Một chủ đề ưa thích của tôi là lịch sử Khoa học Kỹ thuật. Lên Đại học, tiếp xúc với các khái niệm automata, tự động hoá và điều khiển, tôi được học chung về các nguyên tắc đầu vào và đầu ra của các hệ thống máy tính điện tử. Tất cả các tín hiệu “in và out” (sensor, control, actuator…) được “lượng hoá” từ tín hiệu analog thành digital, vì máy tính hoạt động trên nguyên tắc tín hiệu số, dĩ nhiên có một số bộ chuyển đổi AD, DA ở đâu đó. Nhưng mãi lâu về sau, tôi mới được biết đến cái gọi là “analog computer”, ngược hẳn với “digital computer”, đó là những “máy tính tương tự”, hoạt động trên các “tín hiệu tương tự”, sử dụng những nguyên tắc cơ, điện, quang là chủ yếu. Một ví dụ “kinh khủng” nhất cho các “analog computer” loại này là các “máy tính” sử dụng trong điều khiển tàu vũ trụ của Liên Xô, mở ra bên trong thấy toàn các bánh xe cơ giới!
Một sự thật làm tôi há hốc mồm vì kinh ngạc! Tàu con thoi Soyuz được phóng lên vũ trụ và hạ cánh xuống mặt đất, được tự động hoá từ A đến Z, không cần có người điều khiển, sử dụng những bánh xe, cánh tay đòn, “hoàn toàn cơ giới”… như thế. Trong khi “Tàu con thoi – space shuttle” của Mỹ, sử dụng “digital computer” hẳn hoi – hiện đại hơn Liên Xô cả một thế hệ, nhưng không thể tự động hoá hoàn toàn, mà cần phải có người điều khiển! Các hình dưới đây, bảng điều khiển tàu vũ trụ Liên Xô, một quả địa cầu được xoay bằng các trục và bánh xe, để chỉ cho phi công biết con tàu đang ở đâu so với mặt đất! Mở ra bên trong trông như một cái đồng hồ, một kỳ quan thực sự về các cơ chế cơ khí siêu phức tạp! Phải mất rất lâu ta mới hiểu ra rằng, có nhiều hơn một cách để làm “chuyện ấy”, và những “cách khác” ấy đôi khi rất “dị” so với “quan điểm thông thường”!!! 😅