carnival night – 1

i mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi… phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, đếm ngược trước thềm năm mới… Nữ chính tuyệt vời! Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt… Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến hôm nay! 😀

age of space

hiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, các chàng trai giã từ vũ khí và trở về nhà. Đa số về lại làm cao – bồi, đi chăn bò, tiếp tục cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Số khác vào làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Những tưởng cuộc sống sẽ quay trở lại nhịp điệu yên bình như trước. Nhưng không, vốn dĩ có “một vài gã Nga ngố”, rặt gốc “nông dân” từ nhiều ngàn năm nay, những người suốt ngày “gãi đầu, gãi tai”, “nhìn xa xăm và cười vô lý”. Những kẻ mộng mơ về những vì sao, mơ về khoảng không vũ trụ bao la, về cái “outer space” rộng lớn ở ngoài kia. Từ cuối TK 19, đã có một “gã ngố” Konstantin Tsiolkovsky, người xuất bản hơn 500 công trình, xây dựng nền tảng lý thuyết của tên lửa nhiều tầng (multi – stage rocket). Ý tưởng căn bản là: vật thể phải dần bỏ lại đằng sau khối lượng của chính nó thì mới thắng được lực hút của quả đất!

Nhưng phải đến chờ đến gần 100 năm sau, có thêm một “gã siêu ngố” Sergei Korolev nữa, người cuối cùng biến ý tưởng thành hiện thực. Suốt những năm tháng chết chóc của WW2 và The-great-purge, ông ta vẫn ngước lên trời, cũng mơ về khoảng không gian vô tận ngoài kia. Người ta tìm thấy trong kho tài liệu của Wernher von Braun một cuốn sách do Konstantin Tsiolkovsky là tác giả. Bên lề các trang sách, Braun ghi chi chít những chú thích, suy nghĩ. Braun là người thiết kế đồng thời cả V2 (Đức quốc xã) và cả Saturn (NASA) giúp đưa con người lên Mặt trăng. Những con người “đầy năng lượng”, “không nghỉ ngơi” ấy làm cho thế giới trở nên “không yên ổn”. Chiến tranh lạnh, các siêu cường tranh nhau vị trí dẫn đầu về KHKT, gay cấn nhất là cuộc đua hướng về các vì sao! Ngày nay, cuộc đua vẫn tiếp diễn, dưới hình thức này hay hình thức khác…

meadowlands

The heroes go riding across the prairies,
Yes, the heroes go with the Red Army…

uch an immensely – impressive Russian song (I’m being caught by the Russian bug). Sometimes I just wonder, there must be some reasons, for every human being is Red inside… 😀 See also, an English version titled: Song of the plains performed by Paul Robeson below.

my armiya naroda

hế là 4 trong số 6 vũ khí chiến lược “sử dụng những nguyên tắc vật lý hoàn toàn mới” mà tt. Putin đã nói đến hồi đầu năm đã có bằng chứng thật, không phải nói khoác. Vấn đề với các tên lửa hypersonic là ở tốc độ kinh hoàng như thế, ma sát với khí quyển tạo nên đám mây plasma bao quanh tên lửa, hấp thụ toàn bộ các loại sóng điện từ. Điều này có 2 hệ quả:

Một là: tên lửa sẽ tàng hình với radar, sóng radar chiếu vào nó như bị rơi vào cái “hố đen”, không phản xạ lại. Hai là: điều đó cũng có nghĩa là sóng radio điều khiển tên lửa cũng sẽ không vượt qua được lớp plasma, tất cả các thiết bị khác như radar, cảm biến, máy đo cũng sẽ không hoạt động được. Làm thế nào để điều khiển được tên lửa là bí mật mà chỉ người Nga mới biết…

the romanov

ost nhân ngày CMT10 vừa qua 😀, gia đình Sa hoàng Nga, Nicholas II trên những chiếc kayak, được biết như là người rất thích môn thể thao này, và truyền say mê đó đến cho các thành viên khác trong gia đình.

the red army choir – 2

istinctively characterized by fast tempos, lively rythms, beautiful melodies, and usually with very “major” moods, Russian folk songs are energetic, full – of – life, and thus very interesting. Taken the song “Farewell of Slavianka” for example, there’re various different verses made for one same tune: the Tsarist version, the Soviet versions, the “Putin era” versions… That speaks up one thing: while wordings could be changed across different periods of history, the tune stays the same, which helps forming up the “national identity” that’s passed down for many generations.

hạc Nga thường rất khác biệt: tốc độ nhanh, tiết tấu sôi động và giai điệu đẹp, thường đi kèm với cái mood – tâm trạng rất “trưởng”, do đó tạo nên một loại âm nhạc đầy năng lượng, đầy sức sống. Lấy bài “Từ biệt em gái Sla – vơ” làm ví dụ, có vô số lời hát khác nhau: phiên bản thời Sa – hoàng, các phiên bản thời Sô – viết, các phiên bản “thời Putin”… nhưng chỉ có một giai điệu. Nó nói lên một điều: dù từ ngữ có thể khác nhau qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng âm nhạc thì vẫn thế, đó chính là cái “bản sắc dân tộc” truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Katyusha

Kalinka

Smuglianka

Those were the days

Moscow nights

The sacred war

Victory day

Russian anthem

the red army choir – 1

ussian music has a fair share in my “favourite collections”, both “Soviétique” and “non – Soviétique” types. At first glance, one may say: Oh, communism really knows how to motivate people! In a deeper look, one may see a continuous folklore tradition which traces back centuries into history, into the age – old Slavic and Asiatic origins, very long before Pyotr Ilyich Tchaikovsky was trying to figure out and build up the so – called: “Russian identity” in music.

hạc Nga chiếm một phần khá lớn trong số những nhạc phẩm yêu thích của tôi, dù là nhạc Sô – viết hay không. Mới nghe qua, người ta thường bảo: Oh, CS thật biết cách động viên quần chúng! Nhìn sâu xa hơn, có thể thấy một truyền thống dân ca có cội nguồn sâu xa nhiều thế kỷ, có gốc gác Sla – vơ và Á – châu cổ xưa, rất lâu từ trước khi Pyotr Ilyich Tchaikovsky từng trăn trở về việc tìm kiếm, xây dựng nên cái gọi là “bản sắc Nga” trong âm nhạc.

Let’s go!

Cossack rides over the Dunai

When we were at war

You tricked me

Farewell of Slavianka

Stand up for faith Russia!

We are the army of the people

USSR anthem

gymnasium

Rút cuộc, tại sao cây quất trồng ở phía nam sông Hoài thì cho quả ngọt, mà cũng cây ấy, đem sang trồng ở bờ bắc sông Hoài thì quả lại chua!?

hững “gymnasium”, nôm na giống như kiểu “trường chuyên lớp chọn” ở VN (nhưng “chất” hơn nhiều), không phải là một sản phẩm của một Liên Xô XHCN, mà thực ra, đã có từ thời các Sa hoàng. Khi người Nga tiếp xúc với văn minh châu Âu, cảm thấy mình lạc hậu, thua kém, nên đã học tập những mô hình giáo dục có tính hàn lâm rất cao, hoặc tính hướng nghiệp từ rất sớm (những mô hình xưa cũ của Đức, Áo). Trẻ ngay từ những năm 10 ~ 12 tuổi đã được tiếp cận và định hướng nghề nghiệp tương lai. Đó có thể là chuyên sâu về những ngành lý thuyết: toán, lý, hoá… hay học về những ngành nghề, kỹ nghệ, kỹ thuật đặc thù khác.

Nhưng không như người Việt, thường coi khinh lao động chân tay, người Nga đào tạo những nghề chuyên sâu như điện, hàn, cơ khí, etc… tạo nên những người thợ có “đôi bàn tay vàng” mà thiếu nó thì toán, lý, hoá… thuần tuý lý thuyết không thể đẻ ra máy bay, tên lửa được. Cũng bắt chước y như thế, nhưng hệ thống “trường chuyên lớp chọn” ở VN không đem lại một thành tựu đáng kể nào! Tại sao lại như thế!? Tại sao cây quất trồng ở phía nam sông Hoài thì cho quả ngọt, mà cũng cây đó, đem sang trồng ở bắc sông Hoài thì quả lại chua!? Câu hỏi tưởng chừng khó trả lời, nhưng thực ra lại rất dể hiểu khi tiếp cận ở tầng con người, tầng văn hoá!

Trước hết, trẻ em Nga được dạy “từ dưới lên” chứ không phải “từ trên xuống”, họ không dạy trẻ ngay các vấn đề thuần tuý lý thuyết. Ngay từ thời Sô Viết, hơn 1/3 số hộ gia đình Nga, vừa có nhà (hay căn hộ), vừa có “dacha”. “Dacha” là một nét văn hoá đặc trưng chỉ có ở người Nga, một kiểu nhà nhỏ, túp lều ở miền nông thôn, ngoại ô, nơi các gia đình nghỉ ngơi cuối tuần, xa căn nhà chính của họ ở thành phố! Một lối sống gần gũi thiên nhiên, nơi trẻ có thể làm vườn, tắm sông, chèo thuyền hay đi buồm trên sông, trên hồ. Lối sống “gần mặt đất”, vận động nhiều là phổ biến từ thời xa xưa, dù đó có là thời Sa hoàng, thời Sô Viết hay thời bây giờ.

Trẻ được khuyến khích chơi các trò thể thao mạo hiểm: kayak vượt thác, leo núi, tham gia các hoạt động dã ngoại, kích thích trí tò mò và niềm vui, sự hứng khởi của chúng với các hiện tượng của thiên nhiên, và sớm phát triển một ý thức về cách thức vận hành của vạn vật, cũng như ý thức về vai trò, nhiệm vụ, khả năng… của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Cần phải nói rõ rằng những điều này hướng trẻ vào việc tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và cũng để hiểu rõ về chính bản thân, thay vì dây vào những điều nhảm nhí, xàm xí khác trong xã hội! Đây là yếu tố tiên quyết, rằng trẻ phải được dạy để “chơi”, chứ không được dạy để “học”.

Học mà theo kiểu thành tích, bằng cấp thì chỉ vô ích! Bước tiếp theo là nền giáo dục chuyên sâu, dù về lý thuyết, hay về kỹ năng thực hành! Họ không coi khinh mặt nào cả! Một người thợ hàn những mối nối trên thân tàu ngầm là một dạng thợ bậc rất cao, cần nhiều chục năm rèn luyện tay nghề, và được trả lương cao hơn một kỹ sư bình thường khác. Từ các ông thầy cho đến các sinh viên, họ tập trung vào những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, giải quyết những yêu cầu thực tế của xã hội, chứ không ngồi đó mà đánh đố nhau bằng các “kiến thức chết” như kiểu những trò lố “Đường lên đỉnh Olympia”, hay “SV” một thuở!

Nói về Olympia hay SV, tôi thấy không có gì nhảm nhí và lố bịch hơn thế, nói hoàn toàn thật lòng! Chưa bao giờ tôi xem được nhiều hơn 5, 10 phút! Như Olympia, khoảng 30% trường hợp đã thấy ngay từ cách đặt câu hỏi đã có vấn đề, chưa nói đến câu trả lời! Và những câu trả lời, toàn là những loại “kiến thức chết” (thực ra đúng hơn mới chỉ là những loại “đơn thuần là thông tin”, chưa hẳn là “kiến thức” thực sự). Nó đánh vào cái tôi ưa tỏ ra “hiểu biết”, “ưa hơn người” mà chỉ bằng những lời nói suông, một cách thô tục và gay gắt (nhưng rất đúng) phải nên gọi là “đĩ miệng” – hoàn toàn vô tích sự trước những vấn đề thiết thực của cuộc sống!

Giáo dục không phải chỉ giúp đào tạo kỹ năng hay kiến thức! Sâu xa hơn, giáo dục phải giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người, làm cho nó chiều sâu và nhiều màu sắc, và đây là yếu tố quyết định những thành quả khác trong những giai đoạn lâu dài về sau trong cuộc đời trẻ. Nhưng “tâm hồn” ư, nói về “tâm hồn” trong một xã hội như Việt Nam hiện tại nghe có vẻ xa vời, vô ích và huyễn hoặc! Những gì chúng ta đang có là một thế hệ vô hồn, những tội ác vô hồn, những “quái thai ngâm giấm” của thời đại! Công bằng mà nói, không phải bây giờ mới có những điều ấy, có thể đã có từ rất sớm, hàng chục hay có thể là cả hàng trăm năm về trước!

once upon a time in odessa

gày xửa ngày xưa ở Odessa, một film Nga mới làm sau này, hình ảnh, ánh sáng cực đẹp, nhiều sound – track nhạc Nga & Ukraina siêu hay. Film về một tướng cướp, trùm giang hồ Odessa, về sau là một chỉ huy Hồng quân, tất cả đều là sự thật lịch sử. Việt Nam cũng có nhiều hình tượng giống y như thế: Trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng Dương Văn Dương, Đại tá Mai Văn Vĩnh, .v.v…

17 moments of spring – somewhere far away

h my pain, I beg you to leave me, at least just for a while. Oh my cloud, the bluish cloud, do you fly to my dear home? Oh my shore, my beautiful shore, please show yourself, from afar, just a blury outline, my lovely – tender shore. I would like to swim to you, at least some day.

Somewhere far away, somewhere very far away, mushroom – shaped rain is falling through the sunshine. Somewhere far away, somewhere in my memory, it’s getting warm just like in my childhood, though my memory now is covered under thick layers of snow…