Plash Palatka

uy nghĩ ngày mưa… 🙂 Một món đồ mà tôi nghĩ là rất cần thiết và tiện lợi cho dân đi dã ngoại. Plash Palatka là một món quân trang của quân đội Sô-viết, từ Thế chiến 2 đến tận ngày nay. Sau 75 năm, khi đã có những trang phục, thiết bị hiện đại, Ratnik và Strelets các kiểu, quân đội Nga vẫn nhất quyết không chịu “loại biên” món này ra khỏi trang bị.

Plash Palatka đơn giản là một mảnh vải dù dày, kích thước vuông khoảng 1.8×1.8m, có thể sử dụng theo 4 cách: áo gió, áo mưa, túi ngủ dã chiến và lều tạm cá nhân. Bên phải tấm áo thường xẻ một khe nhỏ để thò tay ra ngoài (bắn súng). Xem kỹ video để biết cấu tạo và cách sử dụng. Mặc cho bao nhiêu thứ high-tech, đây vẫn là một trang bị tuy thô sơ, nhưng hiệu quả!

bumble bee

rích đoạn phim “Thiềm quang thiếu nữ”, phim lấy bối cảnh một trường âm nhạc TQ, nơi nhánh nhạc Tây phương và nhánh nhạc cổ truyền thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Như thường lệ, cuộc chiến âm nhạc – music battle, dùng bài “The flight of bumble bee”, như đã được sử dụng trong rất rất nhiều phim khác, trích từ trong một vở opera của tác giả Nga, Nikolai Korsakov! Muốn biết tại sao gọi là “Ong bay”, nghe rồi sẽ rõ! 😀

race

iếng Anh hay có cách nói rất hay: cuộc đua lên đỉnh hay cuộc đua xuống đáy (race to the top & race to the bottom) ý nói cuộc sống vốn là cạnh tranh, nhưng có nhiều loại cạnh tranh khác nhau! Có loại cạnh tranh để cùng tiến bộ, còn như kiểu VN, thế nào rồi lũ lưu manh với những thứ rác rưởi sẽ cố gắng kéo mọi người xuống đáy cho ngang bằng với chúng nó!

Có nhiều vấn đề lớn mà bản chất “vì lợi nhuận ích kỷ” của kinh tế tư nhân sẽ khó lòng giải quyết ổn thoả được, ví dụ như nghiên cứu, sản xuất và phân bổ vaccine! Do đó, cần một cái khẩu hiệu, như ngày xưa là: “vì Đất mẹ” thì ngày nay là: “vì Nhân loại”! Nước Nga đã thắng ngựa, lên yên, và ném chiếc găng tay “Sputnik V” ra rồi đấy, các bên khác cùng tham gia cuộc đua nào! 🙂 😀

the blizzard

iệu valse nhẹ nhàng, thanh thoát cuối tuần… 🙂 Bài này là nhạc phim “The blizzard” (the Snowstorm, Bão tuyết – 1965), chuyển thể từ truyện ngắn lừng danh cùng tên của Pushkin. Bản nhạc, không cần đến film và truyện, tự thân nó cũng đã là kiệt tác!

Alouette

i còn nhớ bài này tức… chuẩn bị già rồi! Nhạc hiệu chương trình Thế giới Động vật, THVN những năm 8x, copy chương trình Liên Xô. Alouette, Paul Mauriat, bản nhạc đầy cảm hứng, soạn lại từ bản “Thánh ca”: La Peregrinación – Hành hương, Ariel Ramírez.

Ai đó nói rất chính xác: xem thế giới động vật còn hay hơn xem show – biz bây giờ! Xưa biết bài này rất hay, nhưng vẫn không chuộng lắm vì xài âm thanh điện tử nhiều! Căn bản bài nhạc rất đơn giản, xem như có đúng một câu, vừa xướng, vừa họa, vừa tự đặt ra câu hỏi, rồi cũng tự trả lời… 😀

smuglianka

any often ask why Russian music is so epic and grandiose? Because it comes from a culture that is… so epic and grandiose… 😀 Nhiều người thường tự hỏi rằng tại sao âm nhạc Nga hoành tráng và dữ dội như vậy, bởi vì… nó đến từ một nền văn hoá mạnh mẽ, rộng lớn và dữ dội y như thế!

russian navy day

hư thường lệ hàng năm, ngày 26/7 vừa qua là ngày truyền thống, dịp để Hải quân Nga phô diễn cơ bắp. Phút thứ 30, chiếc thuyền buồm gỗ nhỏ của Peter – the – Great lại dẫn đầu đoàn diễu hành. Đọc thêm về chiếc thuyền này trong một post tôi đã viết năm trước.

Mãi cho đến khi kết thúc buổi lễ, khi dàn quân nhạc chuyển sang chơi một điệu valse khoan thai nhẹ nhàng, người ta mới cảm thấy bớt căng thẳng, ngột ngạt, vâng, đó lại là những điệp khúc lặp đi lặp lại: cha ông của chúng ta như thế này, tổ tiên của chúng ta như thế kia… 😃

the dawns here are quiet, 2015

ưa, nghe nói cái gì về Chủ nghĩa Hiện thực trong văn học nghệ thuật XHCN, tôi ko hiểu lắm, cái gì lý luận, toàn những thứ mơ hồ. Với những sự cởi mở, cập nhật thông tin mấy chục năm gần đây, thế giới hiểu nhau hơn, chợt nhận ra rằng, nó chẳng có liên quan gì đến lý luận, ý thức hệ, đó đơn giản hiểu đúng nghĩa đen, là tính cách, tâm hồn Nga. Phim Nga thường thực đến mức trần trụi, khiến người xem bội thực vì mức độ chi tiết, sống động, từ ánh sáng, trang phục, lời thoại, làm người ta choáng ngợp và sợ hãi, một kiểu thực mà Hollywood không bao giờ có được.

Như người Đức Phát – xít hay tuyên truyền rằng: giống Nga là một chủng loại “thấp kém”, thiếu sự “tự nhận thức, tự phản ánh cấp cao” của “con người”. Hiểu từ một khía cạnh nào nào đó thì… cũng đúng là như thế, như bầy ong bị phá tổ, hết con này đến con khác, vì bản năng, sẽ tự hy sinh để bảo vệ tổ của mình. Bên trong họ có cái gì rất “animal”, rất “sinh vật”, “sống động”, rất “gần mặt đất”, có sự “trẻ trung”, “tràn đầy năng lượng”, rất “thú vật”, như kiểu Việt Nam hay nói là “trâu điên, chó dại”, điều mà những nền văn minh “già cỗi” như châu Âu không còn giữ được! 😃

bác sĩ Zhivago

ê tác phẩm này từ nhỏ, bản dịch tiếng Việt của Lê Khánh Trường, sau mới biết thực ra là dịch từ bản tiếng Pháp đã được dịch từ tiếng Nga. Haiza, qua 2, 3 bước mới tiếp cận được, mất hết các chi tiết qua các lần dịch! Quan trọng là cách thức tiếp cận văn hoá, tốt nhất là nguyên gốc. Ví dụ như thơ cổ chữ Hán mà dịch sang tiếng Anh nghe rất buồn cười, mất gần hết sạch ý nghĩa gốc. Haiza, người ta bảo: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… 😀

Tver monument

hêm một tượng đài mới, tạo hình đẹp, do chính quyền Putin vừa mới xây dựng xong tại thành phố Rzhev, vùng Tver, cửa ngõ phía đông Moscow. Thành phố 50 ngàn dân, sau mùa đông năm 1942 còn sống được 500 người, tất cả mọi người dân, từ phụ nữ, trẻ em, người già, cha xứ, sư cô, tất cả đều cầm súng. Tượng đài VN, chưa thấy cái nào tạo hình tương đối đẹp đẹp, dễ coi, toàn thứ gì đâu! 😒