triết học

ái câu “không có bản chất, chỉ có hiện tượng” ấy là nhằm nhắc nhở chúng ta rằng, cái chúng ta quan sát được suy cho đến cuối cùng chỉ là hiện tượng, chưa chắc đã phản ánh đúng bản chất bên trong, thậm chí cái bản chất tối hậu ấy có tồn tại hay không vẫn là câu hỏi! Không riêng gì người làm khoa học, tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trên thì luật pháp, dưới thì đối nhân xử thế hàng ngày đều phải thuộc câu này, cái anh nhìn thấy chỉ là hiện tượng, đừng vội kết luận bản chất! Toán – Tin đi sâu vào học thuật, chắc chắn sẽ đụng đến triết học, như sự khác biệt giữa ngôn ngữ lập trình C & Java chính là hai trường phái suy nghĩ: duy danh (nominalism) và duy thực (realism). Nhưng cái “triết” ấy nó hoàn toàn khác với ba cái “trít” rẻ tiền của đám bolero, đừng có nghe ngóng đâu được một chữ “triết” rồi cũng bày đặt “văn minh phương đông” các kiểu! Không chịu khó học hành, chỉ lặp lại như con vẹt một số từ ngữ, đó chính là biểu hiện của sự “thiểu năng trí tuệ”, triết ccc !!!

Hình bên dưới: chèo qua cửa Định An & cửa Trần Đề, một chặng vượt khó khăn và mệt mỏi… Nhớ lại thi học kỳ môn gì quên mất, bộ môn Trí tuệ nhân tạo, khoa CNTT, ĐH KHTN, quãng năm 2000, lần đầu tiên thấy đề thi của 1 trường học XHCN lại có câu đầy tính siêu hình học (metaphysics) như thế này: Triết gia Immanuel Kant có câu: “Không có bản chất, chỉ có hiện tượng”. Anh chị hãy bình luận, phân tích về câu trên và hướng áp dụng trong ngữ cảnh môn học ArtificiaI Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)! Nhớ lại chính tôi, những năm 19, 20 tuổi, suốt ngày đọc Kant và Nietzsche, cực kỳ say mê: Phê bình lý tính thuần tuý (Critique of pure reason). Thậm chí đã muốn học tiếng Đức để đọc được Kant trong nguyên bản! Bây giờ đã gấp đôi tuổi đó, chỉ thích chèo thuyền vượt biển. Ôi đôi khi ta phải biết ơn tất cả những đổi thay, thăng trầm, dù là “thăng” hay “trầm” của cuộc sống!!! Cũng bởi vì… “Trí tuệ nhân tạo” chả thế éo nào mà thắng nổi “Ngu xuẩn tự nhiên” (Natural Stupidity) !!!