định vị vô tuyến

rước khi các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, Galileo, Bắc Đẩu, etc… ra đời thì phổ biến trong hàng hải và hàng không là khá nhiều các loại hệ thống định vị radio khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hyperbolic navigation. Nguyên tắc hoạt động: giả sử có 2 nguồn phát sóng A và B được đồng bộ hoá để phát đi những tín hiệu lệch nhau một khoảng thời gian cố định, vị trí của A & B trên bản đồ được biết trước. Thiết bị nhận (receiver) nhận và so sánh tín hiệu phát ra từ 2 nguồn A & B, và vẽ thành một đường cong hyperbol mà trên đó hiệu khoảng cách đến A & B là hằng số. Giao hai đường hyperbol (sử dụng thêm một nguồn phát thứ 3 là C) sẽ có được toạ độ hiện tại. Nguyên tắc chung như vậy, nhưng có rất nhiều hệ thống Hyperbolic navigation khác nhau:

Anh và Mỹ xây dựng hệ các thống GEELORAN. Liên Xô thì xây dựng các hệ thống CHAYKAALPHA. Từ khi định vị vệ tinh trở nên phổ biến thì định vị radio dần bị loại bỏ. Tất cả các trạm phát GEE, LORAN đã ngừng hoạt động từ hơn 20 năm nay. Tuy vậy, người Nga vẫn duy trì và tiếp tục phát triển các hệ thống CHAYKA và ALPHA đến tận bây giờ. Sau một loạt những sự cố hàng hải, hàng không gần đây, được cho là có liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, Anh và Mỹ đã chuẩn bị xây dựng lại hệ thống LORAN như trước, làm phương án dự phòng trong trường hợp GPS, GLONASS… không hoạt động vì một lý do nào đó. Độ chính xác của các hệ thống Hyperbolic navigation vào khoảng 50~100 m, tuy không tốt bằng định vị vệ tinh, nhưng vẫn đủ tốt cho đa số các mục đích sử dụng.