùng với truyền thông hiện đại, khi công nghệ đã trang bị cho mỗi người một cái màn hình be bé, thì sự nô dịch tư tưởng & tâm hồn đã bắt đầu. Cả XH mụ mị trong những chiêu trò nhảm nhỉ! Gốc rễ vấn đề quay về trong một chữ: vận động! Vận động thể chất, tinh thần, vận động mọi mặt, giữ cho tâm hồn được tự do, mạnh khoẻ, giữ cho mầm mống thiện lương sống bên trong mỗi người chúng ta!

Alexei Leonov

him tài liệu dài 1h về Alexei Leonov, không phải là người đầu tiên bay vào vũ trụ như Gagarin, nhưng là người thực hiện chuyến đi bộ trong không gian đầu tiên. Trong số những phi hành gia Sô viết, Leonov có lẽ là người sống một cuộc đời đầy đủ nhất, viên mãn nhất, đa tài, đa nghệ, về sau trở thành phó giám đốc của một ngân hàng lớn.

Con người ấy toát ra sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt, sự khôn ngoan và điềm tĩnh. Sống qua tất cả những giai đoạn tồi tệ nhất của lịch sử, xuất thân từng là thành phần “kẻ thù của nhân dân”, 2 ngôi sao vàng trên ngực áo (2 lần Anh hùng Sô viết). 80 tuổi, người ta thấy ông khiêu vũ với những nhịp điệu sôi động như một chàng trai trẻ.

Xem thêm bộ phim Nga – 2017 về Alexei Leonov, The spacewalker – The Age of Pioneers

horizon

huyện khởi đầu với Fedor Tokarev, người thiết kế súng ngắn K54 (TT-30) và súng trường SVT-40, về hưu rảnh rỗi ko biết làm gì, đã chế tạo ra FT2 – Fotoapparat Tokareva – máy ảnh Tokarev. Đây là một loại camera góc rộng đặc biệt, đầu tiên được chế tạo với mục đích trinh sát pháo binh, sau đó phát triển thành dòng camera dân sự.

Ý tưởng là phim được cuốn lên một mặt cong (khoảng 110 ~ 140 độ) và một ống kính xoay. Khi bấm nút, ống kính xoay từ trái sang phải, phóng ảnh lên mặt phim cong. Đây là một dạng camera rất đặc biệt, thu hút đông đảo photographer toàn thế giới. Điều lạ là ở VN, có nhiều người chơi Lomography mà ít người biết đến loại camera này.