once upon a time in odessa

gày xửa ngày xưa ở Odessa, một film Nga mới làm sau này, hình ảnh, ánh sáng cực đẹp, nhiều sound – track nhạc Nga & Ukraina siêu hay. Film về một tướng cướp, trùm giang hồ Odessa, về sau là một chỉ huy Hồng quân, tất cả đều là sự thật lịch sử. Việt Nam cũng có nhiều hình tượng giống y như thế: Trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng Dương Văn Dương, Đại tá Mai Văn Vĩnh, .v.v…

17 moments of spring – somewhere far away

h my pain, I beg you to leave me, at least just for a while. Oh my cloud, the bluish cloud, do you fly to my dear home? Oh my shore, my beautiful shore, please show yourself, from afar, just a blury outline, my lovely – tender shore. I would like to swim to you, at least some day.

Somewhere far away, somewhere very far away, mushroom – shaped rain is falling through the sunshine. Somewhere far away, somewhere in my memory, it’s getting warm just like in my childhood, though my memory now is covered under thick layers of snow…

binary chemical weapon

aizzza, đây chẳng phải chính là loại độc dược 2 thành phần (binary chemical weapon) mà năm đó, tại Lục Liễu sơn trang, Triệu Mẫn quận chúa đã dùng để ám toán (không thành công) Trương giáo chủ Vô Kỵ ca ca và các huynh đệ Minh giáo đó sao!? Thủ pháp thật là vi diệu, 2 thành phần để riêng lẻ thì không có độc tính, không thể dò tìm ra được, lúc phối hợp lại với nhau mới phát tác. Muốn biết sự tình sao lại có thể xảo diệu đến như thế, xin hãy đọc Ỷ Thiên Đồ Long ký, chương 41 & 42 sẽ rõ !!! 🙂

Russian Victory Day Parade 2018

hư thông lệ, ngày này hàng năm, gấu Nga lại khoe cơ bắp! Năm nay đặc biệt khoe người ít, khoe vũ khí nhiều. Quảng trường Đỏ với 2 nhà thờ Kazan và Basil nằm ở 2 đầu dường như đã trở nên quá chật hẹp để khoe những dàn vũ khí, khí tài “khủng”, một số là những loại “sử dụng các nguyên tắc vật lý mới”, “độc nhất vô nhị trên toàn cầu”. Stalin từng ra lệnh phá dỡ cả 2 nhà thờ Kazan & Basil, lấy chỗ rộng rãi để duyệt binh. Các kiến trúc sư thời đó đã cố gắng hết sức nhưng chỉ cứu được 1 trong 2, bằng cách biến Basil thành viện bảo tàng…

Cách duy nhất có thể cứu một công trình tôn giáo khỏi bị phá huỹ trong cái thời khắc nghiệt đó. Kazan mới được xây dựng lại như cũ sau này. Phần lễ, nhạc đã được rút ngắn đáng kể so với thời Sô-viết. Nhưng cũng là cái giọng đọc “basso profondo” (giọng nam siêu trầm) đó, giống y như của Yuri Levitan, phát thanh viên radio nổi tiếng thời WW2, chất giọng đầy uy lực, dể dàng khiến người ta lạnh gáy: “Vnimanie, vnimanie, govorit Moskva…” – “Chú ý, chú ý, Mát-cơ-va đang nói…”

cossacks – 1

iống như khi phái đoàn ngoại giao Grand Embassy của Sa Hoàng Peter the Great lần đầu tiên sang châu Âu, những ban nhạc cung đình châu Âu biểu diễn âm nhạc cổ điển sang trọng, lịch sự, từ tốn. Để đáp lại, dàn nhạc của Peter biểu diễn một thứ âm nhạc với huýt sáo và hò hét. “Cũng tương tự”, muốn nghe hò hét, huýt sáo trong không gian âm nhạc thính phòng, hãy xem Alexandrov Ensemble biểu diễn tại Anh năm 88, một trong những bài dân ca Slavơ nổi tiếng nhất… 😅

Cossack không phải là một dân tộc riêng biệt, mà chỉ là một sub – culture trong không gian văn hoá Slavơ chung: Nga, Ucraina, Belarus… Từ thời xa xưa, họ sống trên các thảo nguyên, lối sống trồng trọt, chăn thả, giỏi về chiến đấu trên lưng ngựa. Trong tất cả các thời đại, từ thời các Sa hoàng đến thời Sô – viết, và hiện đang thấy rất rõ trong giai đoạn nước Nga Putin hiện đại, Cossack vẫn luôn luôn là “cơ bắp” của chế độ: giữ gìn, mở rộng biên cương, trấn áp nội gian, nội loạn.

russian names

ừ Vladimir đến Vladimir, 100 năm (1917 – 2017) Vladimir đầu là Vladimir Ilyich, Vladimir sau là Vladimir Vladimirovich! 😅 Cách đặt tên của người Nga có chỗ khác biệt với phương Tây, ngoài họ (như Ulyanov) và tên (như Vladimir), tên đầy đủ của người Nga còn chèn thêm tên của bố – patronymic ở giữa, như trường hợp của Lenin là: Vladimir Ilyich Ulyanov.

Ở đây, ám chỉ là ông Vladimir, con của ông Ilya, họ nhà Ulyanov, còn của Putin là: Vladimir Vladimirovich Putin (vì bố ông ấy cũng tên là Vladimir). Cách đặt tên như thế có ưu điểm là khó có 2 người trùng tên nhau, nhưng thường chỉ dùng tên đầy đủ trong trường hợp trang trọng (hoặc nghiêm trọng). Thêm một chỉ dấu của một nền văn hoá cực kỳ… phụ hệ!

CMT10

ài trăm năm trước, Marx đã vẽ ra một cơn “ác mộng” về cuộc sống dưới chế độ TBCN, nơi mọi thứ sản xuất ra là để mua bán, đổi chác. Năng lực sáng tạo của con người bị biến thành một thứ hàng hoá. Sản phẩm và người làm ra sản phẩm rút cuộc cũng đều là một thứ hàng hoá, và cuộc sống hàng ngày bị biến thành một vòng xoáy bất tận.

Vòng xoáy của những zombie – xác sống, vật chất trở nên nửa – sống, còn con người trở nên nửa – chết! Thị trường chứng khoán vận hành như một thế lực độc lập, tự nó quyết định nhà máy nào sẽ mở/đóng cửa, người nào sẽ đi làm/nghỉ ngơi. Tiền thì sống, người thì chết, sắt thép mềm như da, còn da mặt cứng hơn sắt thép! Một vài suy nghĩ của ông ấy vẫn còn tính thời sự!

analog computers

ột chủ đề ưa thích của tôi là lịch sử Khoa học Kỹ thuật. Lên Đại học, tiếp xúc với các khái niệm automata, tự động hoá và điều khiển, tôi được học chung về các nguyên tắc đầu vào và đầu ra của các hệ thống máy tính điện tử. Tất cả các tín hiệu “in và out” (sensor, control, actuator…) được “lượng hoá” từ tín hiệu analog thành digital, vì máy tính hoạt động trên nguyên tắc tín hiệu số, dĩ nhiên có một số bộ chuyển đổi AD, DA ở đâu đó. Nhưng mãi lâu về sau, tôi mới được biết đến cái gọi là “analog computer”, ngược hẳn với “digital computer”, đó là những “máy tính tương tự”, hoạt động trên các “tín hiệu tương tự”, sử dụng những nguyên tắc cơ, điện, quang là chủ yếu. Một ví dụ “kinh khủng” nhất cho các “analog computer” loại này là các “máy tính” sử dụng trong điều khiển tàu vũ trụ của Liên Xô, mở ra bên trong thấy toàn các bánh xe cơ giới!

Một sự thật làm tôi há hốc mồm vì kinh ngạc! Tàu con thoi Soyuz được phóng lên vũ trụ và hạ cánh xuống mặt đất, được tự động hoá từ A đến Z, không cần có người điều khiển, sử dụng những bánh xe, cánh tay đòn, “hoàn toàn cơ giới”… như thế. Trong khi “Tàu con thoi – space shuttle” của Mỹ, sử dụng “digital computer” hẳn hoi – hiện đại hơn Liên Xô cả một thế hệ, nhưng không thể tự động hoá hoàn toàn, mà cần phải có người điều khiển! Các hình dưới đây, bảng điều khiển tàu vũ trụ Liên Xô, một quả địa cầu được xoay bằng các trục và bánh xe, để chỉ cho phi công biết con tàu đang ở đâu so với mặt đất! Mở ra bên trong trông như một cái đồng hồ, một kỳ quan thực sự về các cơ chế cơ khí siêu phức tạp! Phải mất rất lâu ta mới hiểu ra rằng, có nhiều hơn một cách để làm “chuyện ấy”, và những “cách khác” ấy đôi khi rất “dị” so với “quan điểm thông thường”!!! 😅

sputnik

gày này, cách đây 60 năm… Từ một động cơ “kép”, vừa để thể hiện sức mạnh khoa học kỹ thuật của “Moguchiy Sovetskiy Soyuz – Liên bang Xô viết hùng mạnh”, vừa phát triển công nghệ quốc phòng; đã khởi đầu cho kỷ nguyên không gian, nhờ đó mà bây giờ chúng ta có GPS, có điện thoại vệ tinh, có vệ tinh thời tiết, và vô số những thành tựu khác. Đưa được vệ tinh vào quỹ đạo cũng có nghĩa là người Nga đã có loại tên lửa đưa được đầu đạn hạt nhân đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu! Nước Mỹ không còn an toàn như trước!

Nó cũng tạo ra “ấn tượng” rằng, trình độ KHKT của Liên bang Xô viết đã vượt qua phương Tây! Chiến tranh lạnh cũng có mặt tích cực của nó, KHKT được ưu tiên phát triển! Cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu! Một năm sau, bố tôi về nhà thông báo với ông nội rằng người Mỹ vừa đặt chân lên mặt trăng! Ông nội lắc đầu hoài nghi, hoàn toàn không tin, kiên quyết phản đối. Không thể nào cái vầng trăng tuyệt mỹ, thiêng liêng như trong thơ Đường của ông lại có thể bị “xâm hại” như thế được! Chuyện ấy đơn giản là không thể, tuyệt đối không thể… 😅

định vị vô tuyến

rước khi các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, Galileo, Bắc Đẩu, etc… ra đời thì phổ biến trong hàng hải và hàng không là khá nhiều các loại hệ thống định vị radio khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hyperbolic navigation. Nguyên tắc hoạt động: giả sử có 2 nguồn phát sóng A và B được đồng bộ hoá để phát đi những tín hiệu lệch nhau một khoảng thời gian cố định, vị trí của A & B trên bản đồ được biết trước. Thiết bị nhận (receiver) nhận và so sánh tín hiệu phát ra từ 2 nguồn A & B, và vẽ thành một đường cong hyperbol mà trên đó hiệu khoảng cách đến A & B là hằng số. Giao hai đường hyperbol (sử dụng thêm một nguồn phát thứ 3 là C) sẽ có được toạ độ hiện tại. Nguyên tắc chung như vậy, nhưng có rất nhiều hệ thống Hyperbolic navigation khác nhau:

Anh và Mỹ xây dựng hệ các thống GEELORAN. Liên Xô thì xây dựng các hệ thống CHAYKAALPHA. Từ khi định vị vệ tinh trở nên phổ biến thì định vị radio dần bị loại bỏ. Tất cả các trạm phát GEE, LORAN đã ngừng hoạt động từ hơn 20 năm nay. Tuy vậy, người Nga vẫn duy trì và tiếp tục phát triển các hệ thống CHAYKA và ALPHA đến tận bây giờ. Sau một loạt những sự cố hàng hải, hàng không gần đây, được cho là có liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, Anh và Mỹ đã chuẩn bị xây dựng lại hệ thống LORAN như trước, làm phương án dự phòng trong trường hợp GPS, GLONASS… không hoạt động vì một lý do nào đó. Độ chính xác của các hệ thống Hyperbolic navigation vào khoảng 50~100 m, tuy không tốt bằng định vị vệ tinh, nhưng vẫn đủ tốt cho đa số các mục đích sử dụng.