river sailboats

ail boats in the 60s, cut from a Vietnamese documentary. Bamboo mast, sail of a simplistic design, diagonally mounted rectangular – shape canvas, possibly river – only transportation, sail and oar boats.

very long boat

ột ví dụ thuyền đóng xong không xài được, hai chiếc thật dài màu xanh nhạt bỏ phế dưới chân cầu Phú Xuân từ nhiều năm nay (phải đến tận nơi xem mới thấy rõ thân thuyền bị vặn cong như con rắn 😀). Thuyền đóng kiểu truyền thống Việt Nam không có sống đáy (ki – keel), lại quá dài nên khi xuống nước, thân thuyền bị uốn cong bởi chính trọng lượng của nó, cong nhiều ván thuyền sẽ xoắn, xoắn nhiều sẽ hở và vô nước.

Nếu chỉ dùng gỗ, không có các vật liệu hỗ trợ (sắt, thép…) thì thân thuyền dài tối đa chỉ khoảng 70m (kể cả khi có ki). Lại nói về hải hành của Trịnh Hoà, dĩ nhiên đó là một chuyến du hành, khám phá lớn trong lịch sử TQ, nhưng mô tả những con tàu gỗ dài đến hơn 120m thì rõ là cường điệu, phóng đại quá mức. Hhải quân Hoàng gia Anh đã từng thử đủ mọi cách, nhưng vẫn không thể đóng được những con tàu gỗ dài hơn 70m có thể đi biển an toàn.

gold plated

ome where on the Cầu Hai lagoon, near Tư Hiền river mouth, Thừa Thiên Huế province, central of Việt Nam. Silhouette of a small bamboo – woven boat paddled by two man in a very scenic, gold – plated sunset.

xa – thư

讀萬卷書
行萬里路

oàng thành Huế, điện Thái Hoà, ngay bên dưới chiếc biển đề ba chữ “Thái Hoà điện” có khắc một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu, Nam phục nhất Đường Ngu. Tạm dịch: Đất nước ngàn năm văn hiến, Cơ đồ “xe và sách” vạn dặm, Từ sau họ Hồng Bàng dựng nước, Trời Nam lại thịnh trị như thời Đường, Ngu. Khái niệm “xa & thư” được sử dụng rất phổ biến trong văn thư chính trị cổ. Nhưng như thế nào là “xa & thư” – “xe và sách”!?

Xe (xa): dĩ nhiên ngày xưa là chiếc xe ngựa, dùng để chờ người, đồ vật, đồng thời cũng là chiếc chiến xa (chariot). Xem phim về thời cổ đại ở cả Đông lẫn Tây, cả ở La Mã lẫn Trung Quốc đều thấy một điểm chung là chiến xa phổ biến hơn chiến mã. Tại sao lại đi dùng một thứ phức tạp là xe ngựa, mà không đơn giản trực tiếp cỡi ngựa!? Có người lý luận một cách hoàn toàn sai lầm rằng văn minh nhân loại đã đi thụt lùi, từ việc sử dụng chiến xa thời cổ đại, sang dùng chiến mã thời trung đại.

Trong việc cỡi ngựa, phát minh quan trọng nhất là cái bàn đạp, đây được xem là một phát minh tuy đơn giản, nhưng làm thay đổi lịch sử nhân loại! Bộ yên cương, có thêm cái bàn đạp mới khiến kỵ sĩ có thể ngồi vững vàng trên lưng ngựa, điều khiển được ngựa một cách khéo léo, và quan trọng nhất là nhờ có cái bàn đạp mới có điểm tựa để sử dụng vũ khí: gươm, đao, thương… và nhất là có thể bắn cung một cách chính xác. Từ khi phát minh ra cái bàn đạp, nhân loại mới bỏ chiến xa mà dùng chiến mã.

Nhưng quay trở lại thời cổ đại, thì chiến xa vẫn phổ biến hơn là chiến mã, đơn giản là vì không có bàn đạp, kỵ sĩ chưa thể ngồi vững trên lưng ngựa. Thời cổ đại ở Trung Quốc, vua một nước nhỏ có thể có một ngàn cỗ xe, vua một nước lớn có thể có đến vạn cỗ xe. Chiến xa là thứ thể hiện sức mạnh và quyền lực của một vương triều. Người ta đánh giá sức mạnh của một vương quốc thông qua số chiến xa mà nước đó sở hữu, cũng giống như bây giờ chúng ta dùng các đại lượng GDP, GNP, etc… vậy.

Lại nó thêm về xe ở Trung Quốc, thời cổ đại, có hàng trăm vương quốc lớn, nhỏ, mỗi nước dùng một loại xe riêng, đóng theo những quy cách riêng: kích thước bánh xe, độ rộng trục bánh xe. Ở các cổng thành, người ta xây các trụ đá nhỏ làm vật cản, khiến cho xe của một nước có thể đi lọt qua cổng thành nước đó, mà qua nước khác lại không thể đi lọt. Việc mỗi quốc gia sử dụng “quy chuẩn” xe khác nhau thực ra là một cách phòng thủ, không cho xe đối phương đi vào nước mình quá dễ dàng.

Sách (thư): nếu như xe có hàng trăm quy chuẩn khác nhau, thì sách vở, chữ viết cũng vậy. Tuy đều là chữ tượng hình, nhưng mỗi nước lại có cách viết khác nhau, ví dụ cùng một chữ “kiếm” nhưng có đến hàng chục cách viết, tuỳ theo quốc gia, vùng miền. Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc mới thống nhất tất cả các quy chuẩn: xe đóng theo cùng một kích cỡ, chữ viết theo cùng một lề thói, tất cả các đơn vị đo lường, các hình thức nghi lễ, áo mũ, âm nhạc cũng được thống nhất.

Cho nên có thể xem: Thư là kiến thức, Xa là kinh nghiệm, Thư là lý thuyết, Xa là thực hành, Thư là trừu tượng, Xa là hiện thực, Thư là tâm hồn, Xa là thể xác, Thư là tinh thần, Xa là vật chất, Thư là sức mạnh mềm, Xa là sức mạnh cứng… “Xa dữ thư – xe và sách” là hai mặt của một đồng xu, hai yếu tố chính yếu nhất để đại diện cho một nền văn minh. Chẳng phải xưa có câu: Độc vạn quyển thư, Hành vạn lý lộ – 讀萬卷書行萬里路 – Sách: đọc ngàn chương, Đường: đi vạn dặm đó sao!?

cổ kính – tàn y

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi!

ột bài thơ cổ, tương truyền là của Ôn Như hầu – Nguyễn Gia Thiều, theo thể Thất ngôn Đường luật, tác giả thương khóc người vợ đã mất, trong đó có hai câu luận rất “đắt”: Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại, để dành hơi. Tác giả muốn đập vỡ kính (gương) ra, để tìm bóng người yêu từng soi trong đó, rồi đành xếp manh áo lại, để giữ chút hương xưa còn sót của người đã khuất. Cổ thi mà ngôn từ, ý tứ như thế quả thật là quá mới lạ, táo bạo và cũng rất lãng mạn. Dù lời văn nghe có vẻ xưa cũ, “thơ tình” như thế này, ngay cả thời hiện đại dễ gì sánh được!?

Tình hoài hương - Thái Thanh 
Tình ca - Thái Thanh 
Cành hoa trắng - Quỳnh Giao 
Quê nghèo - Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh - Mai Hương 
Nương chiều - Mai Hương 
Thu chiến trường - Kim Tước 
Dạ lai hương - Kim Tước 
Chinh phụ ca - Hà Thanh 

Nhạc của Phạm Duy, với tôi cũng giống như là “cổ kính” và “tàn y”! “Dân ca VN”, xem như là một thứ đã mất, một người đã khuất, không mấy ai còn biết bóng dáng thế nào! Âm nhạc của Phạm Duy cũng giống như “cổ kính” – chiếc gương còn lưu giữ lại bóng dáng của người đẹp, cũng giống như “tàn y” – manh áo cũ còn lưu lại chút hương thơm của giai nhân, âm nhạc Phạm Duy còn lưu lại phảng phất hình bóng dân ca Việt. Về sau, muốn tìm lại bản sắc, e rằng cũng phải làm những việc “đập kính – xếp áo”, tìm lại sự phản chiếu trong âm nhạc của Phạm Duy vậy!

50 ca khúc hà thanh

rong một số ca khúc (ví dụ như Nhạc sầu tương tư, Chinh phụ ca, Nụ cười sơn cước… toàn là những điệu dân ca phía Bắc) Hà Thanh hát dân ca một cách tự nhiên gần như là vô thức, không biết có phải một phần vì chất giọng Huế của bà hay vì điều gì khác!? Cái cảm âm, cái xử lý âm nhạc khéo léo của bà dường như là “vốn có”, không cần phải trãi qua quá trình học tập! Một giọng ca được đánh giá là gần gũi với đại chúng, không nặng về kỹ thuật, nhưng tự nhiên, dể nghe, dể thấm vào lòng người.



50 ca khúc kim tước

ôi không nghe Kim Tước nhiều, không đủ để có một nhận xét “xác tín” nào ngoại trừ vài lời chung chung về một chất giọng cổ điển, chuẩn mực. Thế nhưng ở một số bài mà ngay cả Thái Thanh, Quỳnh Giao… đều không cảm, không diễn đạt được thì Kim Tước lại thành công như Thu chiến trường, Hướng về Hà Nội, etc… (nhất là những bài mang âm hưởng “dân ca cổ”). Với tôi như vậy là đạt, cảm dân ca thì có đánh bằng piano, violon cũng thấy được, mà không cảm thì dẫu có chơi bằng bầu, nhị vẫn biết ngay!



100 ca khúc mai hương

ột chất giọng tự nhiên, nhẹ nhàng, trong sáng, không quá điêu luyện như Thái Thanh, cũng không quá sang trọng như Quỳnh Giao, nhưng cũng khó có thể kém hơn vị trí thứ 3 xếp sau 2 người vừa kể trên. Xem ra, gia đình họ Phạm Đình ấy sinh ra được 3 giọng ca nữ: Thái Thanh, Thái Hằng, Mai Hương (chưa kể những tài năng âm nhạc khác như Phạm Đình Chương, Phạm Đình Viêm, etc…) thực sự cũng đã là tập trung, hun đúc quá nhiều tinh khí tốt đẹp của đất trời vào cùng một nơi vậy!



100 ca khúc quỳnh giao

hất giọng đẹp xếp ngay sau Thái Thanh, có lẽ là Quỳnh Giao, trong một số bản thu âm, thậm chí có phần còn ấn tượng hơn, có lẽ là nhờ kỹ thuật thu âm hiện đại. Và mặc dù đây đó, một số chỗ không hẳn là đã thực sự đạt đến mức tuyệt mỹ để có thể khiến cho ai ai cũng phải hài lòng, nhưng phải thừa nhận rằng Quỳnh Giao có một chất giọng sang trọng, tinh tế không sao tả xiết, phải chăng cũng là một chút dư âm, “vang bóng” cuối cùng mà dòng dõi Hoàng tộc Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay!?