usa vs ussr

hủng hoảng con tin ở Beirut, 1985. Năm 1985, một tổ chức Hồi giáo cực đoan, một nhánh nhỏ của phong trào Hezbollah tại Ly-băng bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô tại thủ đô Beirut. Khi đội đặc nhiệm Alpha của KGB được gởi sang hai ngày sau đó thì một nhà ngoại giao đã bị khủng bố sát hại. Sứ quán Liên Xô tiến hành đàm phán bí mật, đưa ra các lời đe doạ từ nhẹ tới nặng:

+ Anh biết ko, các siêu cường không thích chờ đợi. Chúng tôi nói thả người, thì các anh phải thả! => khủng bố im lặng

+ Chúng tôi đang tập trận, tên lửa nhiều khi cũng bay nhầm, trục trặc kỹ thuật vẫn hay xảy ra! => khủng bố cũng im lặng

Ngay sau đó, nhóm Alpha bắt cóc một người cháu của kẻ chủ mưu, cắt đầu và thiến anh ta, gởi hai bộ phận đó đến trong một cái hộp. 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại được thả ngay lập tức sau đó! Từ đó, trong suốt 20 năm, khắp cả vùng Trung Đông, không ai dám bắt cóc các công dân Liên Xô nữa. Mãi hơn 20 năm sau, sự kiện 5 nhà ngoại giao Nga bị bắt cóc và sát hại tại Iraq năm 2006 (trước khi có thể tiến hành đàm phán). Putin ra lệnh “loại trừ’ những kẻ khủng bố bằng mọi cách, mọi giá.

Giới bình luận phương Tây nghi ngờ khả năng thực hiện lệnh này, vì Iraq năm 2006 không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga như trước. Thế nhưng bằng cách này hay cách khác, đến năm 2010, tất cả những ai có liên quan đến vụ sát hại các nhà ngoại giao Nga đều đã chết: bị bắt và xét xử, hay bị ám sát trong những hoàn cảnh không rõ ràng khác. Những sự kiện thực tế – facts, minh chứng cho những gì có thể làm bởi các cơ quan tình báo đối ngoại, không riêng gì nước nào.

Có những luồng ý kiến khác nhau về cách hành xử như thế. Một ý kiến cho rằng: như thế quá tàn bạo, quá khát máu, đánh khủng bố bằng những biện pháp tương tự, hay còn sắt máu hơn cả khủng bố. Đa số các cơ quan tình báo Tây phương đều cho rằng, đó chỉ có thể là Liên Xô và Nga, chứ phương Tây khó có thể làm như thế. Họ (phương Tây), trên một mặt nào đó, vẫn bị những “tiêu chuẩn lương tâm, đạo đức” chi phối và không thích tay mình dính quá nhiều máu (theo nghĩa đen).

Một ý kiến ngược lại: anh giết của tôi một người, tôi giết của anh một người, dù sao vẫn “công bằng”, và để ngõ khả năng hoá giải hận thù. Phương Tây không thích tay dính máu, họ thích dùng UAV bắn tên lửa từ xa hơn. Việc giết quá nhiều người vô tội, mà không có một đối tượng gây án cụ thể “có thể nhìn thấy” nào, dẫn tới việc các tổ chức khủng bố sẵn sàng hướng đến bất kỳ ai, dùng bất kỳ biện pháp nào để báo thù, và ngày càng trở nên điên cuồng hơn trong việc lựa chọn mục tiêu của chúng.

Peter the Great

àng năm, vào ngày 30 tháng 7, sinh nhật của Sa hoàng Peter I (vừa qua), chiếc thuyền buồm nhỏ 400 năm tuổi này lại dẫn đầu đoàn diễu hành kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Nga trên sông Neva. Sau 400 năm, con thuyền 7m đóng bằng gỗ sồi này cỡi trên boong một con tàu khác chứ không thể tự bơi như trước. Tất cả chiến hạm của Hải quân Nga đều phải nghiêm chào khi con thuyền này đi qua. Peter I tìm thấy chiếc thuyền buồm trong nhà kho của ông nội, và học cách điều khiển nó năm 14 tuổi. Vài năm sau, ông tự tay đóng những chiếc thuyền buồm khác, “from keel to mast” – từ đáy lên tới đỉnh, và sau đó giong thuyền hàng trăm cây số trong bão tố trên vịnh Baltic, mặc cho bà mẹ của ông sợ hãi can ngăn.

Một cậu bé siêu tò mò và hiếu động, lập ra những “đại đội” đầu tiên từ các gia nhân, những người hầu cận của mình để chơi đánh trận giả. Hơn 3000 thiếu niên được huy động để lập nên hai trung đoàn: một đóng vai quân xanh, một đóng vai quân đỏ, và để xây dựng những pháo đài gỗ cho các trò chơi của cậu bé này. Ngày qua ngày, các chàng trai đó lớn dần lên, trò chơi trận giả ngày càng trở nên thật hơn. Đến một lúc, họ tập trận với gươm thật, súng thật, và từ đó trở thành 2 trung đoàn PreobrazhenskySemenovsky, đội ngự lâm quân của các Sa hoàng sau này. Những cậu bé chơi trận giả với Peter, về sau, đa số đều trở thành những sĩ quan thành danh trong các đơn vị quân đội khác nhau của vương quốc.

Không quan tâm nhiều đến sách vở, chỉ ham mê các trò chơi vận động. Nhưng ham thích thuyền buồm, nên đã học toán, học thiên văn để biết cách dùng kính lục phân (sextant), đã học nghề mộc, học cách tự may buồm, học cách rèn đúc đại bác, vũ khí, và tất cả những nghề nghiệp có liên quan khác. Năm 1697, lúc 25 tuổi, Peter du hành ẩn danh (incognito) qua nhiều quốc gia châu Âu, dừng chân 4 tháng ở Amsterdam để học nghề mộc đóng thuyền. Trong suốt thời gian 4 tháng này, ai gọi Peter là “bác cả” (thợ mộc) thì ông trả lời, còn ai gọi là “điện hạ”, “hoàng thượng” thì ông làm lơ không đáp. Peter đến Đức, Anh, Áo và nhiều quốc gia châu Âu khác, học hỏi mọi thứ có thể trên đường đi, nhất là những tiến bộ kỹ thuật!

Bản thân Peter thành thạo hơn 16 nghề, thành thạo thật sự chứ không phải chỉ làm cho có. Cuộc hành trình 2 năm ở châu Âu đã đem về Nga hàng chục ngàn đầu sách, đích thân Peter phỏng vấn và tuyển chọn gần 1000 chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho việc đóng tàu, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, huấn luyện binh lính, etc… Họ được trả một mức lương hậu hĩnh để phục vụ trong quân đội, hải quân, trong chính quyền và các ngành nghề công nghiệp khác của Nga. Nên biết rằng lúc này châu Âu đã qua kỷ nguyên Ánh sáng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên Công nghiệp hoá, trong khi nước Nga vẫn còn là một quốc gia trung cổ cực kỳ lạc hậu, đơn thuần nông nghiệp dựa trên chế độ “nông nô” (serfdom).

Để mở mang bờ cõi, phía Nam, Peter xây dựng hạm đội biển Đen và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Bắc, ông lập nên hạm đội biển Baltic và tuyên chiến với Thuỵ Điển, quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ. Hai hạm đội này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, mở được đường ra biển, giao thương với châu Âu và thế giới. Trước đó, người Nga hầu như chưa biết biển là gì! Peter khởi đầu với vị trí bombardier – pháo thủ, tự tay kéo pháo, tự tay nhồi đạn. Ông làm việc trên công trường đóng tàu như một người thợ mộc bình thường khác. Suốt mấy chục năm chinh chiến, ông được “thăng chức” bởi… chính các tướng lĩnh của ông, dần dần sau mỗi trận chiến, từ đại uý, đại tá và cuối cùng là đại tướng.

Mặc dù hiển nhiên, Sa hoàng mới thực sự là người chỉ huy cao nhất. Tất cả giống như là một vở kịch lớn, một trò chơi lớn, tiếp nối những trò chơi trận giả lúc nhỏ. Lúc đang xây dựng thành phố mới St. Peterburg, dự tính sẽ là thủ đô mới của nước Nga bên bờ vịnh Baltic, Peter sống trong một ngôi nhà gỗ 3 gian tạm bợ, với người vợ, sau này là nữ hoàng Catherine. Trong suốt nhiều năm, Catherine tự tay nấu ăn và giặt giũ, chăm sóc con cái, còn Peter tự tay làm vườn, họ sống như một cặp vợ chồng nông dân bình thường khác, trong căn nhà gỗ nhỏ thậm chí không có ống khói. Thư từ gởi đến và đi, đề tên là Peter Mikhailov, chứ không phải là Sa hoàng. Căn nhà này bây giờ trở thành một viện bảo tàng ở thành phố St. Peterburg.

Catherine, một phụ nữ gốc gác nông dân, “xuất thân hèn kém”, cả đời không biết đọc và viết, nhưng theo chồng Nam chinh Bắc chiến, chia xẻ mọi khó khăn, cực khổ, hiểm nguy trên chiến trường, nhiều khi còn tự tay nấu ăn cho lính tráng. Bà cứu mạng chồng mình trong một lần thua trận, bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây, bằng sự thông minh khôn khéo và can đảm của mình. Còn những khi chiến thắng trở về, Sa hoàng Peter, trong quân phục một đại uý, diễu hành qua cổng Khải hoàn môn ở Mát-cơ-va, đi phía sau những tướng lĩnh chỉ huy của ông như một người lính bình thường nhất. Giới quý tộc truyền thống Nga nhìn vào Hoàng đế của họ với tất cả những sự ngỡ ngàng, khó hiểu, xen lẫn với tức tối và bất mãn.

Công cuộc lột xác của nước Nga từ một nước nông nghiệp trung cổ lạc hậu, bước sang công nghiệp hoá trải qua nhiều đau đớn. Bản thân giới quý tộc không muốn từ bỏ các đặc quyền đặc lợi. Bản thân Nhà thờ Chính thống giáo không muốn mất đi các đất đai sở hữu và những quyền lợi khác. Peter đã ra lệnh tháo tất cả chuông của tất cả Nhà thờ trên toàn thể lãnh thổ Nga xuống để lấy đồng đúc súng đại bác, một hành động mà sau đó ông bị xem là “anti – Christ”. Giới quý tộc được lệnh phải văn minh hoá, phải học theo kiểu cách Tây phương. Áo choàng dài bị cắt ngắn, những hàm râu quai nón rậm rạp đặc trưng của quý tộc Nga bị cạo sạch, ai còn muốn để râu phải đóng “thuế râu”, phải trả một khoản tiền lớn.

Con em các nhà quý tộc và thơ lại được gởi đi châu Âu, học ngoại ngữ, học toán, học luyện kim, đóng tàu, kiến trúc, xây dựng, etc… và tất cả những ngành nghề cần thiết khác. Thể chế dựa trên đặc quyền, đặc lợi xa xưa dần dần bị bãi bỏ, tất cả được xây dựng lại trong một hệ thống dựa trên tài năng và công trạng. Thăng tiến trong chính quyền hoàn toàn dựa trên những thành quả đạt được. Và những đổi thay đó rất đau đớn, ở đây thể hiện một mặt khác trong cá tính con người Peter, một sự tàn bạo đến khát máu, sẵn sàng ra lệnh treo cổ hàng ngàn người chỉ trong một ngày, tất cả những ai dám chống đối, dám cản đường ông, tất cả chỉ để thực hiện cho bằng được chính sách “Duy tân” của mình.

Lịch sử nước Nga từ đó bước sang một trang khác, một kỷ nguyên khác, nổi lên như một siêu cường ở châu Âu. Cả châu Âu run sợ trước một thế lực mới, vừa văn minh hiện đại, vừa dã man tàn bạo! Không một ai có được vai trò như của Peter đối với nước Nga, trên tất cả các phương diện: khoa học, kỹ thuật, quân sự, văn hoá, thể chế luật pháp, chính quyền, kiến trúc, xây dựng, etc… Và cũng chỉ duy nhất một mình Peter được sử sách Nga chính thức gọi bằng cái tên: Piotr Veliki – Peter the Great – Peter vĩ đại. Tất cả được kể lại một cách hết sức chi tiết và sống động trong cuốn sách đồ sộ Peter the Great của Alexei Tolstoy, bản dịch tiếng Việt: Pie đệ nhất, một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi lúc nhỏ.

thằng ngốc mùa hè và thằng ngốc mùa đông

ăn học, phim ảnh Nga thường có hình tượng “thằng ngốc”. Không biết có phải vì cái lãnh thổ quá rộng lớn của nước Nga, nhiều vùng xa biển, và do đó thiếu muối hay không, nhưng quả thực là văn hoá Nga có một chủ đề khá phổ biến, cũng khá đặc trưng, đó là chủ đề “thằng ngốc”. Một kiểu “mentally impaired”, một loại “abnormal personality trait”, hay một dạng khiếm khuyết về thần kinh, trí tuệ nào đó.

Họ phân biệt có hai dạng ngốc khác nhau, dạng thằng ngốc mùa hè: vừa thoáng thấy nó đi ngoài chợ, “nhặt lá, đá ống bơ”, khoa chân múa tay, nói năng la hét um sùm là đã biết ngay rằng nó ngốc! Dạng thứ hai gọi là thằng ngốc mùa đông, ngoài trời bão tuyết, phải chờ nó vào hẳn trong nhà, lột mũ, cởi áo khoác, ngồi nói chuyện vài câu rồi mới biết là nó ngốc! Ở Việt Nam, có khi phải ngồi nhậu với nó 4, 5 lần rồi mới biết nó ngốc! 😥

seafarers – 19, Evgeny Gvozdev

vgeny Gvozdev is the only Russian to complete two circumnavigations. The first on his 5.5 m Lena, from 1992 to 1996 and the second from 1999 to 2003, on a much smaller boat, the Said, 3.6 m, built on his apartment’s balcony. He did it the Russian way: no motor, no autopilot, no GPS, no water distiller, no radio set, no satellite phone, no solar battery, nothing… just a compass and a sextant. That left modern seamen open – mouthed with astonishment! He died of a head injury on his 3rd attempt to go around, aged 74.

vgeny Gvozdev là người Nga duy nhất hoàn tất 2 lần vòng quanh thế giới. Lần đầu trên con tàu 5.5 m tên Lena (1992 – 1996), lần thứ hai (1999 – 2003) trên con tàu Said, 3.6m mà ông tự đóng trên ban công căn hộ của mình. Ông làm điều đó theo cách của người Nga: không động cơ, không hệ thống lái tự động, không GPS, không máy lọc nước biển, không radio, không điện thoại vệ tinh, không năng lượng mặt trời… không có gì ngoài 1 la bàn và 1 kính lục phân! Những thuỷ thủ hiện đại chỉ biết há hốc mồm vì kinh ngạc! Ông chết vì một chấn thương đầu trong lần thứ 3 đi vòng quanh thế giới, hưởng thọ 74 tuổi!

sếu đầu mùa

Anh là bồ câu trắng,
Bay trên tận trời xanh.
Còn em bồ câu nhỏ,
Nhẹ nhàng bay bên anh.

hứ nhất là giai đoạn tôi lớn lên không có nhiều thứ để đọc, dù không hảo văn học Sô – viết lắm (rập khuôn, giáo điều), nhưng rất thích nhiều khía cạnh của văn học Nga (rộng lớn mà chi tiết), hai thứ ấy không phải là một! Thứ hai là tôi ghét đọc, cho rằng nên đọc càng ít càng tốt, thậm chí nghĩ rằng đọc sách chỉ thêm hại đối với người không biết suy nghĩ thấu đáo.

Cũng giống như được ăn những món sơn hào hải vị mà bị sình bụng, không thể tiêu hoá được, không hấp thu được gì bổ dưỡng cả! Thứ ba là tôi ghét đọc dài, mất thời gian vô ích, nhưng những tiểu thuyết mà tôi thích nhất lại… siêu dài, ví dụ như: Bác sĩ Zhivago, hay Pie đệ nhất, thích đến mức đọc đi đọc lại hàng ngàn trang sách ấy những 5, 7 lần!

Ai đã từng cầm trên tay những tập sách này, sẽ nhận thấy sức nặng của… giấy và của kỷ niệm! Mà này, tôi nói thẳng nhé, nếu đọc sách mà chẳng tích luỹ thêm được tí giá trị gì vào người, không bồi bổ được chút gì về phương châm, lý tưởng sống, không đào thải ra khỏi đầu óc những thứ suy nghĩ vụn vặn, tạp nham, rẻ tiền… thì đọc để làm gì vậy!?

Hay chỉ để làm màu cho thiên hạ thấy!? Thế có phải là phí thời gian, tiền bạc, công sức không, mà cũng chẳng loè được ai đâu! Đấy, như tôi đã nói đấy, thực ra sách vở chả có tốt đẹp gì cả, nó đẩy biết bao con người vào vòng nhảm nhí, vớ vẩn, vào chốn hoang tưởng, huyễn hoặc do tự chính mình tạo ra, vô phương cứu chữa! Bỏ đi cho nó lành!

Nên mới bảo đọc sách không hề dễ tí nào, phải có nội lực thì mới tiếp thu được, không thì chỉ tẩu hoả nhập ma mà thôi. Vì từ tư tưởng, cảm hứng, cho đến hành động vẫn còn xa, xa lắm, nên nói đọc mà không phải là đọc tức là như thế! Còn những loại đến không phân biệt được sách hay, sách dở, sách lăng nhăng, làm xàm, thì không cần phải bàn tới!

those were the days

những đêm khuya yên tĩnh, làm việc xong chuẩn bị đi ngủ, thi thoảng vẫn có một “thú vui tao nhã” 😀 mở tủ lấy cái đĩa than Apple 2 – Post Card, nhẹ nhàng thổi bụi, bỏ lên “bàn xoay” – turntable, se sẽ chỉnh cho chiếc kim chỉ vào đúng track, chỉ để được nghe đúng một bài này, cái âm thanh mộc và ấm, cùng giọng ca trong vắt Mary Hopkin.

Those Were The Days est, à l’origine, une vieille chanson du folklore tzigane russe, encore souvent jouée aujourd’hui par les musiciens ambulants. La chanson a été reprise par la suite en français (Le temps des fleurs), en allemand, en espagnol, en italien et en plusieurs autres langues, et en Vietnamien aussi, par le musicien Phạm Duy sous la titre: Tình ca du mục – Chanson d’amour gitane.

million scarlet roses

a khúc hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng hãy biết kỹ hơn một chút về bài này… Nguyên phổ thơ của Andrei Voznesensky, người được xem là truyền nhân của Boris Pasternak (nhà văn mà tôi ngưỡng mộ nhất trên tất cả những người khác). Andrei Voznesensky là người mà Pasternak đã phải nói: tôi rất vui khi còn sống để thấy một văn tài như anh xuất hiện.

Million scarlet roses – Anna Pugacheva 

Bài thơ là do ông viết đề tặng Anna Pugacheva, nữ danh ca trình bày bài hát bên đây. Tuy không hiểu tiếng Nga, nhưng hai bản dịch Anh, Việt dưới đây cũng cho tôi tìm lại được phần nào ý thơ trong nguyên tác!

Once upon a time, there lived an artist,
A house he had and canvases.
He felled in love with an actress,
The one who loved flowers.

He then sold his house,
Sold his paintings and shelter.
And for all those money he bought,
A entire sea of flowers.

Millions of scarlet roses,
Through the window you can see.
Whoever’s in love with you seriously,
Will turn his life, for you, into flowers.

In the morning, in front of the window
Maybe you would be out of mind.
Like the continuation of a dream,
The square is full of flowers.

The heart freezes,
What’s a rich man fooling around here?
Whereas beyond the window,
Barely is standing the poor artist.

The meeting was short,
That night, a train took her away.
But in her life from then there is,
A song called: “The mad rose”.

The artist lived alone,
Lots of trouble he’d gone through.
But in his life there’d been,
A whole square full of flowers.

Xưa một chàng họa sĩ,
Có tranh và có nhà.
Bỗng đem lòng yêu quý,
Một nàng rất mê hoa.

Và chiều lòng người đẹp,
Để lấy tiền mua hoa.
Chàng đã đem bán hết,
Cả tranh và cả nhà.

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng,
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy.
Rằng người yêu có yêu thật hay không?
Khi bán nhà để mua hoa như vậy!

Sáng hôm sau thức dậy,
Nàng nhìn ra lặng người.
Tưởng đang mơ vì thấy,
Cả một rừng hoa tươi.

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ,
Ai đây chắc rất giàu?
Thì thấy chàng họa sĩ,
Đang tội nghiệp, cúi đầu.

Họ gặp nhau chỉ vậy,
Rồi đêm nàng đi xa.
Nhưng đời nàng từ đấy,
Có bài hát về hoa.

Có chàng họa sĩ nọ,
Vẫn vợ không, tiền không.
Nhưng đời chàng từng có,
Cả một triệu bông hồng.

hq – 011





Ảnh 1: HQ – 011 trong lễ thượng kỳ, Ảnh 2: sea – trial ở biển Baltic, Ảnh 3: cạnh 2 chiếc Molnya tại Cam Ranh, Ảnh 4: HQ – 012 chuẩn bị về VN, Ảnh 5: 1 chiếc Molnya và 1 Svetlyak ở Trường Sa.

ái này thì mọi người đều biết cả rồi, Gepard – class light frigate đầu tiên về tới cảng Cam Ranh tháng 3 vừa rồi, chính thức thuộc biên chế HQND VN với số hiệu HQ – 011 và tên Đinh Tiên Hoàng, chiếc Gepard thứ hai HQ – 012, Lý Thái Tổ sẽ về tới VN trong hơn một tháng nữa. Đây là hai chiến hạm “lớn” đầu tiên, thuộc loại được mang tên chứ không phải chỉ có số hiệu như các Molnya covrette. Trước sức ép của tình hình thực tế, các bác ấy đã bay sang Nga và ký biên bản nghiệm thu tàu trước một tháng so với lộ trình! Và cũng chưa bao giờ khẩn trương như thế khi nhà máy Ba Son cùng một lúc đóng mới 10 chiếc Molnya đã mua bản quyền từ Nga.

Việc nghiên cứu, đầu tư và làm chủ công nghệ không phải là điều dễ dàng, nhưng với cách làm mất (lưỡi) bò mới lo làm chuồng thế này thì chúng ta sẽ đi được tới đâu? Ai cũng hiểu là tàu thì cũng đã bắt đầu có rồi, nhưng cũng chỉ để “trưng” cho vui chứ chưa dùng được. Hệ thống huấn luyện điện tử giả lập (cho phép hơn 50 sĩ quan cùng một lúc thực hành trong điều kiện giống như chiến trận thật) mới về VN tháng 5 vừa qua, dĩ nhiên là không như chơi game, phải tập luyện 3 ~ 5 năm nữa thì số tàu kia mới bắt đầu có đôi chút giá trị, trọng lượng thực tế (riêng huấn luyện tàu ngầm thậm chí còn lâu hơn). Con bài chủ yếu để “mua thời gian” lúc này chính là không quân!

Nhưng vài chục chiếc máy bay hiện đại ở sân bay Thành Sơn và Đà Nẵng chưa phải là tất cả vấn đề, máy bay bây giờ hầu như đâu có ném bom nữa! Về vũ khí, VN có cái gì thì dĩ nhiên TQ cũng có cái đó: Switchblade (Ural – E), Termit (P – 20), Sunburn (Moskit)… nên cũng đành bỏ ra 300 M nữa để sở hữu công nghệ chế tạo Yakhont (Onyx), loại tên lửa Nga không bán cho TQ, chỉ bán cho Ấn Độ và VN. Chủ động được vũ khí riêng, vẫn còn một bước cuối: dàn phóng và điều khiển bắn cho Yakhont từ tàu chiến, máy bay hay tàu ngầm, cái này vẫn chưa làm được. Thế nên ngay lúc này chỉ có cách đặt hỏa tiễn trên bờ (Bastion – P) đợi “tàu lạ” vào gần chút thì may ra bắn trúng mà thôi!

Vấn đề không nằm ở công nghệ hay chiến lược, chiến thuật, và cũng không hẳn là chuyện tiền nong. Nếu mỗi chiếc Đinh Tiên Hoàng như thế này có giá khoảng 125 ~ 150 M thì riêng một vụ Vinashin đã ăn hết 25 ~ 30 đời vua Đinh rồi, chưa kể hàng loạt những vụ khác. Nghe giống như chuyện Từ Hi thái hậu dùng ngân sách tu bổ, nâng cấp Bắc Dương hạm đội để xây Di Hòa viên, dẫn đến việc hạm đội này trở nên lạc hậu và thất bại thảm hại trước hải quân Nhật Bản 10 năm sau đó. Nếu từng chuyện nhỏ đã không đúng thì chuyện lớn chẳng thể nào đúng được, mà thực tế văn hóa, xã hội VN như hiện tại là đang ở trong tình trạng: không có gì đúng cả, từ chuyện nhỏ đến việc lớn!

russian movies

ome recently seen (in the past few weeks) post – Soviet Russian war movies: Admiral (2008), Attack on Leningrad (2009) and Brest Fortress (2010). I can’t say anything rather than: marvelous! Both these three films should be on top of greatest war films, in many aspects: acting, costume and makeup, sound & music… comparable to any other war films ever made in the West. CGI (Computer Generated Imagery) is really good but maybe still a bit after that of Hollywood.

Russian cinema has made excellent advances, less propagandic, less rigid patterns, closer to real people in real life… that the things that made the films worth watching! In my opinion, of the series of three, the later the more interesting ones (though others may have their own different idea and evaluation).

Admiral (2008)

The films recites the life of Aleksandr Kolchak, admiral of the Russian Empire Navy. Kolchak himself was a complex character, living in a complex time: a famed Polar explorer, a valorous naval commander, a passionate lover, and eventually the Supreme Governor of the anti – communist White forces. No longer ruled by a dictatorial doctrine, Russia is now seeking to bring back true images of an extremely harsh period in her history.

The film starts with glorious feats of Kolchak commanding a destroyer in the Navy, his bravery in battles, his love affair with Anna Timiryova… and then the Red October came. Kolchak becomes the Supreme Ruler of the White Russia, who fought against the Bolshevik. Kolchak has far less success as a political leader than as a naval commander, he was finally arrested and executed by the Red. After decades of being vilified by the Soviet government, Kolchak is still now a controversial figure though there’re been rehabilitation movements to restore the place he deserves in Russian history.



Attack on Leningrad (2009)

An English journalist (of Russian origin) was trapped in the besieged city of Leningrad, the war correspondent Kate Davis was assumed dead but find herself among the starving people of the city struggling for their own survival. With the help of a kind and idealistic police women Nina Tsvetnova, they live through the 900 days in that sieged hell where food shortage only permits a ration of 125 gram of bread for each person a day. Encirclement around the city was almost completed, the only supply route through lake Ladoga was called the Road of Life (and also the Road of Death).

Nina Tsvetnova later guides a soldier group attempting to re – establish the supply route across the frozen surface of the lake. As a reward, she is permitted to bring members of her family out of the city. Nina along with the journalist take one child out with them. They succeeded but decide to return to help another child. Both two women died in the terrible city but saved two children out of the 1.5 million civil death toll, half of the city’s population.



Brest Fortress (2010)

Brest fortress was the strong hold which accounts for 5% of total Germany losses in the first phase of their Russia invasion. When German started the war, the Russian was unprepared, under – powered and defeated easily, their army was in all the way to retreat, except for this fortress. Defensed by a small unit, a regiment formation of soldiers along with their families, the fortress stands for almost a month when German has already advanced hundreds of miles into Soviet territory, leaving the point an isolated symbolically heroic fortification.

Yet they fight to the last man without any food, medical and ammunition supply, without any reinforcement. Alexander Akimov, a 15 year old young cadet of the fortress lived through the bloodshed resistance, trying to help other soldiers and his girlfriend Anya. He is the lone survivor to recall the story. The film is indeed beautiful: it concentrates on normal people, their daily lives and activities, their love, hate and humanly feelings… their choices and fates against the brutalities of war!



đôi bờ

ản nhạc này quá nổi tiếng rồi, không cần phải nói nhiều nữa. Nhưng có xem trích đoạn phim Khát (mà bài này là sound-track) thì mới thấy thực sự cảm động. Một tình yêu thời chiến, giản đơn và rung động, gần như là thiêng liêng (hãy nghe tiếng organ – đại phong cầm – cuối bài hát, khi đôi trai gái chia tay). Phần lời Việt dịch sát nguyên văn tiếng Nga, ngoại trừ một số chi tiết: dịch con vịt thành thiên nga – bệnh hình thức, sĩ diện kinh điển VN! Hãy nghe lời Việt để so sánh.

Đôi bờ - Thảo Vân 

We’re like the two banks of a river, which go side by side but hardly meet each other!