kiếp ve sầu

iếp ve sầu này không phải là của Mr. Lam Trường, Mr. Đan Trường đâu nhé! Mọi thứ đều có lai lịch của mình, vậy cái tên Kiếp ve sầu từ đâu mà ra? Là từ một bài hát của nhạc sĩ Lam Phương – tác giả ca khúc nổi tiếng Bài tango cho em (từ ngày có em về, nhà mình toàn tiếng chửi thề, vừa đủ người chơi tiến lên, xong rồi mình đặt bàn binh xập xám… 😬).

Kiếp ve sầu - Ánh Tuyết 

Và Ánh Tuyết trong post này cũng không phải là Ánh Tuyết sau 1975. Cũng cùng một giọng soprano như nhau nhưng hai người là hai ca sĩ nổi tiếng của hai giai đoạn khác nhau. Tôi đã có giới thiệu giọng ca Ánh Tuyết (pre 1975) qua một post trước đây.

Nữ danh ca tài sắc này làm mưa làm gió Sài thành một thời, trước cả khi giọng ca Thái Thanh lên ngôi! Tiếc rằng bản thu âm này chất lượng quá xấu. Một thời chẳng hiểu vì sao bị ám ảnh bởi ca khúc này, cuộc đời mình hẳn có gì đó ràng buộc với những duyên kiếp cầm ca…

rồi đây anh sẽ đưa em về nhà

ài này tác giả sáng tác lúc ở hải ngoại, tại thị trấn Giữa Đàng (Midway town), không phải là nhạc pre 1975. Tuy không còn trong giai đoạn phong độ đỉnh cao, nhưng bài nhạc vẫn phảng phất bóng dáng của thiên tài. Số là để ý thấy gần đây trên blogsphere VN xuất hiện một số blog khá đặc sắc nói về âm nhạc của NS Phạm Duy, đơn cử như Phạm Duy Fan, VO_DANH… Dạo quanh một vòng các bài viết giúp đưa mình trở lại chủ đề Phạm Duy một chút.

Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà 

Các blog này đều là những nhân vật có hiểu biết sâu về những chủ đề mình nói đến, và có thái độ khá gay gắt trong việc đánh giá phân loại. Tôi thường không tham gia vào những tranh luận này, vì theo tôi, người đã hiểu thì nên hạn chế nói. Một số vấn đề tôi xin mượn lời người khác nói giùm mình. Xin mạn phép tác giả VO_DANH trích dẫn bên dưới đây một vài đoạn trong bài viết: Có nên so sánh Phạm Duy.

Có một lần, ông phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ ngồi chơi xơi nước cùng bạn bè ở một quán cóc trên đường Cống Quỳnh. Có người hỏi ông “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Ông trả lời “Có Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Duy là hàng đầu Việt Nam”. Tôi cùng anh bạn phương xa trở về nghe xong, phì cười, tính tôi vốn không ưa can thiệp, còn anh bạn tôi thì quay sang nói thẳng:”Anh là một phó tổng biên tập một tờ báo lớn mà kiến thức nông cạn vậy sao?” Chuyện đó gần 3 năm nay, hôm qua, bất ngờ bạn cũ ghé chơi, nhắc về chuyện cũ mỉm cười nhìn và nói “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Tôi trả lời thẳng ” Chỉ có một Phạm Duy”…..

Nói cho nhiều, nhưng chưa đủ, tóm lại, xét về 2 khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, không ai có thê đánh vỡ hay đứng ngang hàng Phạm Duy. Và cho phép một kẻ dư hơi rỗi việc là phân chia lại thứ tự âm nhạc mà nhiều người còn mập mờ.

  • Minh chủ Võ lâm: nhạc sỹ Phạm Duy.

  • Nhạc hàn lâm tính nghệ thuật cao: Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Thẩm Oánh, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng…

  • Nhạc đậm chất dân nhạc: Lê Thương, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Phạm Đình Chương, Văn Phụng…

  • Nhạc bình dân có học: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng…
  • Nhạc bình dân ca từ tàm tạm: Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Y Vân…

  • Nhạc được nhiều người nghe nhất tại VN : Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ…

  • Nhạc ít người nghe và biết đến : Lê Trọng Nguyễn, Lê Mộng Bảo…

  • Nhạc 3 xu rẻ tiền, đếm không hết, đơn cử 1 thằng mà theo tui chưa tốt nghiệp cấp 2 là Duy Mạnh…

Cũng xin mượn lời của tác giả VO_DANH trong một post khác để nhận định về các giọng ca trình diễn nhạc Phạm Duy hiện tại, không có gì khác hơn là đồng ý cả hai tay!

  • Mỹ Linh: người không thể lật đổ tượng đài cũ. Lối hát nhạc viện làm bào mòn cách hát tình cảm, cái chính của nhạc Phạm Duy. Quan trọng nhất vẫn là Mỹ Linh không hiểu được nhạc Phạm Duy, mà không hiểu thì lấy gì mà hát.

  • Thanh Lam: người không thể hát được nhạc Phạm Duy. Thanh Lam cho rằng cái tôi của mình lấn áp cả cái tôi nhạc sĩ, theo tôi là thiếu sự tôn trọng người nghe.

  • Lê Hiếu: sự trải nghiệm thiếu thông minh. Giọng hát chỉ phù hợp với những bài không vượt quãng nhiều, nhịp nhạc bình bình, không phù hợp hát nhạc Phạm.

  • Hà Anh Tuấn: người thông minh, thiếu lập trường. Sở hữu một giọng hát nam khá lạ, lối hát chân phương… nhưng HAT luôn lên kế hoạch xa vời với vốn liếng âm nhạc mà mình có.

  • Ánh Tuyết: kẻ thiếu sáng tạo thừa tự tin. Quá thiếu thận trọng khi hát nhạc Phạm Duy mà không chịu cho bản thân thời gian trải nghiệm nó, người dễ tính thì cười cho qua, người khó tính thì nói thẳng “sự bắt chước không biết ngượng”.

  • Đức Tuấn: khuyến khích không đồng nghĩa là hay. Phạm Duy thích giới trẻ hát nhạc của ông, ông tạo điều kiện gần như tối đa để lăng xê tiếng hát Đức Tuấn. Có lẻ vì thế, Đức Tuấn nghĩ rằng mình hát nhạc Phạm Duy hay.

  • Nguyên Thảo: sự trải nghiệm tốt, thiếu tinh tế. Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy.

  • Thanh Thúy: sự bắt đầu khá trọn vẹn. Mong sao Thanh Thúy sẽ thông minh hơn khi chọn người hòa âm.

one day when we were young

Từ đó khi xuân tái hồi,
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người,
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

a khúc thứ 4 trong chuỗi những giai điệu valse chào xuân! Rất nhớ ca khúc này, những năm cấp 2, cấp 3, mỗi lần đi cắm trại, trong tiếng guitar bập bùng, bạn bè lại hát cho nhau nghe. Đến tận bây giờ cảm xúc rộn ràng vẫn còn đọng lại: you told me, you love me, when we were young one day. Lúc ấy cứ ngỡ đây là country music, nhưng bây giờ thì biết rất nhiều bài “popular song” được trích ra từ kho tàng nhạc cổ điển. Như bài này được trích từ vở operetta Der Zigeunerbaron (The Gypsy Baron) của Johann Strauss II. Trích đoạn mang tên Wer uns getraut (tiếng Đức, nghĩa là: Ai thành hôn cho chúng ta).

Wer Uns Getraut - Johann Strauss 
When we were young - Miliza Korjus 
Khúc hát thanh xuân - Hà Thanh 

Bài nhạc trở thành “popular song” qua phim The Great Waltz (1938), bộ phim hư cấu về cuộc đời của chính Johann Strauss. Mời các bạn nghe OST của phim này qua giọng ca của diễn viên / ca sĩ Miliza Korjus. NS Phạm Duy đã đặt lời Việt cho ca khúc (tựa đề mới: Khúc hát thanh xuân), giới thiệu ở đây qua giọng ca ngọt ngào của Hà Thanh. Chúng ta cũng có thể nghe trích đoạn trong vở nhạc kịch (tiếng Đức), nghe rồi mới thấy rằng chính bộ phim The Great Waltz đã trình bầy lại bản nhạc dưới dạng valse như chúng ta biết hiện nay. Những giai điệu đã quá phổ biến và quen thuộc này, lâu lâu nghe lại, vẫn như có thêm chút adrenaline trong huyết quản 😀, nhất là khi gió mùa xuân đang tới.

mùa xuân đầu tiên

hêm một bài trong chuỗi những điệu valse chào xuân. Một bài hát mà ai cũng biết: Mùa xuân đầu tiên. Mùa xuân đầu tiên là mùa xuân nào? Xin thưa đó là mùa xuân 1976, 20 năm kể từ sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, nhạc sĩ Văn Cao mới sáng tác trở lại. Và cũng mất chừng ấy thời gian nữa để bài hát được chính thức công bố với công chúng (năm 1996 với tiếng hát Thanh Thuý).

Mùa xuân đầu tiên - Thanh Thuý 

Mà tại sao lại gọi là Mùa xuân đầu tiên, tại sao lại là năm 1976, tại sao lại có những lời ca: từ đây người biết yêu người, mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu…? Thật tội nghiệp con người nghệ sĩ Văn Cao, ông mong mỏi rằng mọi khổ đau đã qua đi, trong khi thực sự chúng mới bắt đầu!

Một vài bìa nhạc Văn Cao:

domino

Domino, Domino, le printemps chante en moi, Dominique.
Le soleil s’est fait beau, J’ai le coeur comme un’boite à musique.

ăm mới nghe nhạc gì cho tâm hồn sảng khoái đây… tốt nhất là thêm một bản valse trẻ trung, sang trọng nữa. Chợt nghĩ ngay đến Domino của Louis Ferrari. Bản nhạc này được cho nghe lần đầu tiên hơn 15 năm trước, người đánh đàn đã quên lâu rồi, nhưng bản nhạc thì ở lại 😬.

Domino - Daniele Vidal 
Domino - Tony Martin 
Khúc nhạc muôn đời - Thái Thanh 
Hội mùa hoa - Tam ca Áo trắng 

Hãy nghe lại bản nhạc quá đáng yêu của những năm 50 này qua 4 phần lời khác nhau: phần lời gốc tiếng Pháp, phần trình bày tiếng Anh của Tony Martin (rất đặc biệt), và 2 phiên bản “Việt hoá”: Khúc nhạc muôn đời do Thái Thanh trình bày và một bản mới hơn: Hội mùa hoa do Tam ca Áo trắng thể hiện.

xuân và tuổi trẻ


hế là đã qua một năm mới, đã bước qua cái tuổi mà Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập”. 30 ta đã gọi là già chưa nhỉ? Chưa đâu, mình còn trẻ lắm. Vẫn còn nhiều cảm hứng khi nghe được một khúc ca hay, vẫn xao xuyến ngây ngô trước các cô gái đẹp! Chừng nào vẫn còn thấy Ánh Tuyết hát dở tức là mình chưa già! 😀 NS Văn Cao từng khóc khi nghe Ánh Tuyết hát, nhưng đấy là vì suốt mấy chục năm XHCN ở miền Bắc, người ta chỉ toàn hát “nhạc đỏ” mà quên đi, không biết cách hát một bản nhạc ngũ cung Việt Nam cho ra hồn. Ánh Tuyết theo tôi có chất giọng rất tốt, cảm được cái hồn của nhạc ngũ cung nhưng đôi chỗ vẫn còn xử lý vụng về chưa đạt. Nói thì nói vậy, bài Xuân và tuổi trẻ này Ánh Tuyết trình bày thật tuyệt, với bài này ca sĩ mới thể hiện được hết chất giọng soprano của mình.

Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Ánh Tuyết 
Xuân và tuổi trẻ - Quỳnh Giao 

青年与青春 - Thanh niên dữ thanh xuân 
作曲:罗允正 作词:叶传华 歌手:张贴由

Trong một post trước của mình, tôi đã có đề cập đến tác giả La Hối của ca khúc Printemps et Jeunesse này. Trong post đó, tôi có ý muốn tìm bản lời tiếng Hoa của ca khúc, mặc dù đã được nghe trên TV, đến nay vẫn chưa thể tìm ra (xin xem phần update dưới đây). Về phần lời tiếng Việt mà chúng ta hiện đang hát: năm 1946, nhà thơ – đạo diễn Thế Lữ cùng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến biểu diễn nghệ thuật tại Hội An đã hết sức yêu mến giai điệu Xuân và tuổi trẻ… Thế Lữ đã xin phép gia đình người cố nhạc sĩ viết lời cho nhạc phẩm nói trên. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát phối nhạc, Văn Chung soạn múa… nhóm hát Nguyễn Hữu Thiết, Tố Nga, Duy Liễu…

Update, Jan 4th, 2009

Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã có được kết quả như mong muốn. Đầu tiên là qua blog Nguyễn Nga mà tôi biết được tên bài hát trong tiếng Hoa là 青年与青春 (Thanh niên dữ thanh xuân). Tìm kiếm tựa đề tiếng Hoa này, tôi tìm được đến blog TyHongAu. Đây hầu như là địa chỉ duy nhất trên web có đề cập đến phần lời Hoa bài hát (ngay cả baidu.com cũng không tìm thấy trang này). Điều rất thú vị là chủ nhân blog là một ông già 99 tuổi, tên là 张贴由 (Trương Thiếp Do), người Việt gốc Hoa, định cư tại Canada. Cũng tại blog này, tôi tìm được 2 tư liệu quý giá: một là file mp3 chủ nhân blog (xin các bạn nhớ cho là đã 99 tuổi!) tự đàn guitar và hát bài này, hai là bản scan tờ nhạc với phần lời tiếng Hoa (nhấn vào ảnh bên để xem phiên bản phóng to). Mời các bạn nghe Xuân và tuổi trẻ của tác giả La Hối – La Doãn Chánh tiên sanh qua phần trình bày của “lão sư phụ” Trương Thiếp Do!

biệt kích, bộ binh & cảnh sát

ừ lâu tôi có một suy nghĩ, ẩn dụ vui vui về software engineering. Nay tìm được một bài viết tương tự ở đây, người ta cũng nghĩ như mình, và diễn đạt tốt hơn. Không có cách nào khác hơn là dịch lại nguyên văn bên dưới.

Có ba “lực lượng” hoàn toàn khác biệt có liên quan đến những giai đoạn hình thành và phát triển của một công ty, đó là: “biệt kích”, “bộ binh” và “cảnh sát”.

Biệt kích

Khi xâm chiếm một vùng lãnh thổ (hay thị trường), lực lượng tham chiến đầu tiên thường là các nhóm biệt kích. Như Stephen WozniakSteve Jobs của Apple, Don Estridge của IBM PC, Mitch KaporJonathan Sachs của Lotus 1-2-3… là những nhóm biệt kích. Nhảy dù vào sau lưng địch, đổ bộ bí mật lên bờ, gây ra thật nhiều thiệt hại cho đối phương, đặt đầu cầu cho những cuộc tấn công tiếp theo là công việc của biệt kích. Họ làm điều đó bằng cách tạo ra những mẫu hình sản phẩm mà ý tưởng sáng tạo của chúng xuất sắc đến nỗi những sản phẩm tương tự không có cách nào khác hơn là thua cuộc và bị đào thải.

Với hầu hết các loại sản phẩm, “biệt kích” là nhóm duy nhất có quyền sáng tạo: đẩy công nghệ tới những giới hạn mới, tìm ra những khách hàng tiềm năng, và xem quá trình phát triển như một cuộc phiêu lưu. Tuy vậy, cái họ làm ra được còn lâu mới có thể gọi là sản phẩm, chúng thường có những điểm yếu chết người mà cá tính “biệt kích” khó lòng nhận ra được.

“Biệt kích” thường chóng chán. Tôi (ND: tác giả) nhớ lại cuộc phỏng vấn đội trưởng một đội biệt kích Hoa Kỳ sau khi đổ bộ vào Panama: Chẳng có gì thần kỳ! Chúng ta vẫn còn đang ở đây! Một đôi khi nhóm biệt kích đâm chán nản ngay cả khi mẫu sản phẩm đầu tiên vẫn chưa xuất hiện, lúc đó đành phải chờ đến khi họ có hứng thú trở lại (hay là thuê một nhóm biệt kích khác). Một ví dụ: Ron Crane, trưởng nhóm “biệt kích” tại 3COM Corp, công ty sản xuất card Ethernet trước tiên, khi đang thiết kế card này, Crane phát chán và bỏ đi nghiên cứu hiệu ứng phản xạ âm thanh trên trần nhà công ty. Mọi người đành phải chờ cho đến khi Crane kết thúc việc nghiên cứu, thiết lập nên chuẩn nội thất mới cho công ty, tiếp tục với card mạng và đưa 3COM lên mức lợi nhuận 900 triệu.

BỘ BINH

Biệt kích là người tạo bước đột phá đầu tiên, tuy vậy hầu hết mọi cuộc chiến (hay thương vụ) đều là chiến tranh quy ước. Tiếp theo sau biệt kích, lực lượng bộ binh tấn công với số lượng lớn để phát triển hơn nữa những lợi thế có được ban đầu. Thử nghiệm, cải tiến, sản xuất, tiếp thị sản phẩm dựa trên nguyên mẫu ban đầu và bắt đầu thu về lợi nhuận. Nếu biệt kích sáng tạo những cách mới đề làm bị thương đối thủ, bộ binh mới thực sự là người kết liễu hoặc đẩy lùi đối phương, chiếm lĩnh trận địa và cắm cờ chiến thắng. Đôi khi, bộ binh cũng phải sửa chữa những sai lầm mà nhóm biệt kích mắc phải. Vì là một tập thể số đông, nhiều người, nhiều loại, bộ binh cần có một cơ chế quản lý, luật lệ phức tạp mà những tay biệt kích giỏi đều cảm thấy không thích hợp.

Cảnh sát

Khi các lực lượng biệt kích và bộ binh đã tiến được về Berlin (hay Baghdad 😀), những vùng đất bị bỏ lại phía sau cũng cần được bình định, quản lý. Lúc đó cần có một đội ngũ cảnh sát: thiết lập cuộc sống dân sự, xây dựng phát triển kinh tế. Cảnh sát thường xem công việc là công việc hơn là một cuộc phiêu lưu, họ ngại thay đổi, chấp nhận phần thưởng ít hơn với những vị trí ít rủi ro hơn. IBM, AT&T… những công ty lâu đời, đa phần thuộc lực lượng thứ 3 này, nhiều khi họ còn không nhớ những thành viên “biệt kích” hay “bộ binh” đầu tiên là những ai.

Thành lập và phát triển một công ty, hay điều hành một dự án phần mềm lớn đều cần dùng đến cả 3 lực lượng này. Dùng sai người (như “biệt kích”) vào sai vị trí (như bảo trì) là một thảm họa. Làm một “biệt kích” nghe thật hấp dẫn, tuy nhiên cũng còn tùy vào tình huống, “biệt kích” cũng có thể gây hại nghiêm trọng cho chính dự án anh ta đang phục vụ.

nhạc vàng – nhạc đỏ

ài Lời người ra đi này sáng tác năm 1949 trong kháng chiến 9 năm, của tác giả Trần Hoàn, nguyên bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin. Thời gian ấy, lòng người còn lý tưởng, tâm hồn còn tươi trẻ, những Lời người ra đi, Sơn nữ ca… là những ca khúc đẹp, để rồi sau 1975, tác giả không còn sáng tác được một bài hát nào cho ra hồn nữa.

Khí nhạc: Nguyễn Đình Nghĩa 
Thanh nhạc: Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết 

Hãy nghe lại dáng nhạc ca khúc này, qua hai phần trình bày, phần thanh nhạc của cặp song ca Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết (tôi rất thích những phong cách trình bày rất Vietnamese – native như thế này), và nhất là phần khí nhạc của sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa. Nhạc vàng, nhạc đỏ, dù vàng hay đỏ cũng là hai mầu của lá cờ, dù là cờ của bên nào – hay – bên thì ít vàng nhiều đỏ, bên thì đỏ ít vàng nhiều – Việt cộng, Việt kiều, hai Việt cũng đều chỉ là Việt cả mà thôi! 😬

the show must go on


ueen có lẽ là band nhạc vĩ đại nhất qua mọi thời đại. Xét về mức độ phổ biến trong đại chúng thì The Beatles vẫn là số một, nhưng nếu xét về âm nhạc, Queen là đỉnh cao vời vợi mà nhiều band nhạc thế hệ sau vẫn phải ngước nhìn ngưỡng mộ. Nhạc của họ phần nhiều không phải thuộc loại easy – listening, và được gọi bằng cái tên music for musicians – âm nhạc dành cho nhạc sĩ.

The show must go on - Queen 
The show must go on 
(Moulin Rouge’s version)

Có một trilogy trong các tác phẩm của Queen mà tôi thường nghe, bộ ba bài hát: Bohemian rhapsody, We’re the champions, và Love of my life, một trilogy thể hiện quan điểm về cuộc sống, khởi đầu với một cái nhìn hiện sinh hoài nghi về thân phận con người (Bohemian rhapsody), tiếp diễn với việc chiến thắng định mệnh (We’re the champions) và kết thúc với một tình yêu xứng đáng (Love of my life).

Nhưng ca khúc hay nhất của Queen (nhất là phần vocal của Freddie Mercury) theo tôi là The show must go on, ca khúc được viết những năm cuối đời khi biết đã đối diện cái chết. Phần lời ca đã nói lên tất cả… trước những bi hài của sân khấu cuộc đời, tấn tuồng vẫn phải tiếp diễn thôi, tâm hồn tôi phong phú đầy mầu sắc như những cánh bướm, những ước mơ xưa vẫn còn đấy chưa chết đâu, và tôi, tôi có thể bay đấy các bạn ạ!

Những thính giả trẻ hơn sẽ nhận ra ca khúc này trong musical tuyệt vời Moulin Rouge, trong phim này, mọi diễn viên đều hát bằng giọng thật của mình. Đây là một phim tôi rất thích, nhiều trường đoạn âm nhạc hiện đại được lồng ghép hoàn hảo vào bối cảnh cổ điển, nhất là đoạn bên trong quán rượu Moulin Rouge với bài hát Smells like teen spirit.

career’s funs – 3

omething about the language… After all, it should be called ++C, because we would only want to use a language after it has been improved! 😬