Gần đây thấy bắt đầu xuất hiện những bài về tật xấu của người Việt, nhưng đọc không thấy “sâu”, không thấy “đã” chút nào! Vẫn kiểu giải thích chung chung, chưa thấy hết độ phức tạp của cuộc sống! Nhiều chỗ vẫn biện giải loanh quanh, vẫn kiểu “trừu tượng, cao vời” chứ không đi vào được đời sống thực đa dạng, muôn màu muôn vẻ! Mà đã dám viết về “tật xấu” tức là đã tự đem mình ra làm “bia” cho thiên hạ “ném đá” rồi, thì còn phải sợ cái gì nữa? Không thể tránh khỏi có những chỗ đụng chạm, ai cảm thấy bị đụng thì đành chịu thôi, người có tâm, có tầm sẽ nhìn nhận khác! Cứ phải nói thẳng ra, chính vì… thuốc đắng dã tật! Nói đơn cử chỉ một ví dụ nhỏ:
Biển rộng mênh mông như vậy, hai cái tàu VN nhìn thấy nhau, từ cách xa nhiều cây số đã hụ còi để báo hiệu cho nhau biết, rõ ràng là ý thức, nhìn thấy rõ được tình huống! Thế rồi hai cái tàu cứ tiếp tục nhởn nhơ, ngang nhiên đi thẳng cho đến khi… đâm nhau, một tàu chìm! Biển rộng mênh mông vậy, nhưng cái chướng ngại là quá lớn rồi!!! Mà chướng ngại lớn nhất là nằm ở trong tâm: ai vẹ mày đi vào “đường của tao”!? Đến lúc có những chuyện cứ phải nói thẳng ra thế, rồi tìm cách sửa dần! Chứ không thì trình độ phối hợp xã hội nó vẫn cứ mãi ở thời… công xã nguyên thuỷ! Không sản xuất được gì, không làm được gì, nói cho cùng chính là do… tâm mà ra!