rồi đây anh sẽ đưa em về nhà

ài này tác giả sáng tác lúc ở hải ngoại, tại thị trấn Giữa Đàng (Midway town), không phải là nhạc pre 1975. Tuy không còn trong giai đoạn phong độ đỉnh cao, nhưng bài nhạc vẫn phảng phất bóng dáng của thiên tài. Số là để ý thấy gần đây trên blogsphere VN xuất hiện một số blog khá đặc sắc nói về âm nhạc của NS Phạm Duy, đơn cử như Phạm Duy Fan, VO_DANH… Dạo quanh một vòng các bài viết giúp đưa mình trở lại chủ đề Phạm Duy một chút.

Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà 

Các blog này đều là những nhân vật có hiểu biết sâu về những chủ đề mình nói đến, và có thái độ khá gay gắt trong việc đánh giá phân loại. Tôi thường không tham gia vào những tranh luận này, vì theo tôi, người đã hiểu thì nên hạn chế nói. Một số vấn đề tôi xin mượn lời người khác nói giùm mình. Xin mạn phép tác giả VO_DANH trích dẫn bên dưới đây một vài đoạn trong bài viết: Có nên so sánh Phạm Duy.

Có một lần, ông phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ ngồi chơi xơi nước cùng bạn bè ở một quán cóc trên đường Cống Quỳnh. Có người hỏi ông “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Ông trả lời “Có Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Duy là hàng đầu Việt Nam”. Tôi cùng anh bạn phương xa trở về nghe xong, phì cười, tính tôi vốn không ưa can thiệp, còn anh bạn tôi thì quay sang nói thẳng:”Anh là một phó tổng biên tập một tờ báo lớn mà kiến thức nông cạn vậy sao?” Chuyện đó gần 3 năm nay, hôm qua, bất ngờ bạn cũ ghé chơi, nhắc về chuyện cũ mỉm cười nhìn và nói “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Tôi trả lời thẳng ” Chỉ có một Phạm Duy”…..

Nói cho nhiều, nhưng chưa đủ, tóm lại, xét về 2 khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, không ai có thê đánh vỡ hay đứng ngang hàng Phạm Duy. Và cho phép một kẻ dư hơi rỗi việc là phân chia lại thứ tự âm nhạc mà nhiều người còn mập mờ.

  • Minh chủ Võ lâm: nhạc sỹ Phạm Duy.

  • Nhạc hàn lâm tính nghệ thuật cao: Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Thẩm Oánh, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng…

  • Nhạc đậm chất dân nhạc: Lê Thương, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Phạm Đình Chương, Văn Phụng…

  • Nhạc bình dân có học: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng…
  • Nhạc bình dân ca từ tàm tạm: Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Y Vân…

  • Nhạc được nhiều người nghe nhất tại VN : Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ…

  • Nhạc ít người nghe và biết đến : Lê Trọng Nguyễn, Lê Mộng Bảo…

  • Nhạc 3 xu rẻ tiền, đếm không hết, đơn cử 1 thằng mà theo tui chưa tốt nghiệp cấp 2 là Duy Mạnh…

Cũng xin mượn lời của tác giả VO_DANH trong một post khác để nhận định về các giọng ca trình diễn nhạc Phạm Duy hiện tại, không có gì khác hơn là đồng ý cả hai tay!

  • Mỹ Linh: người không thể lật đổ tượng đài cũ. Lối hát nhạc viện làm bào mòn cách hát tình cảm, cái chính của nhạc Phạm Duy. Quan trọng nhất vẫn là Mỹ Linh không hiểu được nhạc Phạm Duy, mà không hiểu thì lấy gì mà hát.

  • Thanh Lam: người không thể hát được nhạc Phạm Duy. Thanh Lam cho rằng cái tôi của mình lấn áp cả cái tôi nhạc sĩ, theo tôi là thiếu sự tôn trọng người nghe.

  • Lê Hiếu: sự trải nghiệm thiếu thông minh. Giọng hát chỉ phù hợp với những bài không vượt quãng nhiều, nhịp nhạc bình bình, không phù hợp hát nhạc Phạm.

  • Hà Anh Tuấn: người thông minh, thiếu lập trường. Sở hữu một giọng hát nam khá lạ, lối hát chân phương… nhưng HAT luôn lên kế hoạch xa vời với vốn liếng âm nhạc mà mình có.

  • Ánh Tuyết: kẻ thiếu sáng tạo thừa tự tin. Quá thiếu thận trọng khi hát nhạc Phạm Duy mà không chịu cho bản thân thời gian trải nghiệm nó, người dễ tính thì cười cho qua, người khó tính thì nói thẳng “sự bắt chước không biết ngượng”.

  • Đức Tuấn: khuyến khích không đồng nghĩa là hay. Phạm Duy thích giới trẻ hát nhạc của ông, ông tạo điều kiện gần như tối đa để lăng xê tiếng hát Đức Tuấn. Có lẻ vì thế, Đức Tuấn nghĩ rằng mình hát nhạc Phạm Duy hay.

  • Nguyên Thảo: sự trải nghiệm tốt, thiếu tinh tế. Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy.

  • Thanh Thúy: sự bắt đầu khá trọn vẹn. Mong sao Thanh Thúy sẽ thông minh hơn khi chọn người hòa âm.