kulak và gulag

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới.
Đá xanh xây cống, hòn dưới chống hòn trên.

ấu trúc và tính cách xã hội người Việt, thực ra Deuxième Bureau và CIA đã nghiên cứu vấn đề này một cách kỹ càng, qua các tài liệu giải mật cho thấy họ hiểu chúng ta rất rõ! Xã hội Việt xoay quanh khái niệm “làng”, là một đơn vị di dân có nguồn gốc, phong tục, tập quán, văn hoá… hơi khác nhau một chút! Nói “một chút” nhưng đôi khi là… rất nhiều!

Như làng tôi diện tích hành chính chỉ hơn 8km2, nhưng diện tích sở hữu gấp 2, 3 lần hơn thế! Là do lịch sử hàng trăm năm, những năm đói, người ta phải bán ruộng đất, người làng tôi mua, dần dần, mua gần hết các làng xung quanh! Căn bản là dân làng tôi không đói, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ! Là do cái bản tính làm việc như trâu, như ngựa!

Chỉ nhìn quanh mấy cây số thôi là đã thấy văn hoá khác biệt rồi! Làng là một đơn vị vừa hành chính vừa văn hoá! Thời phong kiến, cấp hành chính thấp nhất do triều đình bổ nhiệm xuống là cấp huyện, còn thấp hơn nữa, lãnh đạo cấp làng xã là do người dân tự bầu lên với nhau! Một kiểu “tự trị” nho nhỏ… thế nên mới có cái câu: “phép vua thua lệ làng”!

Hàng năm thuế khoá, phu phen bổ xuống là quan huyện sẽ đi “thương lượng” với lý trưởng, thống nhất với nhau một cái “giá”, còn lại là chuyện lý trưởng tự sắp xếp, phân bổ trong làng! Nói: “quyền lực của nhà vua dừng lại ở cổng làng” là như thế! Nên trong chừng mực nào đó, mấy ông lý trưởng, chánh tổng cũng giống như là “ông vua con con”.

Nên tính cục bộ của người Việt là siêu đẳng! Để giải quyết chuyện này, để “lớn lên và thoát khỏi cái áo cũ kỹ”, một dân tộc “mạnh mẽ đến mức điên loạn” như ku Nga là nó làm tất tay, rốt ráo, “kulak và gulag”, một lần và mãi mãi. Cách người ta thường hiểu về “gulag” thực ra vẫn chưa đầy đủ và phiến diện, nhưng đó là một chuyện khác sẽ nói đến sau!

10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…

Putin

ọi người đều biết là tôi thích văn hoá Nga, nhưng là nói chuyện văn hoá thôi, không nói chuyện khác nhé! Nhân ngày anh Ngô Bi Đen lên thay anh Đỗ Nam Trung! 😅 😅



aviamarch

hương trình âm nhạc cuối tuần – Hành khúc không quân – Aviamarch, bài hát có phần đơn giản, dể thuộc, dể hát nên được vay mượn trên khắp thế giới, có lời trong vô số ngôn ngữ, tiếng Anh, Nhật, Hàn, etc… Thậm chí phát-xít Đức cũng lấy bài này đặt lời riêng để hát… haiza, thật ko có sĩ diện gì, oánh nhau thì chưa biết ai hơn thua, nhưng nhạc ai hay hơn thì đã rõ!

stalin artillery march

hương trình âm nhạc… đầu tuần – Hành khúc pháo binh Stalin, thời gian trôi qua, nước Nga Putin đang đưa mọi thứ trở lại đúng bản chất, đúng sự thật lịch sử của nó! Bài hát được trình bày với lời gốc viết năm 1943, giữa WW2 khốc liệt, giọng nam siêu trầm – basso profondo Yuri Levitan đọc thông báo trên radio, cùng với những người lính khoác plash-palatka: Pháo binh, Stalin đã có lệnh! Pháo binh, quê hương đang kêu gọi! Với hàng ngàn nòng pháo, vì những giọt nước mắt của mẹ chúng ta, khai hoả!!!

black baron, white army

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát Nga Xô-viết, một bài hát từ thời Nội chiến, nhân tiện gợi nhớ, hôm nay 7/11, chính là ngày Cách mạng tháng 10 Nga, là tháng 10 trong lịch Nga cũ! Nam tước đen của quân đội trắng (Bạch vệ), Đang âm mưu tái lập Sa-hoàng. Nhưng từ rừng taiga cho đến bờ biển nước Anh, Hồng quân chúng ta là hùng mạnh nhất…

the sacred war

hương trình âm nhạc “cuối tuần”, bài hát “The sacred war – Cuộc chiến thần thánh,” bài này ở nước Nga hiện đại là 1 trong số rất ít bài hát (không phải quốc ca) mà khán giả thường đứng nghiêm khi nghe… kiểu gần gần giống như (không biết ai còn nhớ không), ở Việt Nam ta thời hơn 30 năm trước, cuối mỗi chương trình đại hội, ca nhạc… thường phải đứng khi nghe bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ấy… 😀

my armiya naroda, 2

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát đơn giản nhiều người biết, nhất là các bạn trẻ: МЫ АРМИЯ НАРОДА – Chúng ta là quân đội nhân dân! Phần lời dịch không chuẩn lắm: nếu kẻ thù muốn thử thách sức mạnh của chúng ta, thì bảo đảm rằng đó là điều cuối cùng chúng thử được! 😀

let’s go

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát siêu hay, siêu ấn tượng nữa của âm nhạc Xô-viết: В путь – V Put – Let’s go, 1954: Hãy để kẻ thù của chúng ta nhớ điều này, nói chả phải doạ, nhưng chúng tao sẽ đuổi theo tụi mày vòng quanh quả đất, và nếu cần sẽ làm thêm vòng nữa! Này em thương yêu, thư cho em đã gởi rồi, giờ phải lên đường đây!

Người Nga có một cái rất “dở”, họ toàn làm những chuyện kinh thiên động địa, chứ không làm những chuyện nhỏ được! Và với tên lửa động cơ hạt nhân + đầu đạn hạt nhân “9M730 Burevestnik” có dự trữ hành trình không giới hạn, có thể bay hoài bay mãi từ ngày này sang tháng khác thì cái chuyện đuổi theo ‘n’ vòng này sắp thành hiện thực! 😅

polyushko polye, 1

hương trình âm nhạc… đầu tuần 🙂 bài hát “Cánh đồng thương yêu” – Полюшко Поле – Polyushko-polye, nguyên gốc là một phần trong bản giao hưởng của Lev Knipper. Năm 1945, ngay sau WW2, một dàn đồng ca 6000 người biểu diễn bài này ở Anh, trở thành một hiện tượng văn hoá, gây ảnh hưởng sâu rộng, được đặt lời trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, và truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhạc, phim khác!