music of vietnam

ost here as documentation a recently collected vinyl disc: Music of Vietnam, by Phạm Duy, a 1965 Folkways Records’ compilation of fork music from many ethnical regions in Vietnam. Although the cover is quite ragged, the disc is almost untouched and still in a very good condition (see the second image, the first is from Folkways). I would try to digitalize and post some samples soon…

neo – analog

t has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers 😢. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


đà lạt – 2011

ật vạ chập chờn ngủ trong lúc xe âm thầm leo dốc, mỗi lúc tai cảm thấy ù ù là biết đã lên thêm một cao độ đáng kể nữa… Mở mắt trông ra những con phố, những trảng rừng lẩn khuất trong sương, qua hết một quãng mù lại hiện ra bầu trời đêm trong veo với hàng ngàn đốm sao lung linh, cứ như thế lặp lại nhiều lần. Nhìn thời khí đoán biết những ngày đến, trời sẽ trong, mát và ít mưa… tiết trời lý tưởng cho một chuyến đi. Nhà xe mở một đĩa nhạc không lời, âm lượng nhỏ thật nhỏ, chập chờn trong giấc ngủ vẫn mỉm cười vì sự tình cờ thú vị, lại được nghe cái giai điệu thượng du miền ngược đầy mê hoặc của Nhạc sầu tương tư giữa chốn này.

Suy nghĩ bổng dưng không còn dùng tiếng Việt, nào là lý trí và logic trong nghệ thuật, nào là đức tin và lý tính thuần túy (Immanuel Kant), nào là duy danh và duy thực (norminalism & realism), nào là tiên nghiệm và hậu nghiệm (a priori & a posteriori)… Những vấn đề từ lâu chẳng còn mấy quan tâm, cũng đã bước qua những “khung cửa hẹp” ấy một đôi lần. Sao còn có người băn khoăn và gợi lên những câu hỏi đó nhỉ, lại thêm một cái mỉm cười trong giấc ngủ. Dù sao thì còn có người quan tâm những điều như thế cũng tốt, những người dám bắt đầu bước đi trên con đường của riêng mình. Tâm trí cứ phiêu du miền metaphysics cho đến khi trời ửng sáng.

Qua hết đèo Prenn là vào thành phố, bước xuống xe vẫn còn chưa thấm hơi giá lạnh, nhưng khi chiếc phone cần đến 2, 3 cái touch để bắt đầu hoạt động đúng thì biết ngay là thời khí đã thay đổi, vội khoác lên người thêm chiếc áo gió. Đây rồi cái không gian để sống cho riêng mình, tạm bỏ lại sau lưng một nơi mà người người sống vì những giá trị của kẻ khác, vì những hình bóng trong mắt người khác, chẳng mấy ai có ý thức và khả năng theo đuổi những giá trị cá nhân tự thân. Nơi ấy người ta vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc nhau bằng những chuyện giả dối tầm phào… Biết bao nhiêu lần một nụ cười khinh thị thoáng hiện trên môi.

Những góc phố cũ kỹ đầy rêu và hoa, ly cafe bốc khói, những câu chuyện luôn dở dang với một vài người bạn cũ. Những bài nhạc Pháp dễ thương ở quán Tùng, ly da – ua đậm mùi “sữa”, một loại “sữa” còn sót lại từ thời bao cấp chỉ toàn có mùi đường và bột. Tối tối lại ghé qua Cung Tơ Chiều cùng hát với chị chủ quán 2, 3 bài. Giọng hát ấy trầm đục, không liêu trai mà luyến láy đầy cảm xúc. Chưa khi nào tôi hát Thuyền viễn xứ say sưa đến thế. Thật tội nghiệp, chỉ có hai người biết với nhau tại sao “Những đồi hoa sim” (Dũng Chinh) và “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy) chẳng thể đi chung đường, tại sao vẫn phải nhìn thính giả bằng ánh mắt nửa buồn nửa vui lẫn lộn…

Nhưng “thu hoạch” lớn nhất của chuyến đi này là hai chiếc đĩa than ghi âm tiếng hát Thái Thanh và hợp ca Thăng Long (xem 4 bức hình chụp bên đây), trong đó có đủ 3 bản: Tiếng sông Hồng, Tiếng sông Hương và Tiếng sông Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Những thu âm rất lạ: hòa âm và hát bè không giống bất kỳ thu âm Hội Trùng Dương nào tôi đã từng nghe trước đây! Cầm trên tay hai chiếc đĩa microsillon mà không dấu được sự xúc động, đây là bản gốc của những nhạc phẩm: từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, đây là âm thanh nguyên thủy của tiếng hát trên trời: Thái Thanh!




7554 – the điện biên phủ game

game to be published this October, to be precise, the first Vietnamese FPS (first person shooter) 3D game, and you know what it’s about, the famous Battle of Điện Biên Phủ. The game features 4 main characters, all joined the anti – colonial – French movements from the very early days, participated in various operations before arriving at the final confrontation at Điện Biên Phủ. Not yet to be released, but below are some nice preview screenshots. Having some experiences with game engines, I could say that PC 3D games nowadays are not that hard as before.

They are not really about low level graphics techniques, you would rarely even touch to OpenGL (or DirectX), the engines support most elements you would need. To make a game interesting, it is more about storyboard, scene building, animation, physical modeling and game AI. Anyhow, this is an interesting and promising project, since not only it’s the 1st real FPS game made in Vietnam, but also the first game that takes its inspirations and stories from our history!

johnny guitar

ột bản nhạc để nghe trong lúc làm việc, vừa đủ hay để vỗ về cái lỗ tai, vừa đủ đơn giản để không phải phân tâm nhiều: Johnny Guitar… Bài nhạc một thời rất phổ biến với lời Việt:

Đàn trong đêm vắng – Tuấn Ngọc 

Đàn trong đêm vắng, dường như thầm nhắc, bóng ai xa rồi. Về đây người hỡi, hàn lại duyên cũ xa vời. Nhạc còn lắng, sao người vẫn theo mây gió ngàn, lúc đêm vắng, ta thầm nhớ bóng hình ai…

trường ca hòn vọng phu – 2



Tôi muốn được nghe một loại nhạc Việt như thế này!!!

ản nhạc thuộc top những bài thường nghe trên iPod của tôi thời gian gần đây, là một bài rất cũ nhưng mang một trình bày rất mới, một bài mang âm điệu dân ca “bình dị, thân thuộc” nhưng là trường ca mang tính sử thi kỳ vĩ nhất của Tân nhạc. Cách đây đã khá nhiều năm, tôi từng mơ ước được nghe trường ca Hòn Vọng Phu trình diễn, phát triển, biến tấu… bởi một dàn nhạc lớn thật lớn, vì tầm vóc bản nhạc không phải ở mức một “khúc hát ru con” bình thường.

Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã soạn lại Trường ca Hòn Vọng Phu cho dàn nhạc và đồng ca dựa trên căn bản hòa âm ban đầu của tác giả Lê Thương, nhiều đoạn nghe rất thấm! Là một chiếc bình mới đẹp cho món rượu cũ, một loại rượu lâu năm, càng lúc càng hiếm và có giá. Nếu như âm nhạc đương đại có nhiều yếu tố mới, kỹ thuật hiện đại, hòa âm tốt, thu âm hoàn hảo bao nhiêu thì về tính tự tin trong sáng tác càng kém tiền nhân bấy nhiêu!

Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi

Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý

Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về

nếu một mai em sẽ qua đời

Nếu một mai em đốt pháo vui, hát theo người,
hương cưới chia phôi, cười mặn tình đời…

iếp theo post trước (không mọi người lại bảo mình chỉ biết thần tượng cái cũ) hai bản nhạc Phạm Duy được ca sĩ Nguyên Thảo thể hiện rất đạt: Nếu một mai em sẽ qua đờiHoa rụng ven sông. Một chữ “đạt” thế mà không dễ, những người già, họ thường bảo những lớp Thái Thanh, Khánh Ly… ngày xưa đâu có bài bản trường lớp bao nhiêu đâu mà lại hát đạt đến vậy.

Âm nhạc Việt (cũng như tất cả những “yếu tố Việt” khác) đều mang đậm tính tự phát, ngẫu hứng, có nhiều cái “không biết phải nói làm sao”, có nhiều điều “nhìn vậy mà không phải vậy”. Nên trường lớp là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Không kể những thảm họa nhạc Việt, những loại nhạc thị trường, những loại easy listening… ngay trong những ca sĩ trường lớp & thành danh hiện tại, tôi cũng hơi sợ những người chưa cảm được âm nhạc của tác giả mà đã cố gắng đưa “cái tôi” rất chi ~!@#$%^&*() của mình vào trong tác phẩm!

chỉ chừng đó thôi

Khi xưa em gầy gò, đi ngang qua nhà thờ.
Trông như con mèo khờ, chờ bàn tay nâng đỡ.
Ta yêu em tình cờ, như cơn mưa đầu mùa…

gười hát nhạc Phạm Duy tốt nhất hiện tại có lẽ là ca sĩ Nguyên Thảo. Như nhận xét của một người chuyên môn trong cuộc cách đây đã nhiều năm: Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy… đến nay thì nhận xét ấy có lẽ chỉ còn đúng được nữa đầu. Không bài bản, trường lớp như các diva Hồng Nhung, Mỹ Linh… cũng không hẳn đã có một chất giọng, một phong cách riêng, nhưng Nguyên Thảo có một lối hát tự nhiên đầy cảm xúc thể hiện được cảm nhận của ca sĩ về bản nhạc.

Chỉ chừng đó thôi – Nguyên Thảo 

Ví như những tác phẩm Phạm Duy mang rõ nét phong cách Tây phương: Nghìn trùng xa cách, Tình ca… được ca sĩ Mỹ Linh thể hiện rất đạt, thì với những bản mang âm hưởng dân ca, Mỹ Linh ít thành công hơn nhiều, và hình như đó là mẫu số chung của đa số các ca sĩ hiện tại: Quang Dũng, Đức Tuấn, Ánh Tuyết, Quang Linh… Trái lại Nguyên Thảo lại rất có duyên với những cảm xúc tinh tế, phức tạp trong những cung bậc ngũ cung Phạm Duy.

đôi mắt người sơn tây – 2

Tác giả của: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô, Quán bên đường

ản nhạc không ngưng trở đi trở lại gây nên trong tôi những cảm xúc khó tả… Từ lần nghe đầu qua giọng ca chính tác giả Phạm Đình Chương – Hoài Bắc, đến những trình bày khác sau này, vẫn bàng bạc cái tâm trạng: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ. Có lẻ trong tâm tưởng mỗi con người, mỗi nghệ sĩ đều phảng phất đâu đó một không gian tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, một cõi xa vời đầy chất tưởng tượng huyễn hoặc, đã từng (hay chưa từng?) tồn tại, un paradis perdu – một thiên đường đã mất.

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Có nhiều người đã thể hiện ca khúc này, từ chính tác giả Phạm Đình Chương, bác sĩ Bích Liên, đến ca sĩ Quỳnh Giao. Nhưng hay nhất có lẽ vẫn là NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT – Thái Thanh, đây là bản thu âm lúc bà còn trẻ, khi chất giọng hãy còn căng đầy những luyến láy, những thăng giáng tinh tế. Hãy nghe lại giọng ca của bà, một loại tiếng Việt đã “tuyệt chủng”, hãy nghe để thấy tiếng Việt ngày nay đã trở nên nhanh hơn, phẳng hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, và ít nội dung hơn, phần nhiều là những loại ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.

svg morphing

ector graphics has always been my fascinating topic ever since the time of DOS (and Borland C++ 3.1): path, stroke, fill functions… Never really consider JavaScript as “real programming” 😀, but today, we’ve got many of the 2D, 3D capabilities with this language, and sometime we just need to have our idea implemented quick! The little fun below tries morphing the drawing paths, hence transforming one painting into another. Vector graphics are acquired using AutoTrace, the open source tool that helps converting (tracing) bitmap image into vector form (SVG). Loading SVG and morphing paths are easily done with the Raphaël.js library.


Click on the white arrow button to begin animating, click again to reverse the transformation, move mouse over each path to get it highlighted. Click here to see the artist‘s original paintings and finer SVG tracings!