verlet integration

little fun with gaming physic, written using Three.js, the 3D library built ontop of HTML5 and WebGL. Physics engines like ODE or PhysX support a wide range of simulation: rigid body, soft body objects… While those engines are powerful, they are somewhat weak in scalability, e.g: to simulate the flag below, we need to create an array of hundreds of objects, which may not really feasible on small devices.

This demo tries its own physical calculation called Verlet integration: numerical method to apply Newton’s second law of motion to a system of point masses. Verlet integration, despite its complicated formal description, is simple enough to be calculated and executed in real time on the low end mobile devices.

The demo works best on Chrome but it should work on any browser that supports <canvas> (try dragging the flag to add some motion).

cô gánh gạo

êu thích bài Cô gánh gạo này từ lâu nhưng gần đây mới biết đó chỉ là lời khác của ca khúc Người lính bên tê, một bài “tuyên truyền địch vận” sáng tác mãi từ năm 1947: Bên tê là phía sầu u, có người dân Việt, gục đầu trên đất tù, bên ni là phía tự do, đã nhờ Cha già, mà toàn dân ấm no… Anh ơi quay súng lại ngay, máu người dân Việt còn cần cho luống cày. Tôi mong từng phút từng giây, sống chẳng oán thù để chờ anh tới đây!

Cô gánh gạo – Thái Thanh 
Người lính bên tê – Thái Hiền 

Sau khi “dinh tê về thành”, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời mới cho rất nhiều ca khúc đã sáng tác trước đó, không phải chỉ riêng một bài này. Cũng bài này, NS Phạm Duy còn có một lời ca “cưa gái” như sau: bên tê là phía thùy dương, có một cô nàng chải đầu bên suối vàng, ta mong dòng nước tràn dâng, bắc một cây đàn để chờ em bước sang…

Bao thể chế đổi thay, nhưng dân tộc thì vẫn còn, cũng như bao lời ca đổi thay, nhưng giai điệu thì vẫn thế! Một nền âm nhạc với đa số là ca khúc thì dĩ nhiên ca từ hay cũng quan trọng. Nhưng ai đó cứ vin vào ca từ mà không có được sự thẩm âm cần thiết thì thật là chưa hiểu âm nhạc vậy!

hợp ca thăng long

ợp ca Thăng Long, cũng có thể gọi là ban nhạc của gia đình họ Phạm với linh hồn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (Hoài Trung), Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh), Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Khánh Ngọc, ngoài ra còn có sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều người khác… (NS Phạm Duy cũng đã định lấy nghệ danh là… “Hoài Nghi” để được cùng một tông với Hoài Trung, Hoài Bắc… 😬)

Xóm đêm - Hợp ca Thăng Long 
Những bước chân âm thầm - Hợp ca Thăng Long 

Thành lập năm 1951 tại Sài Gòn, ban nhạc của phòng trà Đêm Màu Hồng này quy tụ những nghệ sĩ tài danh bậc nhất đương thời, và lưu lại cho chúng ta đến ngày hôm nay nhiều tác phẩm đánh dấu các giai đoạn khác nhau của lịch sử và âm nhạc Việt.

Điều tôi rất thích khi nghe hợp ca Thăng Long không phải chỉ là các sáng tác, những giọng ca hàng đầu, mà còn là phần hòa âm phối khí tương đối công phu (so với đương thời), điều dể nhận ra khi nghe lại Sơn ca 10, cũng là điều hiếm thấy ở các ban nhạc cùng thời khác. Tất cả gộp lại thành vị trí duy nhất của hợp ca Thăng Long trong lịch sử Tân nhạc!

chiều về trên sông

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau,
Thương đời thương lẫn nhau trong chiều.
Về đây bọt bèo muôn khắp nơi,
Vui buồn cho có đôi không nhiều…

ù từ nhỏ đã không xa lạ gì với nhạc Phạm Duy nhưng đôi khi, nhiều ca khúc của ông vẫn gây cho tôi cảm giác sửng sờ đến kinh ngạc. Nhạc Phạm Duy và giọng ca Thái Thanh, một composer, một performer mà trăm năm trước, nhiều trăm năm sau nhạc Việt sẽ không thể nào có lại được!

Chiều về trên sông không hẳn là tác phẩm hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng là một giai điệu rất dể đồng cảm: nửa Tây phương, nửa Đông phương, gây nên cảm giác u buồn nhưng thanh thản, lửng lơ, yểu điệu (đúng như ca từ bài hát).

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao 

Cũng như thế, tiếng hát Thái Thanh không hẳn là một giọng ca gần gũi dễ nghe (“tiếng hát trên trời”), nên Quỳnh Giao sẽ dể đi vào lòng thính giả hơn với ca khúc này.

game terrain



little technique to create terrains for use in game. Sometimes, we need to create game spaces with: mountain, plain, valley, river… the environment where our game scenes take place. It could be a labour – intensive task unless we can make use of the existing geographic data. Some games like Flight Simulator have the scenes modelled exactly after the real world.

First, we would need a topographic map, typically the height – contour map used in artillery. Nowadays, the SRTM and ASTER GDEM projects provide these data for free in digital format. They are satellite (radar) images of the earth surface with resolution upto 90m for SRTM and 30m for ASTER GDEM. I would recommend the ASTER GDEM for its higher resolution. Go to the site, follow its complicated registration process to download the data via NASA’s ftp server.

The downloaded data would be Zip packages with height info in GeoTIFF format. Next, we would use this MicroDem utility to convert it into PGM, an intermediate format that can be read by Photoshop (or GIMP). Then we save it as heightmap (PNG or TIFF format) which can be imported into most game editors. By now, the terrains are recreated exactly as they appear in our real geographical world. Just apply textures, lighting, water and other stuffs then to make it look good!

Images on the left: 1. topographic data as rendered by MicroDem, 2. heightmap (grayscale image) as viewed by Photoshop, 3. the terrain created and roughly decorated (a low – poly version), here is the Sơn Trà peninsula (or les vallées de mon coeur 😀), the shape, the silhuette that’s long been in my heart!

dạ lai hương

Đêm thơm không phải từ hoa,
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa…

ột bài hát nói thay cho tâm trạng… trong dòng đời mải mê, quay cuồng chảy, cần nhiều những quãng lặng như thế này để tự nghiệm lại chính mình, để vẫn thấy một cõi lòng không cũ kỹ và cằn cỗi: …đời ngon như men say, tình lên phơi phới, đẹp duyên người sống cho người, đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái, góp chung mạch sống lâu dài…

Dạ lai hương - Thái Thanh 
Dạ lai hương - Quỳnh Giao 

Những giai điệu tuyệt vời như Kỷ niệmDạ lai hương… những cảm xúc tạm gọi bằng cái tên Tĩnh dạ tư. Về loài hoa Dạ lai hương, không phải là Dạ Lan Hương như vẫn thường được gọi, loài hoa hằng đêm vẫn tỏa hương trước hiên nhà.

bài thơ đầu tiên

ài thơ đầu tiên tôi thuộc, một cái học thuộc lòng “cưỡng bức”, trước khi biết đọc, biết viết. Ngay cả trước khi biết nói cho rành mạch, rõ ràng thì tôi đã nằm lòng hơn trăm câu của Chế Lan Viên này. Đơn giản là từ lúc nằm nôi thì tôi đã được (bị) ru bằng bài thơ này mỗi ngày, đến nỗi thuộc như cháo lúc nào không hay, ví dụ như: Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi, Ta tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi… hoặc là: Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng, Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận…

Bản dưới đây là chép lại theo trí nhớ của tôi nên có đôi chỗ khác biệt với bản hiện đang phổ biến lưu hành. Đó là chuyện của một thời (một thế hệ) đầy lý tưởng (ảo tưởng!?), còn đây là chuyện của thời bây giờ, đề thi Văn năm nay nên ra như thế này:

Hãy điền chữ còn thiếu vào đoạn thơ sau
(liệu hồn mà điền cho đúng):

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm,
Tổ quốc có bao giờ …… thế này chăng?

😬

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất,
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành Văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả,
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn.
Trái cây rơi vào áo người hứng quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn.

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa.
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời,
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ,
Văn Chiêu Hồn từng thấm giọt mưa rơi!

Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại chậm?
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây này.
Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ.
Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắn.
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ.

Không ai có thể ngủ yên trong đời chật,
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm.
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.

Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!
Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi.
Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,
Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát.
Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,
Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!
Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác
Chim cu gù, chim cu gáy xa xa.
Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cách,
Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,
Lúa hên mùa xin lúa chín về quê ta.

Rồi với đôi bàn tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê…
Đảng làm nên công nghiệp.
Điện trời ta là sóng nước sông Hồng.
An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,
Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?
Ong bay nhà khu tỉnh ủy Hưng Yên,
Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em,
Cây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc.

Ôi cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc,
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
Ôi cái buổi sinh thành và tái tạo,
Khi thiếu súng, khi thì thiếu gạo,
Nhưng phù sa này đẻ ra những Cà Mau,
Thịnh vượng mai sau.

Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,
Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng,
Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,
Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn.
Cả đất nước trắng một màu mây trắng,
Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?

Chọn thời mà sống chăng? Ta phải chọn vào năm nào đây nhỉ?
Cho tôi sinh ra vào giữa buổi Đảng dựng xây đời,
Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,
Ta với mẻ thép gang đầu làm đứa trẻ sinh đôi,
Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười.
Cho tôi sinh ra giữa những ngày diệt Mỹ,
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy,
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

tình ca – 2

…Tiếng nước tôi,
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,
khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

âu lâu nghe lại những bản nhạc kinh điển một chút. Cách đây vài năm trên Wikipedia tiếng Việt còn tranh cãi Tình ca nào phải của NS Phạm Duy, mà là của NS Hoàng Việt 😬. Nếu Tình ca Hoàng Việt là một tình khúc “đỏ” rất hay thì Tình ca Phạm Duy, ở một mức độ phổ quát hơn, là bản tuyên ngôn tuyệt vời nhất cho cái gọi là bản sắc Việt! Trình bày của Thái Thanh dưới đây có tempo khá chậm, những ai muốn một thể hiện hiện đại hơn có thể nghe Mỹ Linh bên đây.

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Nguyễn Đình Nghĩa 

Hàng chục năm trở về trước, khi tôi giới thiệu bài này với bạn bè mình, họ đã không hiểu được phần nhạc và cả phần lời của bài này, nhìn nó với con mắt lạ lẫm, nghi hoặc. 😢 Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước, sau khi nhiều đài, báo đã cho âm nhạc Phạm Duy một sự “bảo đảm” nhất định, thì họ có vẻ “hiểu” bài này hơn. Nên dĩ nhiên đến tận bây giờ tôi vẫn không cho là như thế!! 😢

Tình ca – Phạm Duy

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi, tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi. Tôi yêu tiếng ngang trời, những câu hò giận hờn không nguôi. Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi, vững tin vào mộng đẹp ngày mai.

Một yêu câu hát truyện Kiều lẳng lơ, như tiếng sáo diều (diều) làng ta. Và yêu cô gái bên nhà miệng xinh, ăn nói mặn mà (mà) có duyên.

Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh. Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình, nhìn trùng dương hát câu no lành. Đất nước tôi, dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn. Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi. Đất nước tôi, núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.

Tôi yêu những sông trường. Biết ái tình ở dòng sông Hương. Sống no đầy là nhờ Cửu Long. Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong.

Người yêu thế giới mịt mùng cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam. Làm sao chắp cánh chim ngàn, nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (là hàng) mến nhau.

Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu. Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo. Mình đồng da sắt không phai mầu. Tấm áo nâu, những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu, rướn mình đi từ cõi rừng cao, dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi.

Tôi yêu biết bao người, Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa, những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai.

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi, ngày xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca. Ruộng xanh tươi tốt quê nhà, lòng tôi đã nở như là (là) đóa hoa.

cq – 88

ức tranh này do cậu bé TKXuyên vẽ năm 1988, màu nước trên giấy, hiện vẫn treo trong phòng làm việc của mình (mọi người đừng cười một người chưa bao giờ có khiếu vẽ vời gì dù chỉ là một chút xíu). Dĩ nhiên là tôi còn nhớ rất rõ là vẽ vì những lý do gì, trong bối cảnh như thế nào. Mọi người hẳn chưa thể nào quên sự kiện CQ – 88 mà ngay cả một cậu bé 9 tuổi là tôi lúc bấy giờ cũng từng ngày dõi theo. Nghĩ mà buồn, đến nay hơn 20 năm rồi mà mọi chuyện vẫn thế. Dòng chữ đề trong bức tranh: Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ, Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong, cụ Nguyễn Công Trứ có sống lại mà nhìn bối cảnh bây giờ… 😢

thôi

Ôi cuộc đời, đầy phong ba giữa lòng người…
Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài…

Khi xưa thích bài này, nhưng có lẽ là do giọng ca Thái Thanh mà thôi…

áo Thanh Niên gần đây có loạt bài là lạ: Những bóng hồng trong thơ nhạc, đầu tiên là về ca khúc Ngày xưa Hoàng thị, về những bài thơ của Phạm Thiên Thư đã được NS Phạm Duy phổ nhạc, tiếp theo đó là bài viết về ca sĩ Thanh Thúy, một trường hợp rất đặc biệt trong làng nhạc cũ. Chờ xem bài tiếp theo trong serie là về ai! Cá nhân tôi thì không ấn tượng đặc biệt lắm với giọng ca cũng như thể loại nhạc của ca sĩ Thanh Thúy (dù rất cảm cái chân thành, tự nhiên, “mộc” đến mức… “liêu trai” của bà).

Thôi – Thái Thanh 

Ca sĩ Thanh Thúy được gọi là “tình yêu của nguyên cả một thế hệ”, “người trong mộng” của không biết bao nhiêu là nhân vật trong giới văn nghệ sĩ đương thời: Trúc Phương, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Nguyễn Long… danh sách những người chết mê chết mệt, thần tượng, tôn thờ, hay đơn giản là thầm yêu trộm nhớ bà còn dài, dài lắm. Quanh Thanh Thúy, có không biết bao nhiêu là tác phẩm thơ văn, âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, phim ảnh… được thành hình, mà ca khúc phổ biến bên đây chỉ là một ví dụ.