chẵn và lẻ – chẳng lẽ

Chuyện nó cũng tương tự như với Bám theo lề trái, lề phải là việc của con cừu của giáo sư Ngô Bảo Châu. Người ta cố tình muốn ghép ông vào một bên nào đó, nhưng ông không chọn bên nào cả, cả hai bên đều giống nhau, cùng một kiểu tư duy logic nhị phân cũ rích: không “địch” tức là “ta”, không phải “nhân dân” tức “phản cách mạng”, không tốt tức là xấu, không ngay tức là cong, blahblah… một kiểu trá hình cho cái thật sự là: không giống như tôi (nghĩ) tức là tầm bậy…

Cách suy nghĩ nông dân thiển cận và bần tiện như vậy và những hậu quả trực tiếp của nó tưởng như dễ dàng nhìn thấy, song có rất nhiều người “ngây ngô không hiểu” hoặc không muốn hiểu.

A metaphor for VN software engineering’s status quo, IMHO 😬

Below: Liliputian egg and the metaphor for endianness.

ột ví dụ kinh điển trong làng Tân nhạc để minh họa cho cái tư duy hình thức sơ đẳng và thô thiển phổ biến với người Việt. Cách đây đã lâu, một nhạc sĩ rất có tiếng và có tài sau một thời gian du học ở Liên Xô về đã nói: Văn Cao viết nhạc lẻ nhiều quá!. Thế là bắt đầu một trào lưu âm ỉ và kéo dài nhiều thập kỷ với tư tưởng chủ đạo: phê phán các nhạc sĩ “tiền chiến” sáng tác thiếu chuyên nghiệp, thiếu bài bản, tác phẩm viết ra sao toàn lẻ nhịp. Một thực tế đúng là đến 90% các sáng tác âm nhạc “tiền chiến” là lẻ nhịp.

Và có lẽ cũng đến 90% các tác giả “tiền chiến” là sáng tác ngẫu hứng, tài tử mà nên, chứ ít người thật sự có được huấn luyện trường lớp bài bản (nếu nói về bằng cấp, trường lớp thì e rằng không nước nào bằng Việt nam như hiện tại). Và cũng đúng theo nhạc lý cổ điển (Tây phương) thì nhạc viết ra nên theo luật cân phương, không nên lẻ: để hát nghêu ngao một mình thì không sao, chứ đưa vào ban nhạc, hòa âm, trình diễn lớn sẽ rất khó khăn. “Cái sự lẻ” ở các tác phẩm “tiền chiến” thể hiện những điểm sau:

  • Tác giả đa số là sáng tác ngẫu hứng, ít người có cơ hội tiếp xúc đầy đủ với trường lớp theo kiểu Tây phương.

  • Tuy không bài bản theo kiểu Tây phương nhưng đa số đều mang ảnh hưởng không ít thì nhiều của nền cổ nhạc VN.

  • Sự lẻ nhịp thể hiện tính chất bất ổn của thời đại, một giai đoạn có thể nói là biến động nhất trong lịch sử VN.

Bẵng đi một thời gian, tiếp xúc với âm nhạc thế giới bổng phát hiện ra rằng: âm nhạc Tây phương đương đại cũng lẻ nhịp rất nhiều, rồi quay lại nghiên cứu cổ nhạc VN thì phát hiện ra nó cũng lẻ không kém. Thế là chính những kẻ ngày xưa phê phán người khác “lẻ nhịp” giờ quay sang hô hào: Ah, tui cũng lẻ nhịp, tui đi kịp với thời đại. Đến đây thì mọi người sẽ hiểu ra cái thói tranh luận, cái cách suy nghĩ hình thức VN là như thế nào. Nói chuyện nhạc có vẻ trừu tượng xa vời, quay sang những chuyện cuộc sống hàng ngày, đâu đâu cũng thấy nhan nhản những kiểu tư duy “hình thức” như thế.

Ngay như trong ngành IT mà tôi làm việc, cả ở những dự án lớn nhất, những công ty to nhất, mọi người cũng dành đến 90% thời gian để tranh luận những thứ vô bổ: C hay C++, C++ hay Java, Java hay .Net, nào là Design Pattern hay không, nào là Waterfall model hay Iteration model, nào là Design trước hay Code trước, v.v. Những tranh luận chỉ có thể gặp trong Gulliver du ký: một quốc gia chia thành hai phe uýnh nhau vì một phe ăn trứng từ phía đầu to, phe kia ăn trứng từ phía đầu nhỏ!

Những ai hiểu vấn đề ngay từ đầu chỉ có thể cười mỉm mà thôi, và họ đã đi tới những đâu rồi, code thì vẫn tràn lan những lỗi sơ đẳng kiểu như: mảng (array) bắt đầu từ 0 hay 1 (cũng lại chẵn hay lẻ, có thể các bạn không tin nhưng những lỗi như vậy không ít). Đó là chưa kể một số người không muốn làm việc, ngồi một chỗ bàn chuyện chẵn lẻ, dậm chân cho bụi bay mù rồi tưởng tượng là mình đang chạy! Nói chuyện kỹ thuật sợ mọi người bảo là nó chuyên biệt quá, vấn đề tự lặp lại chính nó trong tất cả những chuyện khác: nhân sự, quản lý, sale… đâu cũng thấy kiểu tư duy như thế.

Có lẻ là do sức lực chỉ vừa đủ dành cho việc nắm bắt một số kỹ năng ngôn ngữ, nên sau khi có được một số danh từ, khái niệm cơ bản… thì họ mắc luôn vào trong đó, không tự vượt lên được. Nó cũng phản ánh một điều, người Việt chúng ta rất háo suy nghĩ hình thức, rất háo những chuyện: tôi là như thế này, người khác là như thế kia, ít người có suy nghĩ độc lập (“độc lập” chứ chưa nói “sáng tạo”), hoàn toàn cảm tính và “bầy đàn”, ít người muốn làm việc, ít người thật sự muốn theo đuổi kiến thức!

làm sao có em

i đã từng đi qua tuổi ngây thơ mà không say mê bài hát này, là nhạc phim The Godfather, nhưng giờ tôi mới biết tới một “diễn dịch” lời Việt khác của Phạm Duy, mà giả sử như bây giờ có một bài hát với lời như thế, không biết Bộ VHTT có duyệt cho lưu hành không:

Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm. Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền… Làm sao có em để cháy giường loan soi lửa lên tường. Một đôi rắn hoang vội cuốn vào nhau không rời bàng hoàng…

Speak softly love – Andy Williams 
Làm sao có em – Ngọc Hương 

Điều tôi thích ở âm nhạc (cũng như ở con người Phạm Duy) là… nó không phải ràng buộc vào một khuôn khổ nào cả. Một con người phong phú, đa dạng đến thế hẳn nhiên không nằm trong cách đánh giá của những kẻ tầm thường, những người không tự vượt qua được suy nghĩ hình thức sơ đẳng, nhảm nhí, những kẻ chỉ biết dùng thông tin một chiều để chứng minh những nhận định tầm phào.

Nhạc của ông có thể hàn lâm, có thể dân dã, có thể cao siêu, có thể dung tục… Nó cover một khoảng rất rộng đủ mọi nội dung, thể loại, nguồn gốc… Âm nhạc Phạm Duy không hẳn là dễ, nhưng với “popular music” – nhạc phổ thông, thái độ của ông rất là thoải mái, ai hát nhạc ông cũng được, giọng Kim tốt, mà giọng Mộc, Thủy, Hỏa… cũng tốt ça va tout!. Ông đặt rất nhiều lời cho các ca khúc phổ thông, kể cả bài Happy Birthday lúc ở Mỹ như sau: 😬

– Mừng cả vạn người di cư, cuộc đời tiền vào có dư. Ðể rồi có con, dân bầu, làm tổng thống Mỹ mai sau (biết đâu).

– Wish all the refugees, our life will be easy. And wish some child will be, the President of this country.

trái tim còn trinh

ôm nay tình cờ được nghe lại bài hát này, chợt nhận ra thoang thoáng mùi ngũ cung Nhật Bản trong nhạc điệu (nếu nó đậm đặc kiểu như Mùa hoa anh đào thì đã là hiển nhiên rồi). Một bài hát mà tôi đã “bị” nghe ra rả suốt ngày vào quãng những năm 12 ~ 15 tuổi (thời cuối của các giọng ca Nhã Phương, Bảo Yến…). Về nhà google thì hóa ra chính là bác Phạm Duy nhà ta đặt lời Việt cho ca khúc Nhật Bản này, bác mà đặt lời Việt tràn lan thế này thì ai còn biết bác là nhạc sĩ sáng tác vĩ đại nhất Việt Nam nữa bác ơi!?

Trái tim còn trinh - Thái Hiền 
Trái tim còn trinh - Nhã Phương 

Tài liệu của nhạc sĩ Phạm Duy cũng xác nhận, hai ca khúc “thành công” nhất (tính theo doanh số) suốt những năm 90s ở hải ngoại chính là bài này và Mười năm tình cũ (Trần Quảng Nam) 😬! Tiếc là chưa tìm được bản nhạc Nhật gốc, cái mùi ngũ cung bản địa dĩ nhiên là cứ nhạt dần qua mỗi lần chuyển ngữ, qua những giọng ca thể hiện khác nhau!

bóng chiều xưa


a khúc rất phổ biến của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước do chính vợ ông hát. Hãy nghe giọng của nữ danh ca một thời, một trong những giọng ca nữ đầu tiên của Tân nhạc, Minh Trang, mẹ ca sĩ Quỳnh Giao hát những ca từ do chính bà đặt. Nếu không nghe phần thoại giáo đầu thì có ai nghĩ đây là giọng một “cụ bà” 60 tuổi (tại thời điểm thu âm)? Giờ thì không còn thích cái “tango” này như xưa nữa, nhưng vẫn thích cái lời ca với “yêu vận” trong những câu lẻ nhịp…

Bóng chiều xưa – Minh Trang 

Một chiều ái ân say hồn ta bao lần. Một trời đắm duyên thơ cho đời bao phút ơ thờ. Ngạt ngào sắc hương, tay cầm tay luyến thương. Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng nào thấy đâu sầu vương. Một chiều bên nhau, một chiều vui sống quên phút tang bồng. Anh ơi nhớ chăng xa anh em hát khúc ca nhớ mong.

Một chiều gió mưa, em về thăm chốn xưa. Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân lòng xót xa tình xưa. Lâng lâng chiều mơ, một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ. Mây vương sầu lan, gió ơi đưa hồn về làng cũ, nhắn thầm lời nguyện ước trong chiều xưa. Thương nhau làm chi, âm thầm lệ vương khi biệt ly. Xa xôi còn chi, vô tình em nhớ mối duyên hờ. Tình như mây khói, bóng ai xa mờ.

áng mây chiều


iếp tục cái mood serenata… mỗi khi nghe lại nhạc cũ mà có cái cảm giác “exotic” là tôi lại thấy bực mình, một cái bực mình thú vị, lại tìm thấy cái gì đó mới trong những thứ ngỡ đã biết rồi. Ca khúc Áng mây chiều, giọng ca Quỳnh Giao, tác giả không ai khác hơn chính là step – father của cô, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Áng mây chiều – Quỳnh Giao 

NS Dương Thiệu Tước khi viết nhạc thất cung thì nhạc ông “rất Tây”, khi viết nhạc ngũ cung thì lại “rất Ta”, nên không có gì lạ khi nghe lại nhạc ông, đôi khi lại cảm thấy “exotic”, vì ông vừa “Tây hơn” vừa “Ta hơn” chúng ta!

Về ca sĩ Quỳnh Giao: cũng từ cái lò ban nhạc Tiếng Tơ Đồng với Mai Hương và Kim Tước, cùng dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cũng một trường phái ca hát, một chất giọng bắt đầu từ Thái Thanh. Sau này ở hải ngoại, Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao tái lập Tiếng Tơ Đồng như là một biểu tượng.

Exotic tiếng Anh có nghĩa là “đẹp một cách kỳ lạ”! 😀

con đường vui

hiều người thường bảo Tân nhạc sao toàn những bài hát ảo não, ủy mị, ngậm ngùi, trông ngóng, hoài hương, xa quê, xa vắng… tôi cho rằng không phải. Tân nhạc đâu phải chỉ có vậy, còn có rất nhiều ca khúc thiếu nhi, ca khúc học sinh, thanh niên ca, hành khúc, tình ca, ca khúc hướng đạo, âm nhạc Phật giáo, Công giáo, nhạc trẻ, nhạc phản chiến… Một thực tế, thực thể sống động, phong phú, nhiều màu sắc đến như vậy không chịu khó tìm hiểu, không lắng nghe mà cứ phán bừa thì e rằng hồ đồ.

Con đường vui – Hợp ca Thăng Long 

Khi mà đối phương đang ở trên những Con đường không vui – La rue sans joie – Street without joy thì chúng ta có rất nhiều những bài như ca khúc Con đường vui này! 😀 Tôi không biết lúc đó bài hát phổ biến như thế nào, nhưng ai có dịp làm quen với các tổ chức Hướng đạo, Thanh niên Phật tử thì sẽ biết nhiều những ca khúc như thế này vẫn còn lưu truyền. Như thế hệ trước, có thể không biết cái tên Con đường vui, nhưng họ vẫn nhớ những lời ca đầy trẻ trung, phóng túng: giang hồ không bờ không bến, đẹp như kiếp Bohémien…

hướng về hà nội

rong một post trước đã nhắc đến giọng hát Kim Tước, thực sự thì ít người biết đến và yêu thích giọng ca điêu luyện này. Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương là Kim Tước hát đầu tiên (1954), do nhạc sĩ Hoàng Trọng giới thiệu (Hoàng Dương, Hoàng Trọng là bạn thân, hai người có nhiều liên hệ dù sau này ranh giới chính trị ngăn cách, Hoàng Dương cũng là người viết lời cho ca khúc Hoàng Trọng: Nhạc sầu tương tư mà tôi rất yêu thích).

Hướng về Hà Nội - Kim Tước 
Giấc mơ hồi hương - Kim Tước 

Giờ thì ai cũng biết bài này do có quá nhiều chương trình lăng – xê Hà Nội, nhưng đương thời, miền Bắc thì cấm bài hát lấy lí do tiểu tư sản, ủy mị, miền Nam thì cấm vì vừa ngay sau đợt di cư 1954 lại rầm rộ dấy lên phong trào, tâm tưởng Hướng về Hà Nội, nói chung là cấm, đơn giản là ở đâu cũng bị cấm, chính trị là như thế! 😬 Là người hát đầu tiên, Kim Tước đến tận bây giờ vẫn là người hát bài này hay nhất! Cũng trong trào lưu Hướng về Hà Nội này, Kim Tước còn hát Giấc mơ hồi hương, nhạc sĩ Vũ Thành: ta nhớ thấy “em” một chiều chớm thu, dáng yêu kiều của ngày đã qua…

dạ khúc – mỹ ca

ở dĩ blog này post toàn nhạc vì… chẳng có mấy khi nghe nhạc. Cái “nghe nhạc” của tôi không phải là ngồi xuống mở loa lên nghe (nhạc ở trong đầu mình chứ không tại mấy cái đĩa). Tại một không gian, thời điểm, tại một cái mood nào đó, tưởng đến một giai điệu phù hợp tâm trạng (ví như các raga Ấn độ có loại chỉ nghe buổi sáng hay trưa, tối, hay một mùa nào đó trong năm).

Dạ khúc - Thái Thanh 
Dạ khúc - Trần Văn Trạch 

Vì bản tính “mau nhớ mau quên” nên cần một cái index để ghi chú thông tin về những bản nhạc đã nghe được ở đâu đó và đôi khi nhiều năm chẳng bao giờ mở loa lên nghe lại! Gần đây hay có cái mood “dạ khúc” – serenade – serenity (tạm đặt tên như thế).

Tân nhạc VN có khá nhiều dạ khúc nhưng hay nhất theo tôi là bài này của Nguyễn Mỹ Ca, trình bày ở đây qua hai giọng ca, một giọng “tuyệt kỹ” Thái Thanh và một giọng “thô mộc” rặt Nam bộ Trần Văn Trạch. Một giai điệu tuyệt đẹp: đàn ai lên cung oán, tang tình, gieo hờn, đàn ai ngân theo gió, xế xang, gieo buồn… Rất ít được biết về cuộc đời tác giả, ông hy sinh năm 46, sử chính thức vẫn nhắc đến xưởng quân khí mang tên Mỹ Ca của “nhạc sĩ yêu nước” (sic – 😬) Nguyễn Mỹ Ca.

mùa thi

ột bài hát rất ít người còn biết, post ở đây làm tư liệu. Ngay cả thế hệ ba mẹ tôi cũng không biết bài này, phổ biến vào những năm 51, 52, khi đó họ mới bắt đầu tiểu học. Đây là bài hát yêu thích của tôi lúc còn ở cấp 1, 2, rất đặc biệt với cái giai điệu và lời ca tinh nghịch học sinh của nó! Nếu có điều gì để nói về âm nhạc trước 75 thì không phải là một nhận định hay, dở… mà là sự phong phú phản ánh tính “đa dạng sinh học” của cái xứ Indochinois này!

Mùa thi – Đỗ Kim Bảng 
Nỗi buồn hoa phượng – Thanh Sơn 

May we see the differences between us and all that we share in common… để “ủng hộ” tính “đa dạng” đó, sau Mùa thi, mời các bạn tiếp tục với Nỗi buồn hoa phượng, ca khúc mùa tan trường! 😬 Và không có gì ngạc nhiên khi Mùa thi là ca khúc nổi tiếng nhất của một người mang cái tên Đỗ Kim Bảng! 😬

xa quê

…Ôi cánh chim chơi vơi,
triền miên áng mây trôi, hoàng hôn rơi rơi.
Lặng nhìn vầng dương phai,
nhớ nhung vườn trăng soi, nay đã xa vời…

ghe bài này một lần duy nhất cách đây đã mấy chục năm, khi còn rất nhỏ, thoáng qua không biết tác giả là ai, nhưng đã để ý thấy sự khác biệt nên gần đây cố lần lại lai lịch bài hát. Một ca khúc đơn giản, nhưng là loại đơn giản chỉ gặp trong không gian, thời gian của các bậc đàn anh: Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thương, Thông Đạt, Thẩm Oánh, Lê Trọng Nguyễn… và phần nào của thế hệ kế tiếp: Phạm Mạnh Cương, Hoàng Nguyên

Xa quê - Mai Hương 
Xa quê - Lệ Thu 

Rất nhiều ca khúc tôi chỉ biết hát hoặc ghi nhớ chứ không hề biết tác giả, thậm chí là tiêu đề, vì trước đây làm gì có internet đâu để mà tra cứu, giờ thì cập nhật thông tin đã tương đối dễ dàng hơn… Ca từ bài này có phần “sáo” nếu không đặt ca khúc đúng vào thời gian của nó, thời của Đêm đông, Ai về sông Tương… nhạc điệu thể hiện hoàn hảo cái mood “serenata” – khúc nhạc ban chiều!

(Khá nhiều những thu âm ở hải ngoại là hòa âm computer, hay là lạm dụng kỹ thuật máy tính để mix lại những thu âm có sẵn, đơn giản vì những home – brew recording như thế tiện lợi và ít tốn kém hơn. Tuy vẫn thể hiện được dáng nhạc với tai nghe rành rõi nhưng những âm thanh synthetized làm bản nhạc trở nên vô hồn, mất đi sức truyền cảm 😢)