đồng đen, 1

hân có người “bạn” nhắc về “đồng đen”… Haizza, đã là thế kỷ 21 rồi mà dân tình vẫn như thời Trung cổ, cứ mơ mơ hồ hồ, để cho bao nhiêu trò bịp bợm sơ đẳng lộng hành. “Đồng đen” là gì thì chưa bao giờ có định nghĩa rõ ràng. Nhưng trong những gì người ta biết về các loại hợp kim đồng (copper alloys) thì có 2 thứ sau có thể xem là “đồng đen”:

  • Shibuichi là hợp kim 3/4 đồng với 1/4 bạc, có màu đen tuyền tự nhiên rất đẹp (hình dưới, bên trái).

  • Shakudō là hợp kim đồng với khoảng 4~10% vàng, tự nhiên có màu vàng đồng. Đáng lưu ý là Shakudō thường được xử lý bề mặt bằng các loại hoá chất để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng đồng đến màu đen tuyền (hình dưới, bên phải).

Ngày xưa, ở khắp các nước Á Đông: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, etc… Shakudō thường được dùng để đúc chuông, vì nó cho màu đẹp và tiếng hay. Cả 2 loại hợp kim trên đều quý vì chứa hàm lượng bạc, vàng kha khá. Nhưng chỉ như thế thôi, ngoài ra chẳng có thuộc tính “siêu nhiên” gì khác như những trò “ảo thuật” của bọn bịp bợm!


toán & tính

hớ lại ông thầy dạy Toán ở Đại học hồi xưa có nói rằng: cái thứ mà các anh đang học đó, ở cái “trường phổ thông trung học cấp 4” này, nó là “tính” chứ không phải là “toán”! Nhớ lại những ngày đang học lớp 13 hay 14 gì đó (modulo cho 12), câu nói đó đến tận giờ vẫn chẳng hề sai tí nào! Ở Việt Nam, số người làm “toán” thực sự, như GS Ngô Bảo Châu, chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi, mà lại là các ngón trên bàn tay của một thằng Yakuza ấy! Và những người như ông thì đa số đại chúng (>99%), chẳng thế éo nào mà hiểu cho được, dù chỉ là phần nhỏ!

Những gì chúng ta học ở cấp 3 và những năm đầu Đại học: vi tích phân, đạo hàm… phần lớn vẫn là “tính”, chúng ta được dạy nhân chia, cộng trừ, chuyển vế đổi dấu các kiểu. Nhưng ai “nhạy cảm” chút sẽ nhận ra rằng, từ “lý thuyết vành”, “lý thuyết trường”… trở đi không còn là “tính” nữa, đó là biểu diễn của thế giới thực qua những mô hình trừu tượng của Toán học. Cuộc phiêu lưu của thằng “Mít đặc” toán là tôi đây dừng lại ở đó, cũng có thể là xa hơn một chút, nhưng đủ để hiểu rằng, Toán nó hoàn toàn khác với Tính, Tính chỉ cần khả năng, Toán cần tài năng.

Ngày GS NBC được trao giải Fields, một người bạn hỏi tôi: liệu rằng lễ trao giải có thượng quốc kỳ, cử quốc ca hay ko!? Tôi nhìn vào mắt anh ấy, như thể nhìn vào một khoảng trống vô hồn, ko nói gì nhưng thầm nghĩ: hoá ra 5 năm ĐH ngành Toán chẳng có tí xíu ích lợi gì với con người này! Cái tư duy chưa vượt qua được luỹ tre làng ấy ko hiểu rằng, có những cộng đồng nhỏ chỉ vài trăm người nhưng uy tín và danh dự cá nhân của họ vượt lên trên ranh giới quốc gia, dân tộc! Hoặc giả như rằng những cái bản ngã nhỏ nhoi đó ko thể hiểu, hay ko muốn chấp nhận điều ấy!

khỉ & chuối

gười ta làm thí nghiệm như thế này: nhốt 4 chú khỉ vào chuồng, và có trái chuối làm mồi nhử. Hể con nào động vào quả chuối thì nó kích hoạt vòi nước phun nước. Không lâu sau đó hình thành phản xạ có điều kiện, cứ con khỉ nào động vào quả chuối là bị 3 con kia xúm lại đánh, vì đứa nào cũng thích chuối, nhưng đứa nào cũng sợ bị ướt. Sau đó người ta lấy bớt một chú khỉ ra, thay bằng một chú khỉ khác. Nhưng lần này, người ta đổi cơ chế, động vào quả chuối thì nước không phun ra nữa. Chú khỉ mới chưa biết luật, động vào quả chuối, thế là bị oánh. Dù nước không phun ra nữa nhưng kinh nghiệm bị ướt của 3 con khỉ kia đủ mạnh để oánh bất cứ kẻ nào động vào quả chuối.

Lặp lại như thế, lôi một chú khỉ ra, thay vào bằng một con mới, lần lượt từng con, cho đến khi toàn bộ khỉ trong chuồng đều mới! Nhưng cái phản xạ kia được duy trì. Cứ ai động vào quả chuối là bị oánh, dù cả 4 con khỉ, không con nào từng trãi qua cái kinh nghiệm bị nước phun ướt, vì cả 4 con đều được thay vào lần lượt như đã nói ở trên. Cứ như thế cái bài học bị nước phun kia nó đi vào tiềm thức, lan truyền trong cộng đồng, đây gọi là “ký ức xã hội”, dù nguy cơ bị nước phun ướt từ lâu không còn hiện hữu. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy xã hội VN cũng thế, nhiều vấn đề lịch sử, chính trị… đã vĩnh viễn qua đi, không còn thường trực đe doạ, nhưng cứ ai… động vào quả chuối là bị oánh! 😀

Olympic

uy chương vàng Olympic đầu tiên (tức là duy nhất) trong lịch sử thể thao VN, chẳng lẻ chúng ta kém đến thế!? Không phải, chẳng qua VN không giỏi những môn người khác hay chơi, còn những môn VN rất giỏi thì thiên hạ ít chơi, ví dụ như: Cưỡi ngựa xem hoa, qua cầu rút ván, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay, ăn cháo đá bát, thọc gậy bánh xe…

Mượn gió bẻ măng, tát nước theo mưa, theo đóm ăn tàn, bắt cá hai tay, đá cá lăn dưa, đâm heo thuốc chó, bới lông tìm vết, múa gậy vườn hoang, ba que xỏ lá, lừa thầy phản bạn, vắt chanh bỏ vỏ, ếch ngồi đáy giếng, cãi chày cãi cối, rung cây nhát khỉ, tham ván bán thuyền, etc… còn nhiều lắm… Đấy, IOC mà tổ chức hết những môn đó chắc chắn VN sẽ đứng đầu bảng tổng sắp… 😥

tây cống nhật báo

ồi đó mới vô SG có quen chú người Hoa Chợ Lớn, một thư pháp gia chữ Hán loại siêu, nói tiếng Quảng Đông, tiếng Việt chưa sỏi lắm, sáng sáng cafe đọc Tây Cống nhật báo (tức báo Sài Gòn giải phóng bản tiếng Hoa), và đặc biệt là rất mê nhạc Dương Thụ. Haizza, nói là “hoà nhi bất đồng”, thế mà có nhiều người Việt ghét nhau vì cái giọng nói khác có chút xíu…

“lý thuyết hấp dẫn mới”

u hu hu hu, ô hô! Tôi muốn khóc, khóc to, thật to, khóc cho những linh hồn bạc nhược và ảo tưởng về một tương lai huy hoàng, khóc cho một dân tộc suy đồi, khóc cho một nền văn hóa và học vấn mạt vận… Mọi người sẽ cười, không phải cười một bệnh nhân vĩ cuồng (megalomaniac), mà cười cái hội đồng uy tín nào đã ca ngợi và đề nghị công bố cho cả thế giới biết, cười những cơ quan truyền thông nào đã lên dây cót tinh thần như thế này nhân dịp Việt Nam gia nhập WTO.

Gần đây báo Thanh Niên đăng bài: Một người Việt đề nghị công bố thuyết hấp dẫn mới, sau đó đăng nguyên văn bài viết chi tiết, trong đó tác giả Bùi Minh Trí nêu ra một lý‎ thuyết mới: Giải thích cấu tạo vật chất theo kiểu vật thể và trường quyển không thể tách rời của nó, đồng thời chỉ ra sự ngộ nhận của Newton và Einstein về nhiều mâu thuẫn nghịch lý, nhiều khái niệm mơ hồ không nhất quán về tự nhiên.

Báo Thanh Niên đồng thời trích lời PGS-TS Bùi Ngọc Oánh, (viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng VN): Vấn đề ông Bùi Minh Trí đưa ra là có cơ sở, nghiên cứu nghiêm túc nên Viện chúng tôi quyết định hỗ trợ việc công bố rộng rãi cho các nhà khoa học trong nước (và sau đó là các nhà khoa học quốc tế) được biết học thuyết mới này. Nguyên văn bài viết được đăng tải ở đây.

Bài viết bao gồm 45 trang, định dạng cẩu thả, có nhiều lỗi đánh máy, từ ngữ và khái niệm không nhất quán, thiếu chính xác, và nhiều câu tối (vô) nghĩa. Tác giả viện dẫn những thiếu sót, mâu thuẫn trong lý thuyết cơ học cổ điển của Newton, trong thuyết tương đối của Einstein, và đưa ra những luận chứng của Thuyết hấp dẫn mới để có thể giải thích các nghịch lý, mâu thuẫn của vật lý hiện đại. Tổng quát, trình bày của tác giả có cấu trúc như sau:

  • Thiếu sót của thuyết cơ học cổ điển của Newton.

  • Thuyết tương đối của Einstein và một số ngộ nhận của ông.

  • Thuyết hấp dẫn mới với khái niệm cơ bản: vật thể và trường quyển hấp dẫn năng lượng của nó.

1.   NEWTON VÀ CƠ HỌC CỔ ĐIỂN

Luận điểm chính phản bác thuyết cơ học cổ điển của Newton là: Khối lượng không hấp dẫn khối lượng mà khối lượng (trong vật thể tâm trường) hấp dẫn các năng lượng không gian (hạt Graviton) trong trường quyển chuyển động hướng tâm với gia tốc g. Các vật thể có khối lượng hiện hữu trong trường quyển bị cuốn theo cùng gia tốc đó (sic).

Vấn đề ở đây là khái niệm vật thể và trường vật chất xung quanh vật thể không phải là khái niệm mới, nó đã có ít nhất từ lúc Faraday phát hiện ra điện từ trường.

Tác giả chỉ mượn lại khái niệm này và thêm vào graviton, một loại hạt giả thuyết chưa được chứng minh về sự tồn tại. Theo tác giả, quan điểm của Newton về không gian là không gian trống rỗng tuyệt đối. Thực ra là Newton, cũng như phần lớn các nhà khoa học cùng thời, cho rằng không gian được lấp đầy bằng ethe, một loại vật chất giả thuyết lúc bấy giờ.

2.   EINSTEIN VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Tác giả bài bác hai luận điểm của Einstein và gọi đó là ngộ nhận: Ngộ nhận vận tốc làm thay đổi khối lượng của vật thể chuyển động (sic).

Einstein chưa bao giờ có ý này, ông chỉ nói vận tốc làm thay đổi thời gian tương đối của vật chuyển động.

Ngộ nhận môi trường không gian là chân không dẫn tới ngộ nhận vận tốc ánh sáng trong môi trường không gian là hằng số vật lý, thực ra vận tốc, ánh sáng c không phải là hằng số vật lý trong mọi trường quyển vật thể (sic).

Einstein cũng không có ý này, ông chỉ nói vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không là hằng số c. Một học sinh lớp 9 cũng biết rằng ánh sáng chuyển động khác nhau trong các môi trường vật chất khác nhau và đặc trưng cho thuộc tính này là chiết suất của môi trường. (Đây chính là đánh tráo khái niệm giữa môi trường chân khôngmôi trường không gian).

Phê phán về các chứng minh lý thuyết và thực nghiệm của lý thuyết tương đối (hẹp) của Einstein rất hàm hồ và không chính xác: Thuyết tương đối tổng quát đã dự đoán 3 hiệu ứng hấp dẫn… Các quan trắc đã kiểm nghiệm là khá phù hợp với dự đoán của lý thuyết, song các kết quả quan trắc kiểm nghiệm đó có đáng tin cậy hay không thì chưa có phương pháp kiểm chứng đảm bảo (sic).

Tác giả Bùi Minh Trí có thể đọc lại lịch sử vật lý để biết các chứng minh thực nghiệm này đã được chuẩn bị và tiến hành như thế nào, có rất nhiều tài liệu ghi lại các chuyến hải hành và đo đạc kiểm chứng của Viện Hàn lâm Khoa học và Hải quân Hoàng gia Anh lúc bấy giờ (1914). (Trong điều kiện nước Anh đang có chiến tranh với Đức, Thế chiến thứ I, mà giới học giả Anh vẫn có thể làm một hành động rất công tâm là kiểm chứng và thừa nhận giả thuyết của Einstein, lúc đó đang còn là một nhà khoa học Đức).

Không gian phi Euclid, một cơ sở của lý thuyết tương đối tổng quát có hiện thực hay không? Cho đến nay chưa ai chứng minh được bởi hình học phi Euclid của Riemann, Gauss, Bolyai, Lobachevsky suy ngẫm cho cùng chỉ là hình học mặt phẳng chuyển sang các mặt cong có độ cong không đổi trong không gian Euclid mà thôi. Đó không phải là hình học không gian phi Euclid (sic).

Vậy thì thế nào mới là hình học phi Euclid, tác giả không nói rõ!?

Xây dựng thuyết tương đối tổng quát, Einstein đưa ra khái niệm không – thời gian cong, một khái niệm không thể hình dung nhận thức theo tư duy thông thường cho đến nay chưa có ai giải thích được rõ ràng thuyết phục khái niệm không – thời gian cong (sic).

Điều này chứng tỏ tác giả không hiểu Einstein ở những điểm sơ đẳng nhất, cũng là những điểm tinh tế nhất, đồng thời tác giả cho thấy lập luận chủ yếu của mình là một quan điểm về không – thời – gian tuyệt đối. Đây là một nhận thức có tính trực quan và bản năng tồn tại trong mỗi cá nhân, một tri thức tiên nghiệm theo nghĩa của Kant, và cũng là nhận thức mà Einstein đã đả phá.

Đọc kỹ, có thể tìm thấy rất nhiều những nhận định hàm hồ và ngây thơ trong 45 trang viết.

3.   TÓM LẠI

Tác giả thiếu hiểu biết cơ bản về vật lý. Tác giả không logic trong cách đặt vấn đề và chứng minh vấn đề. Các công thức tính toán chỉ là những biểu thức cơ học cổ điển đơn giản, không có nội hàm biểu đạt không – thời gian theo nghĩa vật lý hiện đại.

Chỉ cần một học sinh hết cấp 3 được giáo dục tử tế cũng có thể nhận ra những luận điệu vô bằng vô chứng của tác giả. Tình huống thế này có thể được tóm tắt trong một câu nói đùa như sau: người nghe không hiểu người nói đang nói những gì, nhưng nếu người nghe hiểu người nói ấy đang nói gì, thì người nghe cũng sẽ hiểu ra một điều rằng: người nói không hiểu điều anh ta đang nói! 😬.

Tác giả chỉ chứng minh được một điều rằng mình không hiểu Einstein và cả Newton ở những điểm sơ đẳng nhất. Thuyết hấp dẫn mới không có gì khác ngoài việc nhắc lại một cách không chính xác một số vấn đề của vật lý hiện đại. Tác giả thậm chí không đưa ra được một luận điểm có thể bàn cãi.