thuốc súng

ừ góc độ kinh tế, bất kỳ điều gì cũng có thể mang lại lợi ích, kể cả, nói xin lỗi, là… cứt! Do có muốn làm hay không mà thôi, hay chỉ hóng hớt cái lợi trước mắt mà bỏ lâu dài! Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi quy mô lớn là đáng báo động, hầu như tỉnh nào cũng gặp vấn đề này, gây ra vô số phiền nhiễu, nhưng chẳng thấy ai xử lý! Ngược dòng lịch sử, nói chuyện xa xôi… châu Âu đã xử lý chất thải chăn nuôi gia súc như thế nào?! Người TQ phát minh ra thuốc súng, thành phần chính bao gồm diêm tiêu (kali nitrat – KNO3) và than (Carbon)! Than thì dễ rồi, nhưng diêm tiêu lấy ở đâu ra!? Người TQ lấy trong các hang động, nơi những loài dơi cư ngụ thành những quần thể lớn, phân dơi sau thời gian phong hoá, rửa trôi hàng trăm năm chứa rất nhiều KNO3, với khối lượng rất lớn lên đến cả chục ngàn tấn! Nhưng châu Âu mới là người hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc súng trên quy mô công nghiệp!

Người Đức từ thế kỷ 16 đã có những trang trại lớn, sử dụng chất thải của gia súc để sản xuất kali nitrat. Tro than từ gỗ (chứa nhiều kali carbonate – K2CO3) được trộn với phân, được ủ cho hoai trong thời gian một năm, sau đó đun để chiết tách ra KNO3! Về hoá học, đây là phản ứng khá phức tạp, có sự tham gia của các loại vi khuẩn! Dù tại thời điểm đó chưa hiểu rõ bản chất, nhưng người Đức mày mò làm được bằng kinh nghiệm! Như thế họ sản xuất ra lượng lớn KNO3, thời chiến thì dùng làm thuốc súng, thời bình thì dùng làm phân bón! Năm 1561, nước Anh có chiến tranh với TBN nhưng bị cạn nguồn cung thuốc súng, họ đành phải bấm bụng chi 150 kg vàng để đi mua “bí mật công nghệ” này từ một sĩ quan Đức! Nên học hoá theo kiểu công thức ở nhà trường là một chuyện, hiểu nó có ý nghĩa thực tế, cụ thể như thế nào lại hoàn toàn khác! Chuyện từ một cái mà người ta rất kinh thường, thậm chí cho là tào lao như… phân Bắc, nhưng lại mang ý nghĩa hệ trọng như thế!